Sitemap là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực SEO và quản trị website. Đối với những người mới bắt đầu trong việc xây dựng và tối ưu hóa trang web, khái niệm này có thể còn xa lạ và khó hiểu. Vậy, Sitemap là gì và tại sao nó quan trọng đối với trang web của bạn?
Sitemap là gì?
Sitemap là một tệp tin hoặc trang web đặc biệt chứa danh sách các URL (đường dẫn) của trang web và các thông tin liên quan khác. Nó được sử dụng để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… thông tin về cấu trúc trang web của bạn.
Tưởng tượng rằng trang web của bạn là một tòa nhà với nhiều phòng và các lối đi khác nhau. Sitemap giống như một bản đồ chỉ đường cho các công cụ tìm kiếm. Nó liệt kê tất cả các phòng (URL) trong tòa nhà (trang web) và chỉ ra các lối đi (liên kết) dẫn đến từng phòng. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của trang web và tìm thấy các trang bên trong nhanh chóng.
Các loại sitemap chính
Có hai loại sitemap chính là HTML Sitemap và XML Sitemaps, ngoài ra còn có các loại sitemap khác như: Page Sitemap, Video Sitemap, News Sitemap, Image Sitemap.
HTML Sitemap (dành cho người dùng)
HTML Sitemap là một trang web được tạo ra nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về cấu trúc của trang web cho khách truy cập. Nó hiển thị một danh sách liên kết đến các trang chính, trang con và các nội dung quan trọng khác trên trang web của bạn.
HTML Sitemap cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan và dễ sử dụng. Người dùng có thể xem danh sách các liên kết và nhấp vào để xem nội dung mà họ muốn. Nó cũng có thể hỗ trợ công cụ tìm kiếm trong việc hiểu về cấu trúc trang web của bạn, nhưng HTML sitemap không phải là một yếu tố để tối ưu hóa SEO.
XML Sitemap (dành cho bot tìm kiếm)
XML sitemap là một tệp tin định dạng XML chứa thông tin về cấu trúc và nội dung của trang web. XML sitemap cung cấp một cái nhìn toàn diện về cấu trúc của trang web và quan hệ giữa các trang, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang web và thu thập dữ liệu một cách hiệu quả.
Việc tạo và gửi XML sitemap cho công cụ tìm kiếm giúp tối ưu hóa trang web và các trang quan trọng được lập chỉ mục một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Các loại sitemap khác
- Sitemap Index: Là tập hợp các Sitemap được liên kết và được sử dụng để đặt trong tệp robots.txt.
- Sitemap-category.xml: Bao gồm cấu trúc của các danh mục trên trang web.
- Sitemap-products.xml: Được sử dụng để liệt kê các liên kết chi tiết về sản phẩm trên trang.
- Sitemap-articles.xml: Dùng để thể hiện các liên kết chi tiết của từng bài viết trên trang web.
- Sitemap-tags.xml: Chứa thông tin về các thẻ trên trang web.
- Sitemap-video.xml: Riêng cho việc liệt kê các video trên các trang và trang web.
- Sitemap-image.xml: Sử dụng để đánh dấu các liên kết hình ảnh.
Tầm quan trọng của sitemap đến website
Việc tạo và khai báo sitemap website có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số lý do chính mà bạn nên khai báo sitemap cho website của mình:
Tối ưu trải nghiệm người dùng trên website
Sitemap hỗ trợ người dùng sử dụng trang web một cách thuận tiện hơn. Đây là một trong những yếu tố được Google đánh giá cao, vì Google đã xác nhận rằng trải nghiệm tốt của người dùng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến vị trí của website trên kết quả tìm kiếm.
Ảnh hưởng tích cực đến quá trình SEO
Sitemap trong trang web có tác động to lớn đối với quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( tối ưu SEO). Nó tham gia thông báo cho công cụ tìm kiếm Google về tính chuẩn SEO của trang web của bạn đồng thời đẩy nhanh quá trình thu thập thông tin trên trang web.
Ví dụ: Nếu bạn có một số bài viết trên trang web nhưng chưa được Index hoặc chưa có lịch sử Index. Trong tình huống này, Sitemap trở thành công cụ khai báo cho Google về tồn tại của những bài viết này. Kết quả là, Google sẽ tiến hành Index cho những bài viết này một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Index nhanh website mới trên Google
Đối với website mới thành lập, việc tạo dựng và khai báo sitemap cực kỳ cần thiết.
Một website mới với ít backlink trỏ về sẽ ít được Google ” để mắt” đến và index. Lúc này, sitemap sẽ thay bạn thông báo với Google về việc vào index các trang trên website của bạn. Điều này giúp phát huy hết được hiệu quả của việc tối ưu SEO trên website.
Cách xem sitemap của một website
Để xem sitemap của một website, bạn có thể thêm đuôi sitemap.xml vào URL của website.
Ví dụ: Với website https://mikotech.vn/, bạn xem sitemap bằng cách thêm đuôi sitemap.xml vào cuối URL, thành https://mikotech.vn/sitemap.xml
Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho website
Sitemap là một yếu tố quan trọng để tăng khả năng hiển thị và tìm thấy trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Nó giúp định vị và cung cấp thông tin về cấu trúc của trang web, giúp robot tìm kiếm hiểu được các trang con và nội dung của chúng. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo sitemap cho website của bạn.
Tạo sitemap cho WordPress
Một trong những ưu điểm của WordPress là có rất nhiều plugin hữu ích. Trong đó, Yoast SEO là plugin khá nổi bật và cách sử dụng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cần cài đặt plugin Yoast SEO tại vi.wordpress.org/plugins/wordpress-seo.
Sau khi cài đặt thì bạn nhấp chọn Activate để kích hoạt nhé.
Tiếp theo, bạn nhấp vào Yoast SEO, chọn Thiết lập và kéo xuống tìm mục Sơ đồ trang XML. Sau đó bạn bật Enable feature là xong.
Cuối cùng, kiểm tra lại sitemap sau khi đã tạo xong. XML Sitemap được tạo bởi plugin Yoast SEO sẽ nhìn như thế này:
Tạo XML Sitemap trực tuyến bằng XML-Sitemaps
XML-Sitemaps (xml-sitemaps.com) là một trang web giúp bạn tạo file xml cực nhanh chóng và tiện lợi. Đầu tiên, bạn tìm kiếm xml-sitemaps.com và click vào đường dẫn đầu tiên trên SERP.
Sau khi vào trang chủ, bạn nhập URL của website vào ô và nhấp vào More options để xem các tùy chọn khác trước khi tạo xml.
Khi hoàn thành, bạn sẽ nhìn thấy bảng thông báo như sau. Chọn tiếp View sitemap details.
Đến bước này, bạn chọn Download Your XML Sitemap Here để tải file XML về.
Cuối cùng tải file XML lên Hosting tại thư mục của website và kiểm tra lại với URL www.example.com/sitemap.xml
Ví dụ: https://mikotech.vn/sitemap.xml
Cách khai báo Sitemap trên Google Search Console
Khai báo sơ đồ trang web (sitemap) có nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và giúp tăng khả năng hiển thị trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Để khai báo sitemap với Google, bạn đăng nhập vào trang quản trị của Google Search Console liên kết với website cần khai báo. Ở cột dọc bên trái, bạn sẽ nhìn thấy mục Sitemap (Sơ đồ trang web). Bạn chỉ cần nhập URL sitemap vào mục Add a new sitemap (Thêm sơ đồ trang web mới) và chọn Submit (Gửi) là hoàn thành khai báo.
Sau khi nhấn submit, Google đã nhận được thông báo của bạn và tiến hành crawl nội dung theo sơ đồ web mà bạn gửi đi. Trạng thái của quá trình sẽ được cập nhật ở cột như hình bên dưới. Nếu có lỗi trong quá trình quét, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi. Lúc này, bạn chỉ cần chỉnh sửa để khắc phục lỗi và submit lại là được.
Tìm hiểu ngay: Crawl là gì trong SEO và cách hoạt động của Google Search
Lời kết
Bài viết trên đã giải thích chi tiết cho bạn Sitemap là gì và cách tạo cũng như cách khai báo sitemap trên Google Search Console. Hy vọng rằng Miko Tech đã cung cấp đủ những thông tin mà bạn đang cần. Cám ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và đừng bỏ qua những bài viết hằng ngày của chúng tôi!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/