fbpx
Logo

Chiến Lược Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Các Bước Xây Dựng

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Nhiều doanh nghiệp thi nhau đầu tư xây dựng chiến lược marketing nhưng lại không có khách hàng? Vậy chiến lược tiếp thị là gì? Chiến lược này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp khiến nhiều công ty cạnh tranh với nhau? Bài viết sau của Miko Tech sẽ giải thích chi tiết chiến lược marketing là gì cũng như các bước để phát triển một chiến lược marketing hiệu quả.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là một kế hoạch hoàn chỉnh cho các hoạt động marketing giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh như tăng doanh số, tăng thị phần, cải thiện hình ảnh thương hiệu.

Chiến Lược Marketing
Khái niệm chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là kim chỉ nam cho mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ việc xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường đến quảng cáo và bán hàng. Một chiến lược marketing tốt giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp doanh nghiệp hiểu được mong muốn của khách hàng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Tầm quan trọng của chiến lược marketing

Hầu hết các doanh nghiệp muốn tập trung vào hoạt động bán hàng. Tuy nhiên bộ phận kinh doanh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ. Đây là lúc marketing phát huy tác dụng của mình trong việc mang lại nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng cao.

Năm lợi ích quan trọng mà một chiến lược marketing hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp là:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING
5 lợi ích của chiến lược marketing

Nâng cao độ phổ biến của thương hiệu

Trở thành một thương hiệu phổ biến với công chúng là điều mà mọi doanh nghiệp đều muốn đạt được. Edelman là một công ty truyền thông toàn cầu lớn, chuyên về các dịch vụ PR, truyền thông marketing và các dịch vụ liên quan đến xây dựng danh tiếng cho các thương hiệu. Một khảo sát của Edelman cho thấy khoảng 81% người tiêu dùng cần tin tưởng thương hiệu trước khi ra quyết định mua hàng.

Một chiến lược marketing hiệu quả có thể mang lại danh tiếng cho doanh nghiệp và khiến doanh nghiệp được tin tưởng. Tuy nhiên, chiến lược này còn có thể tạo ra những tác động dây chuyền. Một khi thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, họ đang xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp. Với một nền tảng này, đội ngũ bán hàng sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Có thể bạn muốn biết: PR Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa PR Và Quảng Cáo

lợi ích của chiến lược marketing
Marketing giúp thương hiệu được nhiều người biết đến

Tương tác với khách hàng

Theo số liệu từ Forbes, năm 2024 có khoảng 5,35 tỷ người dùng internet trên toàn cầu. Không nghi ngờ gì khi website trở thành công cụ hữu hiệu để đưa thương hiệu của bạn đến với thế giới. Bằng cách triển khai tiếp thị thông qua các kênh trực tuyến, bạn có khả năng tương tác với khách hàng từ bất cứ đâu. Với blog, mạng xã hội, website, email marketing và nhiều nền tảng khác, thương hiệu có nhiều cách để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Xây dựng uy tín

Làm thế nào để khách hàng biết rằng bạn mang lại giải pháp tốt nhất cho họ? Làm sao để thuyết phục họ rằng thương hiệu của bạn là độc nhất. Ngày nay, khách hàng dường như không còn quá tin tưởng vào quảng cáo. Nhưng marketing có thể giúp thiết lập lòng tin của khách hàng với thương hiệu.

Bằng cách duy trì mức độ hiện diện của mình trên các kênh truyền thông, thương hiệu có thể khiến mình được người tiêu dùng nhớ đến. Ngoài ra, việc liên tục nhấn mạnh tầm nhìn và mục tiêu của thương hiệu, tương tác với khách hàng và thể hiện sự thấu hiểu nhu cầu sẽ giúp ích trong việc xây dựng lòng tin.

marketing strategy
Người tiêu dùng cần tin tưởng thương hiệu trước khi mua hàng

Earned Media

Earned Media (hay còn gọi là “Truyền thông tự nhiên”) là một loại hình tiếp thị mà các doanh nghiệp không trả tiền trực tiếp để có được. Thay vào đó, sự chú ý và thảo luận về thương hiệu được tạo ra một cách tự nhiên từ các bên thứ ba như khách hàng hoặc đối tác. Truyền miệng là một hình thức earned media hiệu quả vì nó miễn phí, nhanh chóng và thường được tin tưởng hơn.

Một chiến lược marketing hiệu quả có thể mang lại earned media cho thương hiệu. Chẳng hạn, khách hàng có thể đăng tải một bài viết review về sản phẩm và giúp thương hiệu được biết đến bởi nhiều người khác. Một số hình thức của earned media có thể là bài viết trên mạng xã hội của người dùng, người dùng share lại bài viết của thương hiệu hoặc tag thương hiệu vào bài viết.

Tìm hiểu thêm: Earned Media Là Gì? 10 Loại Hình Earned Media Phổ Biến

earned media
Earned media là những quảng bá tích cực cho thương hiệu từ bên thứ ba

Hỗ trợ bán hàng

Khách hàng là những người giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Đây là lý do bộ phận chịu trách nhiệm “chốt” khách hàng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ có khó khăn nhất định khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhất là khi họ chưa biết gì về thương hiệu.

Marketing hỗ trợ bộ phận bán hàng bằng cách thu hút những khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu. Những chiến lược tiếp thị thường khơi gợi lên “điểm đau” của khách hàng, giới thiệu về giải pháp mà thương hiệu có thể mang lại và đưa khách hàng tiềm năng đến cuối phễu bán hàng. Lúc này, bộ phận bán hàng sẽ có điều kiện thuận lợi để chốt giao dịch với khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Phễu Bán Hàng Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Phễu Bán Hàng

7 bước xây dựng chiến lược marketing

Đến đây, bạn đã hiểu được chiến lược marketing là gì và vai trò quan trọng của nó với doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing? Sau đây là 7 bước xây dựng chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo:

các bước xây dựng chiến lược marketing
Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược marketing

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Marketing nên hướng tới các mục tiêu chính của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao thương hiệu cần biết rõ mục tiêu kinh doanh của mình để từ đó tạo ra một chiến lược marketing hỗ trợ chúng. Mỗi doanh nghiệp có thể có nhu cầu khác nhau, các mục tiêu phổ biến bao gồm:

  • Tăng cường nhận thức về thương hiệu
  • Tăng lợi nhuận
  • Tăng thị phần (market share)
  • Giữ chân nhân viên
  • Vượt qua đối thủ cạnh tranh
  • Phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng

Ví dụ, nếu mục tiêu kinh doanh của bạn là tăng doanh số 10%, kế hoạch marketing của bạn cần hỗ trợ mục tiêu đó. Để marketing tăng doanh số 10%, bạn có thể tập trung vào việc tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bằng cách hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của mình, bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing để tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với toàn bộ doanh nghiệp.

Chi tiết hơn: Market Share Là Gì? 5 Chiến Lược Tăng Thị Phần Cho Doanh Nghiệp

mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu của chiến lược marketing là gì?

Bước 2: Xác định và nghiên cứu thị trường mục tiêu

Trước khi hiểu khách hàng, bạn cần hiểu thực tế của thị trường mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cách quảng bá doanh nghiệp tốt nhất là gì. Trong khi nghiên cứu thị trường mục tiêu, bạn có thể tìm ra một vài cơ hội và tiềm năng nâng cao doanh số của doanh nghiệp. Một số khía cạnh của nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh
  • Quy mô thị trường
  • Xu hướng tiêu dùng
  • Yếu tố kinh tế
  • Yếu tố chính trị

Ví dụ, nếu bạn nhận ra rằng bộ luật sắp tới sẽ thay đổi thị trường của bạn một cách đáng kể, điều đó sẽ có tác động lớn đến cách bạn có thể quảng bá doanh nghiệp của mình. Đồng thời, nếu bạn nhận ra rằng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần phải có một chiến lược marketing thật sự khác biệt. Một số mô hình giúp bạn nghiên cứu thị trường hiệu quả bao gồm PESTEL, SWOT và 5W2H.

Xem thêm: Mô Hình PESTEL Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình PESTEL Trong Doanh Nghiệp

các chiến lược marketing
Nghiên cứu thị trường là một bước cần thiết

Bước 3: Xây dựng chân dung khách hàng

Marketing đóng vai trò kết nối giải pháp kinh doanh của thương hiệu với nhu cầu của khách hàng. Khi bạn biết được thị trường mục tiêu của mình, đã đến lúc tạo ra chân dung khách hàng. Chân dung khách hàng mục tiêu nên bao gồm các thông tin nhân khẩu học, sở thích và “điểm đau”.

Đối với các doanh nghiệp, không cần phải giới hạn trong một bộ chân dung khách hàng vì các công ty bán hàng cho nhiều khách hàng khác nhau. Vì vậy, việc có từ 3-7 bộ chân dung khách hàng mục tiêu hoặc hồ sơ khách hàng là điều bình thường.

Đọc thêm: 4 Bước Xác Định Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

xây dựng chiến lược marketing
Doanh nghiệp có thể có nhiều bộ chân dung khách hàng

Bước 4: Xác định USP

Điểm bán hàng độc đáo (Unique Selling Point – USP) của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi tại sao người tiêu dùng nên chọn giải pháp của bạn. USP cũng cần nêu chi tiết các lợi ích chính của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ như điều gì làm cho sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty của bạn trở nên độc đáo? Bạn làm gì tốt hơn người khác? Tại sao khách hàng nên mua từ bạn?

Hãy liệt kê tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn và ghi lại lợi ích của từng sản phẩm. Đội ngũ marketing của doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin này để tạo ra nội dung quảng cáo hoặc email để thuyết phục nhiều khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: USP Là Gì? 5 Bước Xác Định USP Trong Marketing

USP
USP là điều thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu

Bước 5: Định vị thương hiệu và phát triển thông điệp

Trong bước này, bạn sẽ dựa trên USP để tạo ra thông điệp cho chiến lược marketing. Bạn định vị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình như thế nào với đối tượng mục tiêu? Hãy khéo léo kết hợp lợi ích sản phẩm với “điểm đau” của người mua để làm cho thông điệp của bạn hấp dẫn nhất có thể. Thông điệp này cũng sẽ giúp duy trì một câu chuyện nhất quán trong suốt các chiến dịch và kênh marketing của thương hiệu.

Bước 6: Xác định kênh và chiến thuật marketing

Tiếp theo, bạn cần xác định cụ thể cách bạn sẽ đạt được chiến lược marketing tổng thể của mình. Để làm điều đó, bạn cần xác định các kênh tiếp thị và chiến thuật bạn sẽ sử dụng. Hãy chắc chắn rằng những kênh này là kênh mà đối tượng mục tiêu sử dụng. Cách tiếp cận của mỗi công ty sẽ khác nhau, nếu bạn chưa có ý tưởng gì thì có thể xem xét các kênh và chiến thuật sau:

các kênh marketing
Một số kênh marketing phổ biến

Bước 7: Đo lường hiệu quả

Chiến lược marketing cần được theo dõi bằng số liệu để đánh giá mức độ thành công. Bạn cần thiết lập các thước đo hoặc KPI liên quan và xác định ngưỡng thành công là gì. Ví dụ: nếu mục tiêu của doanh nghiệp là cải thiện độ nhận diện, bạn cần theo dõi các số liệu như số lượng khách hàng mới, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội hoặc lượng traffic trên website. Một số thước đo phổ biến bao gồm:

  • Tỷ lệ khách hàng rời bỏ (churn rate)
  • Số lượng người đăng ký
  • Lượt xem và lượt nhấp
  • Số lượt bình luận và chia sẻ
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Xếp hạng của website
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
  • Số người theo dõi trên mạng xã hội
  • Số người đăng ký nhận email

Tổng kết

Qua bài viết, Miko Tech đã cung cấp những thông tin về chiến lược marketing là gì cũng như tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn có thêm kiến thức về các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và đừng quên chia sẻ cho nhiều người khác nhé!

20.12.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!