fbpx
Logo

DMCA là gì? Hướng Dẫn Đăng Ký DMCA Protected Website

Theo dõi Miko Tech trên Google News

DMCA là gì? Trước đây, các dung trên các website dễ dàng bị đánh cắp và đăng lại mà không được cho phép. Kể từ khi xuất hiện và được áp dụng tại nhiều khu vực trên thế giới, DMCA đã có tác động đáng kể đến quy trình bảo vệ nội dung trực tuyến. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về DMCA cũng như cách để đăng ký DMCA cho website.

DMCA là gì?

DMCA là viết tắt của Digital Millennium Copyright Act, hay Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số. Đây là một chương trình được thiết lập để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm kỹ thuật số trên Internet.

Nhờ có DMCA, bạn có thể báo cáo các nội dung được sao chép trên Internet một cách chính thức và tuân thủ quy định của đạo luật này. Đây là một đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua vào năm 1998 để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường kỹ thuật số. DMCA đã được phê duyệt bởi nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

DMCA là gì
DMCA là một đạo luật giúp bảo vệ bản quyền các nội dung kỹ thuật số

Mục tiêu chính của DMCA là bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các hành vi sao chép hoặc sử dụng trái phép các tác phẩm của họ trên internet. DMCA có một số quy định cụ thể liên quan đến bản quyền kỹ thuật số, bao gồm:

  • Biện pháp kỹ thuật: Đạo luật yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc sao chép trái phép các tác phẩm có bản quyền.
  • Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Đạo luật yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa ra tuyên bố từ chối trách nhiệm cho biết họ không chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng tải.
  • Thông báo gỡ bỏ: Đạo luật quy định rằng các chủ sở hữu bản quyền có thể gửi thông báo gỡ bỏ đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet để yêu cầu họ gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền.
  • Thủ tục khiếu nại: Đạo luật cung cấp một thủ tục khiếu nại cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet khiếu nại lại các yêu cầu gỡ bỏ.

Quy trình bảo vệ của DMCA là gì?

Các website cần đăng ký DMCA để bảo vệ bản quyền nội dung của họ khỏi bị vi phạm. Khi một website đăng ký DMCA, họ sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh về quyền sở hữu bản quyền của mình. Nếu các website có nội dung vi phạm bản quyền bị chủ sở hữu tố cáo, họ cần phải gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền và có thể bị truy tố pháp lý nếu cố ý lưu trữ những nội dung này.

Đối với các chủ sở hữu bản quyền, DMCA cung cấp một thủ tục đơn giản để yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền gọi là “thông báo gỡ bỏ” (notice-and-takedown process). Các chủ sở hữu bản quyền có thể gửi thông báo gỡ bỏ đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet để yêu cầu họ gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể chấp nhận yêu cầu gỡ bỏ nếu họ tin rằng yêu cầu đó là hợp lệ.

quy trình dmca là gì
Quy trình gửi yêu cầu gỡ bỏ nội dung và khiếu nại DMCA

Khi nội dung bị cáo buộc vi phạm bản quyền đã bị gỡ bỏ, bên vi phạm có quyền gửi lại một Yêu cầu khiếu nại (Counter Claim) tuyên bố rằng thông báo của DMCA là sai. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ/dịch vụ internet (OSP/ISP) phải đợi 10-14 ngày để DMCA chấp nhận khiếu nại và kích hoạt lại nội dung bị gỡ bỏ. Nếu bên cáo buộc vẫn kiên quyết yêu cầu gỡ bỏ nội dung, họ cần nộp lệnh của tòa án để chống lại bên bị cáo buộc.

DMCA giúp bảo vệ những thông tin nào?

DMCA bảo vệ các tác phẩm sáng tạo, bao gồm:

  • Các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật thị giác và biểu diễn: Hạng mục này bao gồm tiểu thuyết, thơ ca, bài hát, tranh vẽ, phim ảnh,…
  • Các tác phẩm điện tử: Hạng mục này bao gồm các phần mềm, chương trình tự viết, trò chơi điện tử và sách điện tử.
  • Các tác phẩm sáng tạo khác: Hạng mục này bao gồm các tác phẩm đồ họa như logo, biểu tượng, bản thiết kế,…
  • Hình ảnh tự chụp, ảnh thiết kế, ảnh cá nhân,…

DMCA cũng bảo vệ các tác phẩm phái sinh (là sản phẩm tạo ra dựa trên tác phẩm gốc), chẳng hạn như các bản dịch, các tác phẩm chuyển thể, các tác phẩm kịch hóa, và các tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, DMCA không bảo vệ các ý tưởng, khái niệm hoặc phương pháp. Ví dụ, một người không thể đăng ký bản quyền cho ý tưởng viết một cuốn sách về một siêu anh hùng, nhưng họ có thể đăng ký bản quyền cho cuốn sách khi nó đã được hoàn thành.

DMCA protected
Những nội dung sáng tạo kỹ thuật số đều thuộc phạm vi bảo vệc của DMCA

Những đối tượng được bảo vệ bởi DMCA

Mặc dù DMCA chủ yếu bảo vệ chủ sở hữu bản quyền bằng cách cung cấp phương thức giải quyết nhanh chóng các tranh chấp về nội dung, đạo luật này cũng bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ internet, công cụ tìm kiếm, dịch vụ lưu trữ trang web và các trang tin tức không đăng tải nội dung vi phạm bản quyền nhưng có thể vô tình chia sẻ chúng.

Nếu nhà cung cấp dịch vụ thuộc một trong bốn hạng mục được định nghĩa bởi DMCA và phản hồi kịp thời các yêu cầu gỡ bỏ hoặc khiếu nại yêu cầu gỡ bỏ, họ thường sẽ được miễn trách nhiệm về vi phạm bản quyền. Theo DMCA, các nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào bốn hạng mục hoạt động sau sẽ được bảo vệ khỏi cáo buộc vi phạm bản quyền:

  • Truyền thông tạm thời: Các nhà cung cấp truyền thông tạm thời là những nhà cung cấp chỉ truyền hoặc định tuyến thông tin qua hệ thống. Các nhà cung cấp dịch vụ internet thuộc vào hạng mục này miễn là họ không có khả năng sửa đổi hoặc chỉnh sửa dữ liệu.
  • Lưu trữ bộ nhớ cache hệ thống: Các nhà cung cấp cung cấp lưu trữ tạm thời hoặc lưu trữ bộ nhớ cache các dữ liệu mà không sửa đổi nội dung cũng được miễn trách nhiệm.
  • Lưu trữ nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nội dung không chịu trách nhiệm về các vấn đề vi phạm bản quyền nếu họ không biết về nội dung có bản quyền được lưu trữ và không có khả năng chỉnh sửa nó.
  • Định vị thông tin: Cuối cùng, các dịch vụ định vị thông tin như công cụ tìm kiếm không chịu trách nhiệm về nội dung bản quyền được trả về dưới dạng kết quả tìm kiếm, miễn là họ không thể kiểm soát nội dung này và không nhận được bất kỳ lợi ích tài chính nào từ việc hiển thị nội dung đó.

Để đảm bảo tuân thủ các quy định của DMCA, các nhà cung cấp dịch vụ phải đăng thông báo về ý định tuân thủ DMCA trên trang web của họ và phải chỉ định một đại diện phản hồi nếu thông báo gỡ bỏ được gửi đến. Nếu nhà cung cấp dịch vụ không chỉ định người đại diện hoặc phản hồi chậm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý và mất quyền miễn trừ trách nhiệm.

Cách kiểm tra website có bị đánh bản quyền DMCA hay không?

Để kiểm tra xem một trang web có bị báo cáo DMCA hay không, có hai phương pháp.

  • Phương pháp đơn giản nhất là cài đặt Google Search Console trên trang web. Mỗi khi có báo cáo DMCA, bạn sẽ nhận được thông báo qua email quản trị ngay lập tức.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra thông qua trang web lumendatabase.org bằng cách nhập tên miền vào ô tìm kiếm và thực hiện kiểm tra.

Cách đăng ký DMCA protected cho website

Việc đăng ký DMCA là cần thiết để giúp các chủ website bảo vệ bản quyền cho các nội dung trên website của mình. Để thực hiện đăng ký, bạn làm theo những bước sau:

Bước 1: Truy cập trang chủ DMCA

Đầu tiên, bạn truy cập vào đường dẫn dmca.com để vào trang chủ của DCMA. Bạn chọn ô Sign Up ở góc trên bên phải để bắt đầu đăng ký

DMCA website la gi
Trang chủ DMCA

Bước 2: Đăng ký

Sau khi nhấn Sign Up, bạn chọn tiếp Get a FREE Badge để đăng ký DMCA miễn phí. Hai tùy chọn còn lại là Create a Takedown (Tạo yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm) và Ask a Question (Đặt câu hỏi).

DMCA get a free badge
Chọn Get a FREE Badge

Bước 3: Nhập thông tin

Bạn cần điền đầy đủ thông tin ở mục Register Your Badge, những thông tin này bao gồm: First Name (Họ), Last Name (Tên), Email Address (Địa chỉ email). Sau khi điền xong bạn nhấp Sign Up để đăng ký.

DMCA register
Nhập thông tin vào mục Register Your Badge

Sau đó, bạn sẽ nhận được một email chứa tài khoản và mật khẩu đăng nhập, bạn đăng nhập lại để tiếp tục chọn logo.

Bước 4: Chọn logo

Sau khi đăng nhập lại, bạn chọn mục Badges ở danh mục bên trên để chọn logo. Bạn chọn mẫu logo mình muốn và copy đoạn code hiển thị ở bên phải. Sau đó, bạn dán đoạn code này vào phần footer của website là xong.

DMCA code
Chọn logo để gắn vào footer

Sau khi dán xong, bạn kiểm tra phần footer của website. Nếu logo hiển thị thì bạn đã chèn code thành công rồi nhé!

logo DMCA
Logo DMCA trên website

Cách tạo yêu cầu gỡ bỏ nội dung

DMCA Takedown là một thủ tục được quy định trong Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) của Hoa Kỳ. Thủ tục này cho phép chủ sở hữu bản quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền khỏi trang web của bên bị cáo buộc vi phạm bản quyền. Để tạo yêu cầu gỡ bỏ nội dung, bạn cần cung cấp các thông tin sau:

  • URL nội dung gốc: Nội dung của bạn được đăng tải ở đâu?
  • URL nội dung vi phạm: URL của nội dung vi phạm bản quyền.
  • Mô tả quyền sở hữu: Tên của chủ sở hữu nội dung là gì và nội dung bị đánh cắp như thế nào? Bạn chứng minh quyền sở hữu nội dung như thế nào? Bạn có tạo, mua hay đăng ký bản quyền cho nội dung đó không?
mẫu đơn yêu cầu gỡ bỏ nội dung
Mẫu đơn yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền

Tổng kết

DMCA (Digital Millennium Copyright Act) cung cấp một phương pháp để chủ sở hữu bản quyền bảo vệ các nội dung của họ trên mạng. Việc hiểu được quy trình và cách tạo yêu cầu gỡ bỏ nội dung hoặc khiếu nại yêu cầu gỡ bỏ giúp các chủ sở hữu bản quyền chủ động hơn trong việc bảo vệ sản phẩm sáng tạo của mình.

Hy vọng bài viết trên của Miko Tech đã giúp bạn hiểu được DMCA là gì cũng như những kiến thức liên quan, nếu thấy bổ ích đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết nhé!

26.01.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!