Hướng dẫn sử dụng Ahrefs là điều mà ắt hẳn nhiều chủ website và các SEOer quan tâm. Bên cạnh SEMrush thì Ahrefs cũng là một công cụ rất hữu ích trong việc nghiên cứu dữ liệu website cũng như khám phá những từ khóa tiềm năng. Trong bài viết này, Miko Tech sẽ giới thiệu cho bạn về Ahrefs cũng như những gì mà công cụ này có thể làm.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một công cụ SEO hàng đầu được sử dụng phổ biến bởi các chuyên gia và doanh nghiệp tên tuổi trên toàn cầu. Với khả năng phân tích tối ưu từ khóa, theo dõi link và phân tích dữ liệu website đối thủ, Ahrefs giúp người dùng cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa hiệu suất SEO. Sở hữu cơ sở dữ liệu khủng và cung cấp nhiều thông số, Ahrefs là công cụ không thể thiếu để nâng cao sức mạnh và hiệu quả SEO của website.
Những điểm khác biệt của Ahrefs là gì?
Ahrefs có nhiều ưu điểm đáng kể và đó là lý do công cụ này trở thành lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia SEO và nhà quảng cáo trực tuyến. Những điều khiến Ahrefs trở thành một trong những công cụ nên dùng nhất trong lĩnh vực SEO và tạo ra sự khác biệt với những công cụ khác là:
So sánh với dữ liệu quá khứ
Với Ahrefs, bạn có thể so sánh dữ liệu với một ngày cụ thể trong quá khứ. Chẳng hạn, bạn có thể truy cập báo cáo Organic Keywords để xem biến động trong xếp hạng và traffic. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem qua hình bên dưới:
Ở mốc thời gian, có thể thấy ngày hiện tại là 26/01/2023 và ngày được so sánh là 26/10/2022, tức 3 tháng trước. Với từ khóa “affiliate marketing”, bạn có thể nhìn thấy ở cột “Change” (Thay đổi) phía ngoài cùng là từ khóa này đã tăng 3 hạng. Tương ứng với đó là website có thêm 3300 traffic.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem đối thủ đã sản xuất bao nhiêu content mới trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta sẽ sử dụng cùng mốc thời gian với ví dụ trước đó. Bạn mở báo cáo “Top pages” và ở bộ lọc Status chọn “New”. Bạn sẽ nhìn thấy số lượng trang mới mà đối thủ đã xuất bản trong 3 tháng qua và chi tiết từng link bài viết kèm theo traffic, volume tìm kiếm, từ khóa và thứ hạng.
Theo dõi sự tăng trưởng của backlink
Nhờ sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ thu thập dữ liệu web, Ahrefs hiện là công cụ duy nhất cập nhật đồ thị referring domain hàng ngày. Chúng ta sẽ cùng xem qua ví dụ về sự tăng trưởng trong referring domain của một blog trong giai đoạn từ 24/01/2021 đến 24/01/2023. Biểu đồ cho thấy blog đã nhận được số lượng referring domain tăng gấp 3 lần từ 12.574 lên 36.000. Việc so sánh chi tiết này cho bạn biết tốc độ nhận backlink của bạn so với đối thủ.
Gom nhóm từ khóa vào topic cluster
Người dùng có thể tìm kiếm ý tưởng từ khóa dễ dàng với tính năng Keywords Explorer của Ahrefs. Bạn chỉ cần nhập một từ khóa có nghĩa chung chung, chẳng hạn như “espresso” và mở một trong các báo cáo ý tưởng từ khóa. Bạn sẽ nhìn thấy mục Parent Topic và nó sẽ giúp xác định xem bạn có thể xếp hạng từ khóa mục tiêu của mình cho một chủ đề chung hơn hay không. Chức năng này có thể giúp ích khi xây dựng topic cluster.
Xác định đối thủ mạnh nhất về một nhóm từ khóa
Thị phần truyền thông (Share of Voice – SOV) là một thuật ngữ thể hiện mức độ thống lĩnh của một website trong một nhóm từ khóa nào đó. Để xem SOV, đầu tiên hãy chọn ra nhóm các từ khóa bạn muốn kiểm tra và copy vào thanh tìm kiếm của Keyword Explorer. Sau đó, ở mục Traffic share trên thanh công cụ bên trái hãy chọn “By domains” để xem đâu là những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong nhóm từ khóa đó.
Nhận gợi ý internal link
Internal link là một yếu tố quan trọng trong SEO. Chúng giúp Google khám phá những nội dung mới trên trang và truyền sức mạnh từ những trang mạnh hơn tới trang yếu hơn. Nhưng phải công nhận một điều rằng, xây dựng hệ thống internal link khá tốn thời gian. Với công cụ “Internal link opportunities” trong Site Audit, bạn sẽ được gợi ý những trang có thể xây dựng liên kết nội bộ kèm theo từ khóa và ngữ cảnh.
Hướng dẫn sử dụng Ahrefs trong SEO
Với Ahrefs, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ và phân tích, tra cứu thông tin về bất kỳ trang web nào. Trong phần này, Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những tính năng cơ bản nhất của công cụ này.
Site Audit: Kiểm tra và tối ưu website
Với Site Audit, bạn có thể kiểm tra và tìm được những lỗi kỹ thuật và các vấn đề về SEO On-page khiến website không thể có thứ hạng cao. Site Audit sẽ thu thập dữ liệu tất cả các trang trên website của bạn, sau đó cung cấp điểm số SEO tổng thể, trực quan hóa dữ liệu chính, gắn “cờ” tất cả các sự cố SEO có thể xảy ra và đưa ra đề xuất về cách khắc phục chúng.
Ahrefs có thể kiểm tra trang web của bạn và xác định hơn 140 vấn đề SEO và gom nhóm chúng theo loại. Những vấn đề này cũng được trực quan hóa với biểu đồ màu. Nhìn chung, một số vấn đề mà Site Audit có thể xác định liên quan đến:
- Hiệu suất: trang tải chậm, CSS hoặc HTML quá lớn.
- Thẻ HTML: thẻ tiêu đề, meta description và thẻ H1 bị thiếu, trùng lặp hoặc độ dài không tối ưu.
- Tag social: không đầy đủ hoặc thiếu thẻ Open Graph và thẻ Twitter.
- Chất lượng nội dung: bài viết ngắn, các trang trùng lặp nội dung chưa hợp nhất.
- Địa phương hóa: tất cả các vấn đề về Hreflang.
- Liên kết đến: phát hiện các trang đơn độc (orphan pages), các vấn đề với liên kết nofollow.
- Liên kết dẫn ngoài: phát hiện liên kết chuyển hướng, trang bị hỏng.
- Tài nguyên: vấn đề với hình ảnh, JavaScript, CSS.
Vì Site Audit được xây dựng dựa trên đám mây (cloud-based), do đó nó sở hữu những ưu điểm là:
- Không cần cài đặt
- Đăng nhập mọi lúc mọi nơi
- Tự động lưu mỗi lần thu thập thông tin
- Cập nhật phần mềm tự động
Keywords Explorer: Nghiên cứu từ khóa
Chức năng Keyword Explorer của Ahrefs là chức năng nổi bật hàng đầu có thể giúp bạn khám phá hàng ngàn ý tưởng từ khóa, khả năng xếp hạng và lượt tìm kiếm tiềm năng của chúng. Khi nhập từ khóa, bạn sẽ nhìn thấy phần tổng quan “Overview” với một loạt các chỉ số và số liệu bao gồm:
- Độ khó của từ khóa (KD): Ước tính độ khó để xếp hạng từ khóa từ góc độ liên kết ngược trên thang điểm từ 0 – 100.
- Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trong thị trường mà bạn đã định cấu hình tra cứu.
- CPC (Cost Per Click): Giá trung bình của mỗi lượt nhấp chuột mà nhà quảng cáo phải trả để từ khóa xuất hiện.
- Số lần nhấp (Clicks): Số lần nhấp trung bình mà từ khóa tạo ra. Điều này thay đổi tùy theo bản chất của truy vấn và trang kết quả tìm kiếm.
- CPS (Clicks Per Search): Số lượt nhấp chuột trung bình ước tính mà mỗi lần tìm kiếm cho từ khóa tạo ra.
- Tỷ lệ lặp lại (Return rate): Ước tính số lần người dùng tìm kiếm cùng một từ khóa trong một tháng.
- Lượng tìm kiếm toàn cầu (Global volume): Khối lượng tìm kiếm từ khóa trên toàn cầu.
Thu thập dữ liệu từ 10 công cụ tìm kiếm khác nhau, kho dữ liệu hơn 7 tỷ từ khóa và hỗ trợ 171 quốc gia đã khiến Ahrefs là công cụ tuyệt vời để nghiên cứu từ khóa. Từ một từ khóa gốc, kết quả của Ahrefs có thể hiển thị lên đến hơn 10,000 từ khóa liên quan và tất cả dữ liệu đều được cập nhật liên tục.
Kéo xuống dưới bạn sẽ nhìn thấy mục SERP Overview, nơi hiển thị top 10 trên kết quả tìm kiếm cho từ khóa mà bạn nhập vào thanh tìm kiếm. Ahrefs sẽ cung cấp cả số liệu về những trang web này bao gồm AR, DR, UR, số lượng backlink, traffic, số lượng từ khóa và từ khóa mang lại nhiều traffic nhất cho trang web đó.
Bên cạnh đó, Keywords Explorer còn có nhiều bộ lọc khác nhau để người dùng lọc ra những từ khóa phù hợp với nhu cầu của bản thân. Sau khi lọc xong, bạn có thể nhấp vào “Export” ở góc trên cùng bên phải để xuất dữ liệu ra file excel hoặc csv.
Content Explorer: Tìm kiếm ý tưởng content
Content Explorer cho phép bạn tìm kiếm các trang xếp hạng cao nhất và tác giả chuyên về chủ đề đó. Với kho dữ liệu hơn 13,7 tỷ trang web đã được Ahrefs thu thập dữ liệu và tốc độ thu thập dữ liệu mới khoảng 10 triệu trang mỗi ngày, công cụ này rất đáng để trải nghiệm.
Để bắt đầu, bạn hãy nhập bất kỳ từ khóa hoặc cụm từ nào đó vào thanh tìm kiếm. Kết quả sẽ hiển thị những trang hàng đầu. Bạn có thể lọc kết quả theo lượng traffic, khung thời gian, chỉ số DR, lượt share social, tác giả, độ dài bài viết,… với các filter. Kết quả sẽ hiển thị cho bạn các trang hàng đầu về chủ đề đó và cả những tác giả hàng đầu.
Khi bạn nhấp vào mục “Page Traffic” của một trang bất kỳ dưới kết quả, bạn sẽ nhìn thấy những dữ liệu về trang đó như từ khóa, anchor text, số lượng backlink, traffic.
Với filter lọc kết quả theo chỉ số DR, bạn cũng có thể tìm được những cơ hội guest post và thu hút thêm nhiều người xem. Để tìm ra những trang web tiềm năng để đi guest post, bạn hãy sắp xếp lại filter bằng cách chỉnh DR và website traffic ở mức mình mong muốn.
Site Explorer: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Site Explorer là nơi tập trung các công cụ kiểm tra backlink. Ahrefs nổi tiếng nhờ khả năng thu thập dữ liệu về backlink và organic traffic có thể giúp bạn nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ cạnh tranh . Phiên bản ban đầu của Site Explorer có thể là Backlinks Explorer. Công cụ này đã được mở rộng để thêm vào một số chỉ số SEO kể cả lượt tìm kiếm trả phí.
Khi nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, bạn sẽ thấy một loạt các số liệu cho trang web mà bạn đã nhập:
- Ahrefs Rank: thứ hạng trong chỉ số Ahrefs của các trang web. Càng thấp càng tốt.
- UR: Xếp hạng URL qua sức mạnh backlink của một trang theo thang điểm từ 0 – 100.
- DR: Xếp hạng tên miền thể hiện sức mạnh của toàn bộ site dựa trên backlink theo thang điểm từ 0 – 100.
- Backlinks: số lượng backlinks được phát hiện bởi trình thu thập thông tin của Ahrefs.
- Referring Domains: số lượng tên miền mà các liên kết ngược đến từ đó.
- Organic Keywords: tổng số từ khóa mà trang web xếp hạng trong 100 kết quả hàng đầu.
- Organic Traffic: lưu lượng truy cập không phải trả tiền ước tính hàng tháng cho trang web.
- Giá trị lưu lượng truy cập: giá trị ước tính của lưu lượng truy cập nếu bạn muốn mua thông qua tìm kiếm có trả tiền.
Với Site Explorer, bạn có thể khám phá danh sách những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của mình đang có thứ hạng cao trên SERP và chi tiết lượng traffic của mỗi từ khóa. Công cụ cũng cung cấp cho bạn biểu đồ trực quan để theo dõi sự tăng trưởng trong organic traffic và organic keyword của đối thủ.
Không chỉ nghiên cứu từ khóa mà bạn còn có thể nghiên cứu hồ sơ backlink của đối thủ. Nhấp vào mục backlink profile, bạn sẽ nhìn thấy biểu đồ referring domain và ferring pages để xác định xu hướng tăng hoặc giảm. Ở cột dữ liệu bên phải, bạn sẽ nhìn thấy thông tin chi tiết về số lượng backlink mà đối thủ nhận được cùng số lượng link dofollow, nofollow, v.v
Nếu bạn muốn đào sâu hơn về referring domain thì hãy nhập URL của trang bạn muốn kiểm tra backlink thì hãy nhấp vào mục “Backlinks” ở cột bên trái. Báo cáo này sẽ hiển thị tất cả những backlink trỏ về bài viết cùng những chỉ số như UR, DR, traffic,… và cả anchor text.
Rank Tracker: Theo dõi thứ hạng
Rank Tracker là một trong năm bộ công cụ cơ bản của Ahrefs và cho phép bạn theo dõi thứ hạng từ khóa và so sánh hiệu suất với đối thủ cạnh tranh. Trước tiên bạn cần nhập các từ khóa và quốc gia mà bạn muốn kiểm tra xếp hạng từ khóa. Ahrefs sẽ hiển thị cho bạn tất cả các từ khóa đang có xếp hạng cũng như các đề xuất cho các từ khóa liên quan.
Rank Tracker cung cấp thông tin chi tiết cho từ khóa bạn đã nhập vào với các số liệu sau:
- Khả năng hiển thị: Ước tính tỷ lệ phần trăm của tất cả các nhấp chuột cho các từ khóa được theo dõi xuất hiện trên trang web của bạn.
- Vị trí trung bình: Vị trí trung bình của các từ khóa được theo dõi.
- Traffic: Ước tính số lượng nhấp chuột mà các từ khóa tạo ra.
- Tính năng SERP: Chỉ báo về số lượng từ khóa trong SERPs nâng cao (trang kết quả của công cụ tìm kiếm).
- Thứ hạng: Thay đổi về thứ hạng cho biết có bao nhiêu trang lên hạng và bao nhiêu trang rớt hạng.
- Phân nhóm thứ hạng: Các từ khóa sẽ được phân theo nhóm dựa trên thứ hạng của chúng bao gồm: top 1 – 3, top 4 – 10, top 11 – 50, top 51 – 100 và ngoài top 100.
- Comp: Số lượng đối thủ mà bạn đang theo dõi.
- Vị trí địa lý: Số lượng quốc gia mà bạn đang theo dõi thứ hạng từ khóa.
- Từ khóa: Số lượng từ khóa bạn đang theo dõi trong một miền.
Để so sánh hiệu suất từ khóa của bạn so với đối thủ, bạn chỉ cần chuyển qua tab “Competitors” để xem số liệu. Rank Tracker cũng cung cấp biểu đồ trực quan giúp bạn nhìn thấy sự khác biệt giữa mình và đối thủ rõ ràng hơn.
Alerts
Với chức năng Alerts, bạn sẽ được thông báo khi nhận được backlink hoặc mất backlink, website được đề cập hoặc có sự thay đổi về thứ hạng từ khóa. Bạn có thể thiết lập cảnh báo cho bất kỳ website hoặc URL nào và nhận thông báo mỗi khi chúng nhận hoặc mất backlink. Cảnh báo này sẽ giúp bạn theo dõi những chiến lược đi link của đối thủ.
Alerts sẽ giúp bạn theo dõi bất kỳ lượt đề cập web nào, dù là về website của bạn hay của đối thủ cạnh tranh. Biết được những gì mọi người nói về bạn hoặc đối thủ cạnh tranh có thể tạo lợi thế. Bạn cũng có thể thiết lập cảnh báo đề cập web cho bất kỳ từ khóa nào có liên quan đến doanh nghiệp để tìm ra những khách hàng tiềm năng.
Hầu hết các công cụ theo dõi xếp hạng chỉ có thể theo dõi thứ hạng của từ khóa mà bạn đã thêm vào công cụ. Nhưng Ahrefs có thể theo dõi tất cả từ khóa của bạn trong số hàng triệu từ khóa thông báo khi có sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng của chúng.
Những công cụ khác
Bên cạnh 5 chức năng chính thì Ahrefs còn có một loạt những công cụ miễn phí bao gồm:
- Webmaster Tools
- Backlink Checker
- Broken Link Checker
- Website Authority Checker
- Keyword Generator
- YouTube Keyword Tool
- Amazon Keyword Tool
- Bing Keyword Tool
- SERP Checker
- SEO Toolbar
- WordPress Plugin
- Keyword Rank Checker
- Keyword Difficulty Checker
- Website Checker
- AI Writing tools
Các câu hỏi thường gặp về Ahrefs
Ý nghĩa của tên Ahrefs là gì?
– Như bạn có thể đoán, cái tên này xuất phát từ tiếng Anh “href attribute”, dịch nghĩa tiếng Việt là “thuộc tính href” và xác định mục tiêu liên kết mong muốn. Vì vậy, đó là lý do công cụ ahrefs lấy tên từ các liên kết.
Lượng tìm kiếm từ khóa (search volume) trong Ahrefs chính xác đến mức nào?
– Câu trả lời ngắn gọn là có; số liệu tương đối chính xác so với “Impressions” trong Google Search Console. Nghiên cứu cho thấy rằng Search Volume của Ahrefs gần như chính xác đối với 60% từ khóa được nghiên cứu so với “Impressions” từ Google Search Console.
Lời kết
Ahrefs là một công cụ SEO vô cùng hữu ích và cần thiết cho mọi chuyên gia và doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến. Qua hướng dẫn sử dụng Ahrefs trên, bạn đã hiểu được cách tận dụng những tính năng mạnh mẽ của công cụ này để cải thiện hiệu suất SEO, nghiên cứu từ khóa đầy đủ và theo dõi đối thủ cạnh tranh. Hy vọng Miko Tech đã cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích và chúc bạn sử dụng công cụ thành công!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/