fbpx
Logo

Khắc phục lỗi không vào được trang quản trị WordPress

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Sẽ ra sao nếu một ngày bạn không vào được trang quản trị WordPress của website mình? Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất bối rối và lo lắng. Đừng lo bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn thông tin về 6 nguyên nhân không vào được trang quản trị WordPress và các cách giúp khắc phục các nguyên nhân trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

6 nguyên nhân không vào được trang quản trị WordPress

1. Do chuyển đổi hosting hay xung đột plugin

Việc chuyển đổi web hosting hoặc cài đặt mới một plugin mới nào đó khiến cho bạn không vào được trang quản trị WordPress. Khi cài đặt một plugin mới thì plugin có thể không tương thích với phiên bản hiện tại của WordPress.

Một trường hợp khác là một ai đó (có thể là hacker) đã cố thay đổi cách thức đăng nhập bằng cách thêm vào những mã độc. Kết quả trả về cho bạn là báo lỗi không truy cập được hoặc load (tải) mãi không được.

Một trường hợp nữa có thể xảy ra là khi bạn nhập user (tên người dùng) và mật khẩu thì thông tin này sẽ được gửi đến hacker. Sau đó, bạn có thể sẽ được đưa đến trang đích mà hacker đã chuẩn bị.

2. Do không thể kết nối với hệ cơ sở dữ liệu

không vào được trang quản trị WordPress
Nguyên nhân khiến bạn không vào được trang quản trị WordPress là không thể kết nối hệ cơ sở dữ liệu.

Việc không thể kết nối với hệ cơ sở dữ liệu xảy ra có thể là do:

  • Nhập sai thông tin Database (cơ sở dữ liệu) của file wp-config.php
  • Hosting yếu
  • Server không phản hồi
  • Thời gian kết nối tới cơ sở dữ liệu hết hạn
  • MySQL bị quá tải nên không thể xử lý dữ liệu gửi đi và gửi về được.
  • Bị DDoS
  • Thiếu RAM
  • Cơ sở dữ liệu không tồn tại hoặc bị lỗi.

3. Do sai mật khẩu hoặc tên đăng nhập

Trường hợp bạn không vào được trang admin WordPress do sai mật khẩu hoặc tên đăng nhập có thể là do bạn thay đổi mật khẩu nhiều lần những lại không lưu lại và quên đi. Một trường hợp khác là bạn đã thay đổi mật khẩu những không nhận được email phản hồi về.

Mặt khác, có khi bạn đã nhập đúng tên người dùng và mật khẩu nhưng vẫn không vào được trang quản trị WordPress thì có thể bạn đã bị hack.

4. Không vào được trang quản trị WordPress – Lỗi do PHP

Lỗi do PHP có thể là lỗi đến từ chức năng không mong muốn, lỗi cú pháp,… Lỗi này xảy ra khi bạn dán một đoạn mã chưa được kiểm chứng hoặc dán một đoạn mã code từ một website đã khóa quyền quản trị viên WordPress.

Lỗi do PHP
Kiểm tra kỹ các đọan mã trước khi dán vào web để tránh lỗi do PHP

5. Không vào được trang admin trong wordpress do mất quyền quản trị viên

Khi tạo WordPress thì bạn sẽ được cấp quyền quản trị cao nhất để quản lý tất cả mọi thứ trên WordPress. Việc mất quyền quản trị viên website cao nhất thì chỉ có khả năng là đã bị hacker xâm nhập.

Lúc này, bạn vào trang Dashboard WordPress thì bạn sẽ không thấy bất cứ chức năng nào như không tìm thấy phần quản trị theme và plugin,…

6. Do cạn kiệt giới hạn bộ nhớ, chủ đề được mã hóa kém hay một Plugin

Một trong những nguyên nhân mà bạn không vào được trang admin trong WordPress là bộ nhớ bị cạn kiệt. Ngoài ra khi chủ đề mã hóa kém thì bạn sẽ thấy màn hình trắng trên trang quản trị của WordPress.

Cách khắc phục lỗi không vào được trang quản trị WordPress

Tương ứng với những nguyên nhân không vào được trang quản trị WordPress thì sau đây Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn đọc một số cách khắc phục những lỗi trên đây.

1. Sửa lỗi không đăng nhập được vào wordpress do chuyển đổi Hosting hay xung đột Plugin

Với lỗi không vào được trang quản trị WordPress do chuyển đổi Hosting hay xung đột plugin thì có 4 cách để khắc phục như sau:

Cách 1

  • Bước 1: Chọn chế độ ẩn danh vào trang quản trị viên và xóa hết lịch sử truy cập cũ trước đó.
  • Bước 2: Thay thế URL /wp-login.php cho wp-admin
  • Bước 3: Đăng nhập tên và mật khẩu như thường lệ

Đây là một trong những cách khắc phục lỗi không vào được trang quản trị WordPress đơn giản nhất. Nếu bạn thực hiện cách 1 không thành công thì bạn có thể thử các cách còn lại.

Cách 2

  • Bước 1: Truy cập vào Hosting chứa website
  • Bước 2: Tiến hành chỉnh sửa file wp-config.php
  • Bước 3: Tiến hành thêm đoạn code:

define(‘WP_HOME’,’http://example.com’);

define(‘WP_SITEURL’,’http://example.com’);

Nếu URL có dạng www thì thêm đoạn code:

define(‘WP_HOME’,’http://www.example.com’);

define(‘WP_SITEURL’,’http://www.example.com’);

Lưu ý: Thay example bằng tên miền của bạn nhé!

Cách 3

Trường hợp file wp-login/php không tồn tại trên trang quản trị thì bạn sẽ không thể vào được. Vì vậy, bạn nên tải lại file này lên máy chủ của bạn. Để tìm cách xác định lại user_login thì bạn hãy sao chép mã như dưới đây:

Bạn cần tìm và xóa dòng này: $user_login = $user_data[“user_login”];

Tìm và xác định user_login.
Tìm và xác định user_login.

Tiếp theo, bạn tiến hành thay thế bằng dòng: $user_login = $user_data->user_login;

Thay thế đoạn code
Thay thế đoạn code

Cách 4

Bạn cần phải tiến hành vô hiệu hóa các plugin mà không đồng bộ với nhau. Bạn hãy dùng tài khoản FTP của bạn và thông qua máy chủ lưu trữ để vào wp-content/plugins. Tiếp theo, bạn tiến hành thay đổi tên của plugin hoặc thêm old vào đuôi để phân biệt (plugins_old).

Vô hiệu hóa các plugin không đồng bộ với nhau.
Vô hiệu hóa các plugin không đồng bộ với nhau.

2. Sửa lỗi không đăng nhập được vào wp-admin do không thể thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu

Với lỗi này thì bạn nên tiến hành kiểm tra các file sau đây là khắc phục kịp thời:

  • Kiểm tra wp-config
  • Kiểm tra MySQL
  • Kiểm tra file /wp-admin/

Mặt khác, bạn có thể thử ping để đo lường tốc độ tải trang của website. Đôi khi những lỗi này không đến từ website mà là do Internet của bạn có vấn đề thì bạn có thể tắt Internet một chút rồi khởi động trở lại.

3. Sửa lỗi không vào được trang quản trị WordPress do mật khẩu sai

Trường hợp 1: Quên mật khẩu

Trường hợp này xảy ra do bạn đã thay đổi mật khẩu nhiều lần và bạn đã quên mật khẩu gần nhất mà bạn đã đổi. Vậy trường hợp này thì cần phải làm thế nào? Từ trang đăng nhập, bạn nhấp chọn “Forgot your password” (Quên mật khẩu của bạn).

Sau đó, WordPress sẽ gửi lại cho bạn một email hướng dẫn thay đổi mật khẩu của bạn.

Tuy nhiên, mặc định WordPress sẽ không gửi được email cho bạn nếu bạn chưa cấu hình nhận hoặc gửi email trên trang WordPress. May mắn thay rằng là vẫn có cách để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể thay đổi mật khẩu của mình qua phpMyAdmin trongcPanel.

Hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Mở cPanel của bạn
  2. Trong database, bạn tiến hành chọn “phpMyAdmin”.
  3. Chọn vào Database thì bạn sẽ xem được mọi cơ sở dữ liệu sẵn có.
  4. Chọn cơ sở dữ liệu website của bạn.
  5. Tìm kiếm _users trong site WordPress (bảng này được gọi là wp_users)
  6. Sau khi tìm thấy _users thì hãy nhấp vào chỉnh sửa.
  7. Trong user_pass, bạn hãy nhập mật khẩu vào trường “value”.
  8. Thay đổi “Function” thành “MD5”.
  9. Sau khi hoàn tất, nhấp chọn “Go” để lưu các thay đổi.
  10. Tìm kiếm _users trong site WordPress, bảng này được gọi là wp_users
  11. Khi bạn tìm thấy nó, nhấp vào chỉnh sửa
  12. Trong user_pass, hãy nhập mật khẩu của bạn vào trường “value
  13. Hãy chắc chắn rằng bạn thay đổi “Function” thành “MD5” (như hình trên)
  14. Khi bạn đã hoàn tất, nhấp vào “Go” để lưu các thay đổi của bạn.
  15. Mở trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập đã thay đổi.

4. Khắc phục lỗi không vào được trang admin trong wordpress do PHP

Có 2 cách để bạn khắc phục lỗi không vào được trang admin trong WordPress do PHP:

Cách 1: Dùng chương trình FTP

  • Bước 1: Sau khi cài đặt chương trình, bạn tiến hành đăng nhập website.
  • Bước 2: Bắt đầu di chuyển đến tệp chủ đề đã chỉnh sửa (có thể là tệp function.php).
  • Bước 3: Loại bỏ mã đã thêm trước đó
  • Bước 4: Tải lại tệp

Cách 2: Tăng giới hạn PHP

Bởi vì mỗi website đều được cấp một lượng bộ nhớ PHP giới hạn. Nếu bạn vượt qua giới hạn này thì lỗi sẽ xuất hiện. Để giải quyết những lỗi này thì bạn cần tăng giới hạn PHP bằng cách chỉnh sửa file wp-config.php. Hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào cPanel > File Manager > public_html
  • Bước 2: Nhấp chuột phải và chỉnh sửa file public_html
  • Bước 3: Tiến hành chỉnh sửa giới hạn bộ nhớ
  • Bước 4: Tiến hành tìm dòng code sau: define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’32M’);
  • Bước 5: Tăng giới hạn từ 32M lên 128M bằng cách dùng dòng code sau: define (‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘128M’);
  • Bước 6: Lưu và thoát file.

5. Không vào được trang quản trị WordPress do cạn kiệt giới hạn bộ nhớ, chủ đề được mã hóa kém hay một Plugin

Sau đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng cho loại lỗi này:

  • Tăng giới hạn cho bộ nhớ PHP trong WordPress.
  • Vô hiệu hóa các Plugin và bật dần để xem plugin nào là nguyên nhân gây lỗi.
  • Thay thể theme hiện tại thành theme mặc định.
  • Cài đặt bản sao WordPress mới.
  • Dùng chức năng gỡ lỗi.

Thông qua bài viết bên trên, Miko Tech đã giúp bạn biết được 6 nguyên nhân và cách khắc phục các lý do không vào được trang quản trị WordPress. Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn có thể biết được rõ ràng các nguyên nhân và cách khắc phục để sau này bạn có thể áp dụng cho vấn đề của mình nhé!

05.10.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!