fbpx
Logo

Mục Tiêu Marketing Là Gì? 9 Mục Tiêu Marketing Phổ Biến

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Mục tiêu marketing là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong chiến lược marketing. Với mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mục tiêu hiệu quả và đạt được thành công bền vững. Vậy mục tiêu marketing là gì? Cùng Miko Tech tham khảo 9 mục tiêu marketing phổ biến của các doanh nghiệp trong bài viết sau nhé.

Mục tiêu marketing là gì?

Mục tiêu marketing là một mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh lớn hơn.

Một chiến dịch không có mục tiêu rõ ràng là một sự lãng phí tiền bạc. Bởi vì bạn sẽ không biết cách để đo lường giá trị của công sức bạn đã bỏ ra. Các mục tiêu rõ ràng giúp định hướng con đường mà chúng ta cần đi hay những việc chúng ta cần làm. Khi đạt được mục tiêu, điều đó chứng minh là những nỗ lực của bạn là có giá trị.

mục tiêu marketing
Mục tiêu marketing là gì?

Cách thiết lập mục tiêu marketing

Một trong những cách hiệu quả để xác định mục tiêu trong lĩnh vực tiếp thị là áp dụng mô hình SMART. Để đảm bảo mục tiêu marketing phù hợp với các tiêu chí sau đây:

  • S – Specific (Cụ thể): Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng, để mọi người hiểu rõ những gì bạn muốn đạt được.
  • M – Measurable (Có thể đo lường): Đảm bảo mục tiêu có thể đo lường được, để bạn có thể theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả.
  • A – Achievable (Có thể đạt được): Xác định mục tiêu mà bạn có khả năng đạt được dựa trên tài nguyên và khả năng hiện có.
  • R – Relevant (Liên quan): Mục tiêu phải liên quan đến chiến lược tổng thể và hỗ trợ cho mục tiêu chung của tổ chức.
  • T – Time (Có thời hạn): Xác định một thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu, giúp tạo áp lực và quản lý thời gian hiệu quả.

Đọc tiếp: Mô Hình SMART Là Gì? Cách Vận Dụng Mô Hình SMART Hiệu Quả

mô hình smart
Các yếu tố của mô hình SMART

9 mục tiêu marketing phổ biến nhất

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng khám phá đâu là những mục tiêu thường thấy của các chiến lược marketing.

1. Tăng độ nhận diện thương hiệu

Vào năm 2021, Huspot đã khảo sát hơn 1.000 marketer trên toàn cầu và 48% trong số đó cho biết mục tiêu chính của họ khi thực hiện các chiến dịch tiếp thị là nâng cao độ nhận diện thương hiệu. Đây là chìa khóa để thu hút khách hàng bởi vì xét cho cùng, nếu người tiêu dùng không biết bạn tồn tại thì làm sao họ mua hàng của bạn?

Mỗi thương hiệu đều có một cá tính riêng – được thể hiện qua thông điệp mà bạn muốn truyền tải và giọng điệu mà bạn sử dụng để nêu bật thông điệp đó. Nếu mục tiêu của bạn là nâng cao độ nhận diện thương hiệu thì việc tìm ra màu sắc riêng cho thương hiệu là điều đầu tiên bạn cần làm.

brand awareness
Tăng độ nhận diện thương hiệu là mục tiêu marketing phổ biến nhất

Một số bước có thể giúp bạn tăng độ nhận diện thương hiệu là:

  • Xây dựng câu chuyện thương hiệu: Người tiêu dùng thường tương tác với các thương hiệu mà họ cảm thấy được kết nối và kể chuyện là một cách để làm điều đó. Để xây dựng câu chuyện thương hiệu, hãy nghĩ về câu chuyện gốc và tìm thêm những điều làm tăng tính nhân văn cho câu chuyện.
  • Tìm hiểu những kênh khách hàng mục tiêu sử dụng: Để tiếp cận khách hàng thì trước hết bạn cần biết khách hàng của mình ở đâu và họ hoạt động chủ yếu trên những kênh nào. Ví dụ, nếu họ dành nhiều thời gian cho mạng xã hội thì đó là mạng xã hội nào: Facebook, Instagram hay Tiktok?
  • Chia sẻ và tương tác liên tục: Khi bạn biết mình muốn kể câu chuyện như thế nào và người dùng của mình ở đâu, tất cả những gì bạn cần làm là tương tác với họ. Điều này có thể là đăng tải một nội dung thú vị trên mạng xã hội, viết một bài blog trên website hoặc đi guest post để thực hiện thăm dò ý kiến và chia sẻ kiến thức về ngành.
câu chuyện thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu có thể gợi cảm xúc từ khách hàng

Bạn không chỉ là một doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi bạn có tác động tích cực đến người xem của mình, họ có thể sẽ trở thành những người ủng hộ thương hiệu. Khả năng cao họ sẽ chia sẻ nội dung của bạn và những trải nghiệm tích cực của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

Một lưu ý nếu muốn nâng cao độ nhận diện thương hiệu chính là lắng nghe những gì khách hàng nói về bạn. Mọi tương tác nên diễn ra theo hai chiều, vì vậy đừng chỉ nói những gì bạn muốn nói mà hãy dừng lại và xem người dùng phản ứng như thế nào. Bạn sẽ không bao giờ biết được những thông tin mà họ cung cấp có thể dẫn bạn đến những ý tưởng tuyệt vời đến nhường nào.

social listening
Lắng nghe những gì công chúng nói về thương hiệu rất quan trọng

Cách đo lường độ nhận diện thương hiệu là gì?

Độ nhận diện thương hiệu có thể khó theo dõi và đo lường, nhưng bạn có thể xem xét hiệu quả bằng cách xem xét các số liệu như: số lượt đề cập đến thương hiệu, phạm vi tiếp cận, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội…

2. Tăng khách hàng tiềm năng

Bộ phận kinh doanh sẽ cần đến nguồn khách hàng tiềm năng có được từ các chiến dịch marketing để tiếp cận và biến họ thành khách hàng. Từ các phương pháp như biểu mẫu trên trang cho đến các tính năng sáng tạo như chatbot, có nhiều cách giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng. Một ví dụ về chiến lược tạo khách hàng tiềm năng có thể như sau:

  • Khách truy cập khám phá ra trang web của bạn thông qua quảng cáo và đến trang đích.
  • Họ nhấp vào lời kêu gọi hành động để nhận tài liệu miễn phí.
  • Để tải xuống tài liệu, trước tiên họ phải điền vào một biểu mẫu (được gọi là biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng).
  • Sau khi điền xong thông tin được yêu cầu trong biểu mẫu, họ có thể tải xuống tài liệu.
form web
Khách hàng được yêu cầu điền form để tiếp tục duyệt web

Tiếp theo là “nuôi dưỡng” nguồn khách hàng tiềm năng này để dẫn họ đến kênh bán hàng. Có nhiều cách để tạo ra khách hàng tiềm năng như:

  • Bản tin email
  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu
  • Content marketing
  • Mạng xã hội

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, hãy tạo một báo cáo về tất cả khách hàng tiềm năng đến và tách ra những người đã bị loại cùng lý do. Điều này có thể giúp tinh chỉnh quy trình marketing của bạn và cải thiện chất lượng của khách hàng tiềm năng.

email marketing
Email marketing là công cụ hiệu quả để giữ chân khách hàng

Cách đo lường chất lượng khách hàng tiềm năng

Bạn có thể phân tích dữ liệu của những khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng và tạo thêm báo cáo tùy chỉnh. Chẳng hạn như báo cáo doanh thu, báo cáo phân bổ doanh thu,…

3. Tăng lượng khách hàng mới

Khách hàng là chìa khóa để mở rộng quy mô và phát triển doanh nghiệp của bạn. Nhiều công ty khá chật vật để xây dựng được một chiến lược bền vững và linh hoạt để mở rộng quy mô.

Giả sử phương pháp thu hút khách hàng chủ yếu của bạn là tận dụng content marketing. Doanh nghiệp bạn sử dụng mô hình freemium để cho phép họ trải nghiệm sản phẩm và sau đó chuyển đổi họ sang phiên bản trả phí. Bạn sẽ dùng content marketing như thế nào để chuyển đổi họ?

new customer
Làm thế nào để tăng khách hàng mới

Cách đo lường lượng khách hàng mới

  • Chi phí chuyển đổi khách hàng (hay Customer Acquisition Cost – CAC)
  • Tổng số lượng khách hàng mới
  • Tỷ lệ khách hàng ngưng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Số lượt đăng ký

4. Tăng traffic website

Trong thời đại kỹ thuật số này, việc có được lưu lượng truy cập cao trên trang web là một trong những dấu hiệu chính của một chiến lược marketing thành công. Trên thực tế, 54% marketer được Hubspot khảo sát vào năm 2021 cho biết lưu lượng truy cập web là số liệu quan trọng nhất khi đo lường hiệu quả của các nỗ lực content marketing.

Vậy làm thế nào để tăng traffic website? Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Tăng số chiến dịch quảng cáo trả phí
  • Tăng cường SEO để cải thiện thứ hạng website
  • Tạo blog
  • Đảm bảo tất cả các kênh marketing đều dẫn về website
traffic website
Có nhiều cách để tăng traffic website

Một số chỉ số khác liên quan đến traffic website

  • Tổng số phiên
  • Tổng số lượt xem trên các trang khác nhau
  • Thời gian trung bình trên trang
  • Tỷ lệ thoát
  • Tỷ lệ chuyển đổi

5. Tạo danh tiếng trong ngành

Dù thương hiệu của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, được công nhận về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đó là điều giúp bạn có được lòng tin và sự coi trọng trong ngành. Nếu như tăng độ nhận diện thương hiệu tập trung vào việc giúp người tiêu dùng nhận ra thương hiệu của bạn thì danh tiếng ở đây là về những người lãnh đạo doanh nghiệp.

leadership company
Ban lãnh đạo có tiếng tăm giúp thương hiệu dễ được chú ý hơn

Doanh nghiệp được lãnh đạo bởi những cá nhân được công nhận về trình độ có thể giúp đảm bảo rằng thương hiệu sẽ được mọi người nhìn thấy. Có nhiều cách khác nhau để họ tạo được danh tiếng trong ngành, một trong những phương pháp đó là xuất bản và chia sẻ nội dung truyền cảm hứng và khơi gợi “nỗi đau” của người xem.

Hãy tận dụng mạng lưới đối tác để đảm bảo bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn và xuất hiện ngang hàng với những người đứng đầu ngành. Xây dựng một cộng đồng thông qua blog hoặc diễn đàn cộng đồng là cách tuyệt vời để hợp tác với các thương hiệu có uy tín và cùng tạo ra nội dung có giá trị. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc tổ chức hội thảo, workshop để gặp gỡ các “ông lớn” khác trong ngành.

conference
Tham dự những buổi hội thảo trong ngành tạo cơ hội gặp gỡ, giao tiếp

Cách đo lường danh tiếng trong ngành

Tương tự như độ nhận diện thương hiệu, danh tiếng trong ngành có thể khó để đo lường. Bạn có thể theo dõi lượt đề cập trên các phương tiện truyền thông hoặc tương tác trên mạng xã hội. Nếu thương hiệu được đề cập thường xuyên trong ngành thì đó là một dấu hiệu tốt. Lượng tìm kiếm thương hiệu và số lượng backlink tự nhiên cũng có thể được dùng để tham khảo.

6. Tăng giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng (Customer value) là cảm nhận của khách hàng về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngày nay, điều quan trọng hơn hết là phải làm hài lòng cơ sở khách hàng hiện tại, những người mà doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, họ có thể giới thiệu thương hiệu cho những mối quan hệ xung quanh.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là giữ chân và phát triển tệp khách hàng hiện tại, bạn có thể làm theo những cách sau để đạt được điều đó:

  • Sắp xếp dữ liệu khách hàng theo chỉ số NPS
  • Xây dựng chương trình dành riêng cho khách hàng trung thành (ví dụ như trải nghiệm trước sản phẩm hoặc dịch vụ)
  • Xây dựng chương trình giới thiệu (referral program)
  • Chia sẻ câu chuyện của những khách hàng hài lòng
word-of-mouth
Khi khách hàng hài lòng, họ có thể chủ động giới thiệu cho người khác

Cách nhận biết sự cải thiện của giá trị khách hàng

Đo lường các số liệu liên quan đến việc bán gia tăng (upsell) hoặc số lượng khách hàng quay lại sẽ giúp đánh giá xem bạn có đang tăng thêm khách hàng trung thành theo thời gian hay không. Ngoài ra, hãy theo dõi những nội dung nào mà khách hàng tiếp xúc cuối cùng trước khi quyết định giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn hình dung nội dung nào có giá trị nhất đối với khách hàng.

7. Tăng cường gắn kết thương hiệu

Những tín hiệu kết nối tích cực cho bạn biết rằng người xem đang theo dõi bạn và thích nội dung bạn tạo ra. Tăng cường gắn kết thương hiệu sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Trên thực tế, có thể mất vài tháng để thấy những nỗ lực của bạn có giá trị. Một số cách mà bạn có thể tham khảo để tăng cường gắn kết thương hiệu là:

  • Xác định người xem quan tâm đến chủ đề gì
  • Chia sẻ nội dung có giá trị
  • Tạo thảo luận và mời người xem tham gia
  • Tổ chức giveaway và cuộc thi
  • Giao tiếp cá nhân hóa với khách hàng tiềm năng
Giveaway
Giveaway là phương pháp thường gặp

Cách nhận biết sự tăng trưởng trong gắn kết thương hiệu

Điều này sẽ tùy thuộc vào kênh bạn đang kiểm tra và vị trí trên kênh mà bạn đang tập trung vào. Ví dụ: trên phương tiện truyền thông xã hội, lượt thích, chia sẻ, nhận xét và tin nhắn lại được coi là tương tác. Với email, tương tác sẽ giống như mở và nhấp. Đây là những kênh chủ yếu được sử dụng để tương tác từ đầu đến giữa kênh. Đối với khách hàng, chỉ số tương tác có thể là:

  • Chỉ số NPS – Net promoter scores
  • Mức độ hài lòng của khách hàng
  • Số lượt giới thiệu
  • Trung bình thời gian một phiên trên website

8. Tăng doanh thu

Theo dữ liệu Nghiên cứu của Blog HubSpot năm 2021, 43% nhà tiếp thị được khảo sát cho biết mục tiêu chính của họ khi chạy các chiến dịch tiếp thị trong năm là tăng doanh thu – mục tiêu của marketing phổ biến thứ hai.

Marketing có thể đóng một vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu vì nó có thể được dùng để nhắm mục tiêu đến người dùng ở mọi giai đoạn của phễu marketing. Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng ở từng giai đoạn của phễu:

  • Đầu phễu: Xây dựng độ nhận diện trên nền tảng mạng xã hội và web, tạo content mà người tiêu dùng quan tâm trên kênh mà họ dành nhiều thời gian sử dụng và phát triển những nội dung ưu đãi để biến khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.
  • Giữa phễu: Xác định các tín hiệu biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng tiềm năng đủ chuẩn (MLQ), tự động hóa email, chiến dịch nhắm lại mục lại (retargeting).
  • Cuối phễu: Tạo content hướng dẫn sử dụng, chia sẻ bản demo của sản phẩm và những phản hồi tích cực của khách hàng.
  • Sau mua hàng: Xây dựng chương trình cho khách hàng trung thành.
Phễu marketing
Phễu marketing với các giai đoạn

Sử dụng những chỉ số nào để theo dõi doanh thu tăng thêm?

  • Doanh thu định kỳ hàng năm (Annual Recurring Revenue – ARR)
  • Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng (Average Revenue Per User – ARPU)
  • Hạn ngạch bán hàng
  • Tỷ lệ giao dịch thành công

9. Cải thiện truyền thông nội bộ

Ngày càng nhiều nhóm marketing đảm nhận trách nhiệm liên quan đến truyền thông nội bộ và giáo dục nhân viên doanh nghiệp. Đội ngũ marketing có thể chịu trách nhiệm về các công cụ và tài nguyên mà đội bán hàng cần khi bán hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Đồng nghiệp của bạn có hiểu được chân dung khách hàng mục tiêu và những gì họ cần làm ở các giai đoạn trong hành trình của người mua không? Điều quan trọng là đảm bảo tất cả nhân viên được công ty cung cấp những gì họ cần để có thể giới thiệu về doanh nghiệp một cách tự tin với khách hàng tiềm năng.

mục tiêu của marketing
Nhân viên của bạn có tự tin để giới thiệu về thương hiệu?

Đến bước này, bạn đã có thể thiết lập mục tiêu marketing của riêng mình. Hãy nhớ rằng, bất kỳ mục tiêu nào bạn đặt ra cho bản thân và nhóm của mình, chúng đều phải phục vụ một mục đích và mang lại lợi ích cho toàn bộ doanh nghiệp.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu mục tiêu marketing là gì và đề cập đến 9 mục tiêu marketing phổ biến mà các doanh nghiệp thường quan tâm. Chúng ta đã thấy rằng mục tiêu marketing đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh và định hướng các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Hy vọng Miko Tech đã mang lại cho bạn những kiến thức phổ biến và hẹn gặp lại vào ngày mai!

15.08.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!