fbpx
Logo

Sàn Thương Mại Điện Tử Là Gì? Khái Niệm Và Cơ Chế Hoạt Động

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các sàn TMĐT đã thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Nhưng sàn thương mại điện tử là gì? Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu về cách thức hoạt động của sàn TMĐT cũng như cách chúng giúp các doanh nghiệp hiện đại nâng cao năng lực cạnh tranh nhé!

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử (hay sàn giao dịch thương mại điện tử, viết tắt TMĐT) là một nền tảng trực tuyến, nơi các hoạt động mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán diễn ra thông qua internet.

Trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể đăng bán sản phẩm, dịch vụ của mình và tiếp cận trực tiếp với khách hàng mà không cần phải có cửa hàng vật lý. Khách hàng, ngược lại, có thể truy cập vào sàn để tìm kiếm, so sánh và mua sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử là gì?

Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP định nghĩa sàn thương mại điện tử như sau: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.”

Cách hoạt động của sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử hoạt động dựa trên mô hình nền tảng trực tuyến, hoạt động như một trung gian liên kết người mua và người bán. Để tham gia bán hàng trên sàn TMĐT, người bán (doanh nghiệp hoặc cá nhân) cần đăng ký tài khoản và tạo gian hàng trực tuyến của mình trên sàn. Sau đó, họ có thể đăng tải thông tin sản phẩm, giá cả, mô tả và hình ảnh sản phẩm.

sàn giao dịch thương mại điện tử
Người bán cần tạo cửa hàng online trên sàn thương mại điện tử

Khách hàng cũng cần có tài khoản để mua hàng. Sau khi tạo tài khoản, họ có thể duyệt tìm sản phẩm, lưu sản phẩm yêu thích, đặt hàng và thanh toán. Người mua có thể sử dụng công cụ tìm kiếm, lọc sản phẩm theo giá, thương hiệu hoặc đánh giá để tìm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

bộ lọc tìm kiếm shopee
Bộ lọc tìm kiếm trên Shopee

Sàn thương mại điện tử thường tích hợp các phương thức thanh toán đa dạng như thẻ tín dụng, ví điện tử hoặc thanh toán khi nhận hàng (COD). Sau khi người mua thanh toán, sàn TMĐT thông báo cho người bán để chuẩn bị sản phẩm. Các sàn thường hợp tác với các đơn vị vận chuyển để giao hàng đến địa chỉ của người mua, giúp giao dịch trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

vận chuyển hàng hóa
Các sàn thương mại điện tử thường liên kết với các đơn vị vận chuyển

Top 9 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất

Với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển, các sàn thương mại điện tử không chỉ giúp người mua dễ dàng tiếp cận với hàng nghìn sản phẩm mà còn hỗ trợ người bán mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, giữa vô vàn các nền tảng đang hoạt động, đâu là các sàn thương mại điện tử phổ biến và uy tín nhất?

1. Shopee

Shopee hiện là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam với lượng truy cập khổng lồ. Shopee có lợi thế về giao diện thân thiện, dễ sử dụng và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Sàn thường xuyên tổ chức các sự kiện “Siêu Sale” vào các ngày đặc biệt như 9/9, 10/10, 11/11, v.v., thu hút đông đảo người mua.

Sàn thương mại điện tử SHOPEE
Shopee là sàn thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu châu Á

2. Taobao

Taobao là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Được biết đến với hàng triệu sản phẩm từ nhiều ngành hàng đa dạng, Taobao là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự phong phú và giá cả phải chăng. Taobao cũng là lựa chọn phổ biến cho những người mua sắm quốc tế với các dịch vụ mua hộ và vận chuyển quốc tế.

sàn thương mại điện tử taobao
Giao diện sàn thương mại điện tử Trung Quốc Taobao

3. Amazon

Amazon là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nổi tiếng với dịch vụ giao hàng nhanh và chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo. Được thành lập bởi Jeff Bezos, Amazon không chỉ cung cấp sản phẩm đa dạng từ điện tử, sách, đồ gia dụng đến thời trang mà còn tích hợp các dịch vụ đặc biệt như Amazon Prime, giúp khách hàng nhận hàng nhanh chóng và tận hưởng nhiều ưu đãi độc quyền.

sàn thương mại điện tử amazon
Giao diện sàn thương mại điện tử Amazon

4. TikTok Shop

TikTok Shop là một tính năng của ứng dụng TikTok, cho phép người dùng mua sắm trực tiếp các sản phẩm mà họ thấy trên nền tảng này. Mặc dù được tích hợp ngay trên nền tảng TikTok, nhưng TikTok Shop vẫn hoạt động giống như một sàn thương mại điện tử truyền thống. Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh bán hàng mới, TikTok Shop chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc.

tiktok shop
TiKTok Shop cũng được xem là sàn thương mại điện tử

5. Sendo

Sendo là một sàn thương mại điện tử do Việt Nam phát triển và điều hành khá nổi tiếng ở thị trường nội địa. Sendo cung cấp các sản phẩm đa dạng từ thời trang, điện tử, đến hàng tiêu dùng. Với phương châm “Ở đâu rẻ hơn, hoàn tiền”, Sendo thu hút khách hàng bằng các mã giảm giá và chương trình khuyến mãi lớn, đồng thời tập trung phát triển dịch vụ cho các tỉnh thành, vùng sâu vùng xa.

sàn thương mại điện tử sendo
Sàn thương mại điện tử Sendo

6. Lazada

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử quốc tế lớn đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, nổi bật với hệ thống hậu cần và công nghệ quản lý hàng tồn kho vượt trội. Lazada tập trung vào các chương trình giảm giá, ưu đãi hàng tháng và đặc biệt là các chương trình “Flash Sale” theo giờ, giúp người dùng mua sắm với giá hấp dẫn.

sàn thương mại điện tử lazada
Sàn thương mại điện tử Lazada

7. Tiki

Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam và nổi bật với mô hình TikiNOW – tức giao hàng nhanh trong 2 giờ tại một số thành phố lớn. Nổi tiếng như một ứng dụng bán sách chính hãng, Tiki hiện đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đồ điện tử, thời trang, gia dụng và mỹ phẩm. Với Tiki, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm nhờ chính sách bảo vệ ngươi mua và hệ thống kiểm duyệt người bán nghiêm ngặt.

sàn thương mại điện tử tiki
Giao diện website của Tiki

8. Etsy

Etsysàn thương mại điện tử chuyên về các sản phẩm thủ công, hàng thiết kế và đồ vintage, thu hút các nghệ nhân, thợ thủ công và nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới. Từ đồ trang sức thủ công, quần áo tự thiết kế, đến đồ trang trí nhà cửa, Etsy là nơi tuyệt vời để tìm kiếm những sản phẩm khác biệt mà không thể tìm thấy ở các sàn thương mại điện tử thông thường.

sàn thương mại điện tử etsy
Etsy là sàn thương mại điện tử chủ yếu cho người bán cá nhân

9. eBay

eBaysàn thương mại điện tử nổi bật với mô hình đấu giá trực tuyến, cho phép người bán tự định giá sản phẩm và người mua có thể đấu giá để sở hữu món hàng mình yêu thích. Ngoài ra, eBay cũng có nhiều mặt hàng “mua ngay” với giá cố định, phục vụ đa dạng nhu cầu từ đồ điện tử, thời trang, đồ cổ cho đến các món đồ sưu tập độc đáo.

sàn thương mại điện tử ebay
eBay nổi tiếng là sàn thương mại điện tử C2C

Một số mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Ngày nay, sàn thương mại điện tử đã trở thành một trong những kênh bán hàng chủ lực, giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận khách hàng rộng rãi mà không cần cửa hàng vật lý. Tùy thuộc vào quy mô, chiến lược và loại sản phẩm, các doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phù hợp để tối ưu hóa doanh thu và tăng cường hiệu quả vận hành.

Vậy các mô hình kinh doanh phổ biến trên các sàn thương mại điện tử là gì?

Mô hình B2C (Business to Consumer)

Mô hình B2C là một trong những mô hình phổ biến nhất trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp bán lẻ. Trong mô hình này, doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada hoặc Tiki.

business to customer model
Các công ty sản xuất FMCG thuộc mô hình kinh doanh B2C

Mô hình C2C (Consumer to Consumer)

Mô hình C2C cho phép các cá nhân giao dịch với nhau thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Các sản phẩm trên mô hình này thường là đồ cũ hoặc các sản phẩm thủ công và có giá thành phải chăng. Các nền tảng nổi bật hỗ trợ mô hình C2C gồm eBay, Shopee và các trang rao vặt.

Mô hình B2B (Business to Business)

B2B là mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán sản phẩm, nguyên liệu hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì cho người tiêu dùng cuối cùng. Các giao dịch B2B thường có giá trị lớn, hợp đồng dài hạn, và yêu cầu kiểm định chất lượng chặt chẽ. Trên các sàn thương mại điện tử, mô hình B2B thường xuất hiện ở các nền tảng chuyên biệt như Alibaba hoặc Amazon Business.

sàn thương mại điện tử B2B
Amazon Business dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh B2B

Mô hình D2C (Direct to Consumer)

Mô hình D2C là một mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua các đại lý hay trung gian phân phối. Mô hình này phù hợp với các thương hiệu có nền tảng thương mại điện tử riêng hoặc tận dụng các tính năng hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử lớn.

Tổng kết

Sàn thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, mang đến nhiều tiện ích vượt trội cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. rong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, sàn thương mại điện tử hứa hẹn sẽ còn tiếp tục mở rộng và thay đổi cách chúng ta mua sắm và kinh doanh.

Hy vọng rằng qua bài viết trên của Miko Tech, bạn đã hiểu rõ sàn thương mại điện tử là gì và cách chúng hoạt động để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của mình trong thời đại số.

05.11.2024 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!