fbpx
Logo

10 chiến lược ecommerce marketing thúc đẩy doanh số

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Ecommerce marketing là điều mà rất nhiều marketer cũng như những chuyên gia trong digital marketing quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm này và xem qua 10 chiến lược ecommerce marketing giúp doanh nghiệp của bạn tăng doanh số hiệu quả.

Các kênh thực hiện ecommerce marketing tốt nhất

Khi nói đến marketing cho ecommerce, có nhiều kênh hiệu quả mà bạn có thể sử dụng. Dưới đây là một số kênh phổ biến và hiệu quả nhất:

Quảng cáo trực tuyến

Bạn có thể sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads, Google Ads, Instagram Ads, YouTube Ads,… để đưa thông tin của bạn đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Quảng cáo trực tuyến giúp tăng lưu lượng truy cập và nhận biết thương hiệu của bạn.

Content marketing

Tạo ra nội dung giá trị, hữu ích và liên quan đến sản phẩm khá hiệu quả để thu hút khách hàng. Bạn có thể viết blog, xây dựng trang web với nội dung SEO tối ưu, tạo video hướng dẫn sản phẩm hoặc các bài viết trên mạng xã hội.

ecommerce marketing channels
Content marketing là kênh phổ biến

Email marketing

Hãy xây dựng danh sách email của khách hàng và gửi thông điệp tiếp thị thông qua email của họ. Tận dụng email marketing là cách hiệu quả để thông báo về khuyến mãi, sản phẩm mới, tin tức công ty và tạo liên kết với khách hàng theo cách cá nhân hóa.

Mạng xã hội

Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest và LinkedIn có thể hỗ trợ tạo và quảng bá nội dung, xây dựng cộng đồng và tương tác với khách hàng. Các mạng xã hội này giúp tăng cường độ nhận diện của thương hiệu và kết nối với khách hàng dễ dàng hơn.

SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Đảm bảo trang web của bạn được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm như Google. Nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa trang web, tạo liên kết và tạo nội dung chất lượng giúp tăng cường sự hiện diện của bạn trên kết quả tìm kiếm.

SEO
SEO hỗ trợ thương hiệu tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Quảng cáo trên các trang web và blog đối tác

Hợp tác với các trang web và blog có liên quan đến lĩnh vực của bạn để đăng quảng cáo hoặc bài viết liên kết. Điều này giúp bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng có sẵn trên các kênh đã có sự tín nhiệm từ đối tác của bạn.

10 chiến lược ecommerce marketing thúc đẩy doanh số

Bạn có thể sử dụng các chiến thuật ecommerce marketing cho mọi doanh nghiệp bất kể quy mô và có thể dễ dàng triển khai bằng các công cụ phù hợp. Sau đây là 10 cách giúp bạn thực hiện tiếp thị thương mại điện tử dễ dàng hơn:

1. Tối đa hóa chiến dịch email

Các chiến dịch tiếp thị qua email là một cách tuyệt vời để khuyến khích liên hệ trực tiếp giữa công ty và khách hàng của bạn. Email tùy chỉnh cung cấp có thể tiếp cận khách hàng theo cách cá nhân hóa hơn là các phương tiện truyền thông xã hội.

Tối đa hóa email marketing có thể là chiến lược ecommerce marketing hiệu quả giúp cải thiện doanh số của doanh nghiệp. Sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Email chào mừng: Khi khách hàng đăng ký nhận email từ bạn, hãy gửi cho họ email này và thông báo những lợi ích mà họ sẽ nhận được.
  • Email bản tin: Cập nhật về doanh nghiệp cũng như các ưu đãi cho khách hàng thường xuyên cũng có thể cải thiện lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
  • Email cảm ơn: Vì khách hàng có khả năng kiểm tra email sau khi mua hàng nên đây là một cách lý tưởng để tạo thiện cảm với khách hàng.
  • Email quảng cáo và quà tặng miễn phí: Hãy cho khách hàng thấy những gì họ có thể mua với giá hời với thẻ quà tặng hoặc giảm giá.
  • Email chúc mừng sinh nhật: Những email này khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng và đặc biệt, nhất là khi email đi kèm với những món quà hoặc ưu đãi.
  • Email nhắc nhở về giỏ hàng: Hãy gửi email nhắc nhở khách hàng về những gì họ đang có trong giỏ hàng và gửi thêm thông tin về các sản phẩm và ưu đãi có liên quan.
tối ưu email marketing
Có nhiều cách để tối ưu email marketing

2. Tối giản quy trình thanh toán

Thực tế, quy trình thanh toán quá phức tạp hoặc gây phiền phức là lý do khiến mọi người ngừng mua hàng dù đã thêm hàng vào giỏ. Vì vậy việc làm cho quá trình thanh toán dễ dàng đối với người dùng là rất quan trọng. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến về quy trình thanh toán mà doanh nghiệp cần tránh:

  • Yêu cầu tạo tài khoản: Bắt buộc khách hàng phải đăng ký để mua hàng có thể làm mất lòng khách hàng. Thay vào đó, hãy cho phép họ mua hàng trực tiếp để giảm bớt phiền phức cho khách hàng.
  • Không có thanh tiến trình: Thanh tiến trình cho khách hàng biết họ cần thực hiện bao nhiêu bước để hoàn tất giao dịch thanh toán và họ đang ở bước nào. Một quy trình thanh toán sẽ dễ hiểu hơn nếu được chia thành các bước rõ ràng.
  • Thiếu tùy chọn thanh toán: Lý tưởng nhất, bạn nên cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán chẳng hạn như COD, chuyển khoản ngân hàng và các loại ví điện tử.
ecommerce marketing tips
Thanh toán đơn giản là điều được khách hàng ưa thích

3. Website phải tương thích với di động

Có dự đoán rằng rằng trong năm 2023 sẽ có đến 53,9% các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên điện thoại di động. Không có gì ngạc nhiên khi mua sắm trên thiết bị di động trở nên phổ biến ở thời đại này. Và hiển nhiên, không có gì làm nản lòng người mua hơn là phát hiện ra rằng trang web họ đang xem quá lớn so với màn hình điện thoại hoặc khó điều hướng hơn.

Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn có thể truy cập trang web của bạn từ bất cứ đâu. Và chính thuật toán của Google hiện nay cũng ưu tiên các website thân thiện với thiết bị di động hơn và cho chúng thứ hạng cao hơn. Hãy sử dụng các công cụ để kiểm tra độ tương thích của web với các thiết bị như Google Pagespeed Insights, MobileTest.me, BrowerStack,…

mẹo ecommerce marketing
Website tương thích với di động giúp tăng trải nghiệm khách hàng

4. Bán hàng trên mạng xã hội

Trong bối cảnh hiện tại, khách hàng đang chuyển sang các cửa hàng trực tuyến vì nhu cầu và mong muốn của họ. Đặc biệt là những cửa hàng trên mạng xã hội. Facebook, Tiktok và Instagram hiện có các tính năng hỗ trợ bán hàng trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để tăng doanh số.

Các doanh nghiệp thường đăng tải sản phẩm của họ trên mạng xã hội và cài đặt điều hướng về trang web chính để hoàn tất thao tác mua hàng. Tiktok cho phép người dùng thanh toán ngay trên ứng dụng nhưng Facebook và Instagram thì chưa có tính năng này. Dù vậy, các kênh truyền thông xã hội vẫn đóng góp lớn trong việc quảng bá sản phẩm.

ecommerce marketing mẹo
Sử dụng mạng xã hội là một ý tưởng không tồi

5. Sử dụng review từ khách hàng

Việc đăng tải nội dung review từ một khách hàng đã sử dụng sản phẩm là cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin cho những khách hàng tiềm năng. Đây cũng là hình thức tiết kiệm ngân sách marketing, vì những người dùng khác đang tạo ra nội dung và bạn cần xin phép họ sử dụng để tái xuất bản những nội dung đó.

Những người đang quan tâm đến sản phẩm của bạn sẽ tin tưởng hơn khi họ xem review sản phẩm chân thực từ một khách hàng khác và được khuyến khích mua hàng. Khi tìm thấy một nội dung giới thiệu sản phẩm thú vị và thuyết phục, hãy liên lạc với người tạo ra những nội dung để chia sẻ cho những người dùng khác.

Referral marketing
Hãy tận dụng review từ khách hàng thật sự

6. Tạo blog

Tạo blog là một cách tuyệt vời để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Nhưng không phải tất cả các blog đều như nhau. Hiểu được thị hiếu khách hàng của bạn là rất quan trọng để tạo ra một blog thành công.

Hãy kết hợp sử dụng các phương tiện khác nhau trong các bài đăng trên blog của bạn như hình ảnh, video. Bạn nên ngắt nhỏ nội dung thành các đoạn ngắn, viết những bài có motif “Cách để…” và lồng ghép sản phẩm của bạn vào đó. Thông tin trên blog càng hữu ích đối với khách hàng thì càng có nhiều khả năng họ sẽ mua sản phẩm của bạn.

business blog
Tạo blog là một chiến lược ecommerce marketing phổ biến

7. Sử dụng micro influencer

Influencer marketing có thể khá đắt đỏ nếu ngân sách của công ty bạn hạn hẹp. Lúc này, hợp tác với các micro influencer có vẻ là một chiến lược ecommerce marketing hợp lý hơn. Những influencer có từ 10K – 30K followers có thể được gọi là micro influencer (influencer ít nổi).

Mặc dù họ không có số lượng người theo dõi như các influencer nổi tiếng, họ vẫn có một lượng người theo dõi nhất định. Các micro influencer thường sẵn lòng quảng cáo sản phẩm của bạn với một khoản phí nhỏ hoặc nhận sản phẩm miễn phí từ doanh nghiệp của bạn. Do đó cách này rất phù hợp về mặt tài chính cho những doanh nghiệp nhỏ.

micro influencer
Micro influencer sẽ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

8. Đầu tư cho các quảng cáo PPC (Pay-Per-Click)

PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) là một hình thức quảng cáo trực tuyến mà người quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của họ. Quảng cáo PPC xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là trên các công cụ tìm kiếm. Với Google, quảng cáo PPC xuất hiện ở đầu SERP (trang kết quả tìm kiếm) khi người dùng tìm kiếm một từ khóa hoặc cụm từ khóa cụ thể.

Khi sử dụng PPC, bạn chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo – một dấu hiệu cho thấy họ có quan tâm đến sản phẩm mà bạn cung cấp. PPC cũng cho phép bạn định tuyến quảng cáo đến các đối tượng khách hàng cụ thể dựa trên từ khóa, địa điểm, tuổi tác và nhiều yếu tố khác. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

PPC ecoomerce marketing
PPC là một chiến lược ecommerce marketing đáng để đầu tư

9. Dùng FAQ

Các trang Câu hỏi thường gặp (FAQ) giúp điều hướng trang web của bạn dễ dàng hơn cho khách hàng của bạn. Các trang này cũng giúp bạn không tốn thời gian để trả lời cùng một câu hỏi cho nhiều khách hàng khác nhau. Mặc dù nhiều trang web doanh nghiệp đã có phần FAQ, nhưng nếu trang FAQ được tổ chức tốt nó có thể là một công cụ marketing giá trị.

Việc sử dụng dữ liệu SEO, từ khóa và liên kết nội bộ có thể đưa trang FAQ trở thành một công cụ marketing quan trọng để khuyến khích mua hàng và thu hút khách hàng mới. FAQ nên được cập nhật thường xuyên. Khi các câu hỏi mới xuất hiện, hãy cập nhật FAQ của bạn cho câu hỏi đó.

FAQ
FAQ có thể là công cụ hiệu quả

10. Nhắm mục tiêu vào khách hàng quay lại (repeat customer)

Repeat customer là những khách hàng đã quay lại mua sản phẩm của bạn lần 2. Họ là người dễ tiếp cận nhất vì họ đã biết về thương hiệu và đã tương tác với sản phẩm từ trước. Như chúng ta đã nhắc đến ở trên, email marketing là một cách tuyệt vời để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn cho khách hàng quay lại.

Các chương trình tặng quà hoặc khách hàng thân thiết cho những khách hàng thân quen cũng có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và khuyến khích họ tiếp tục quay lại. Hoặc đối với những khách hàng đã quay lại mua lần 2, hãy tặng họ mã giảm giá hoặc ưu đãi vận chuyển, hoặc đề xuất tặng hàng mẫu nếu họ quay lại vào lần tới.

repeat customer là gì
Tập trung vào repeat customer mang lại hiệu quả cao hơn

Lời kết

Bài viết đã giải thích cho bạn ecommerce marketing là gì cũng như giới thiệu cho bạn những chiến lược ecommerce marketing hiệu quả. Hy vọng Miko Tech đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và đừng quên theo dõi trang web mỗi ngày để cập nhật nhiều kiến thức hay ho nhé!

19.06.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!