Trang giới thiệu website thú vị và hấp dẫn giúp tạo được ấn tượng với người xem và có thêm khách hàng tiềm năng. Cùng theo dõi cách viết trang giới thiệu website, lời giới thiệu công ty ngắn gọn cho doanh nghiệp trong bài viết sau nhé!
Vì sao bạn cần giới thiệu website?
Khi khách hàng lần đầu ghé thăm website và chưa biết gì về doanh nghiệp, họ sẽ nhấp vào mục “Giới thiệu website” hay “About Us” để có cái nhìn tổng quát. Hầu hết mọi người xem mục này là vì tò mò, họ muốn biết doanh nghiệp cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ nào.
Việc chúng ta cần làm là tận dụng sự tò mò đó và giữ chân khách hàng khám phá thêm những nội dung khác trên website. Bạn cần cho họ hiểu được bạn có những gì và bạn có thể mang lại cho họ những lợi ích gì.
Ngoài ra, hãy thể hiện một chút sự khác biệt so với những website cùng ngành để khách hàng có thể phân biệt được bạn và đối thủ.
Đọc thêm về:
Cách tạo trang Web: Hướng dẫn tạo website cho người mới từ A – Z
Lợi ích của trang giới thiệu website
Một số lợi ích khi sở hữu trang giới thiệu website ấn tượng là:
- Xây dựng uy tín: Khách hàng và đối tác có thể sẽ muốn tìm hiểu kỹ càng về quá trình hoạt động và tầm nhìn của doanh nghiệp trước khi liên hệ hợp tác. Trang giới thiệu sẽ giúp họ biết được những thông tin cơ bản về doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ: Sản phẩm hoặc dịch vụ là điều mà mọi người quan tâm nhất khi truy cập website của doanh nghiệp. Bạn có thể giới thiệu về những sản phẩm hoặc dịch vụ ngay trên trang này hoặc giới thiệu sơ qua và dẫn link sang trang Sản phẩm/dịch vụ riêng nếu có.
- Kết nối với khách hàng mục tiêu: Một trong những nội dung thường có khi giới thiệu website là “Sứ mệnh và tầm nhìn”. Nếu công ty nêu bật được những giá trị mà mình đang hướng tới chân thành, khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi và tin tưởng doanh nghiệp hơn.
- Ghi nhớ thương hiệu: Một trang giới thiệu được thiết kế đẹp mắt, hấp dẫn và nội dung chỉn chu sẽ giúp tạo ấn tượng lâu dài với người xem. Ngoài ra, điều này cũng giúp họ phân biệt doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh.
Những nội dung thường có trên trang giới thiệu website
Nhìn chung, những trang giới thiệu đều có những nội dung giống nhau. Trong phần này, Miko Tech sẽ giới thiệu cho bạn những phần nên có trên một trang giới thiệu doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm doanh nghiệp mà bạn có thể cân nhắc thêm những nội dung sau trên trang giới thiệu của mình.
1. Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của một doanh nghiệp là câu chuyện về những bước nhảy vọt, những nỗ lực và thành tựu của công ty từ khi bắt đầu hoạt động đến ngày nay. Mục này nên tập trung kể về những thông tin sau:
- Nguồn gốc và ý tưởng ban đầu: Người sáng lập đã có ý tưởng và dấn thân vào việc thành lập doanh nghiệp như thế nào?
- Những khó khăn trong quá trình hoạt động: Những câu chuyện đi lên từ con số 0 hoặc gặp phải trắc trở nhưng vẫn thành công truyền cảm hứng rất nhiều cho công chúng. Vì vậy, kể về những khó khăn sẽ tạo được kết nối về cảm xúc với người xem hơn.
- Hành trình phát triển và mở rộng: Kể về các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, những dấu mốc quan trọng như mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ở nội dung này sử dụng số liệu kết hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Mẫu lời giới thiệu công ty ngắn gọn:
Mọi người thường thích tìm hiểu về những câu chuyện phía sau các thương hiệu. Chẳng hạn như làm cách nào mà một công thức thuốc đau đầu trở thành loại nước uống giải khát nổi tiếng Coca Cola. Hay cả sự kiên cường của founder LEGO khi trở thành bố đơn thân của bốn người con và đối mặt với hai lần hỏa hoạn.
2. Sứ mệnh – Tầm nhìn
Sứ mệnh và tầm nhìn cùng nhau xây dựng nên một bức tranh toàn diện về mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp. Chúng là cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý tưởng của công ty, cam kết của công ty đối với khách hàng và cộng đồng.
Ví dụ mẫu lời giới thiệu về công ty, về sứ mệnh – tầm nhìn: “Sứ mệnh của công ty ABC là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.”
Tầm nhìn của doanh nghiệp là mục tiêu mà công ty hướng đến trong tương lai, là đích đến của mọi chiến lược phát triển. Đây là mục tiêu lớn lao giúp định hướng cho mọi hoạt động và quyết định của công ty.
Ví dụ: “Tầm nhìn của công ty XYZ là trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, đem lại giá trị lớn nhất cho khách hàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của khu vực và toàn cầu.”
3. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những nguyên tắc và tôn chỉ mà công ty đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh. Đây là những giá trị căn bản và không thể thay đổi của doanh nghiệp, tạo nên bản sắc và danh tiếng của công ty.
Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể là:
- Chất lượng: Cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng đúng yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Sáng tạo: Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp để tạo ra những giải pháp mới và đáp ứng những thay đổi trong thị trường.
- Tận tâm: Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe và tận tâm phục vụ khách hàng để đáp ứng nhu cầu và tạo sự hài lòng cao nhất.
- Chính trực: Luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, minh bạch trong kinh doanh, không làm giảm uy tín và niềm tin của khách hàng.
- Hướng tới khách hàng: Luôn tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
- Đoàn kết: Xây dựng môi trường làm việc hợp tác, đoàn kết, đồng tâm để đạt được những mục tiêu chung của công ty.
- Táo bạo: Khuyến khích nhân viên và lãnh đạo của doanh nghiệp làm việc với tinh thần dám nghĩ, dám làm.
- Trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm của công ty với nhân viên, khách hàng, các bên liên quan và cộng đồng.
4. Đội ngũ lãnh đạo/nhân viên
Khách hàng thường muốn biết về những người đứng sau doanh nghiệp, những người làm việc trực tiếp với họ. Giới thiệu đội ngũ nhân viên giúp xác thực và xây dựng lòng tin với khách hàng, họ sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Thông thường, ban lãnh đạo sẽ là những người được giới thiệu trên website công ty. Những vị trí quan trọng như giám đốc, trưởng bộ phận, trưởng phòng,… sẽ là những người được ưu tiên xuất hiện. Những thông tin về học vấn và quá trình làm việc của ban lãnh đạo có thể tạo cho đối tác và khách hàng thêm lòng tin.
Một số doanh nghiệp lựa chọn giới thiệu đội ngũ nhân sự theo phòng ban. Những nhân viên có thể cảm thấy sự gắn kết với công ty khi được giới thiệu trên website công ty. Tuy nhiên nếu công ty có quy mô lớn và nhiều phòng ban thì cách giới thiệu sẽ không phù hợp.
5. Thành tựu và chứng nhận
Nói về những gì mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình hoạt động sẽ góp phần nâng cao uy tín trong mắt khách hàng. Đó có thể là những cột mốc về số lượng khách hàng, số chi nhánh, quy mô xưởng sản xuất, doanh thu,…. Nếu doanh nghiệp đã từng đạt được những giải thưởng nào đó thì nên đăng ảnh minh chứng để tăng sức thuyết phục.
Bên cạnh việc nói về những thành tựu thì đối với những doanh nghiệp sản xuất nên có thêm những biên bản chứng nhận. Những chứng nhận này là bằng chứng thuyết phục nhất về năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ như chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng, hay chứng nhận ISO 14001 là chứng nhận về quản lý môi trường.
6. Đối tác và khách hàng
Việc đề cập đến danh sách các đối tác và khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp tăng cường lòng tin và đáng tin cậy từ phía khách hàng mới. Khi nhìn thấy những tên tuổi quen thuộc hoặc các công ty uy tín đã từng hợp tác với doanh nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và có thể liên hệ hợp tác.
Ngoài ra, đối với các đối tác và khách hàng hiện tại, việc doanh nghiệp của họ xuất hiện trên website là một sự công nhận và thể hiện lòng biết ơn của thương hiệu với sự hợp tác và ủng hộ đó. Điều này góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp và các đối tác cũng như khách hàng.
7. Hoạt động cộng đồng
Ngày nay, những doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm với môi trường và cộng đồng rất được khách hàng và đối tác đánh giá cao. Với công chúng, những doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm xã hội và đóng góp tích cực cho cộng đồng sẽ được yêu thích hơn.
Chẳng hạn, có một số thương hiệu đã có những hoạt động như gửi vật dụng thiết yếu cho các bệnh viện và khu cách ly trong mùa dịch. Một số doanh nghiệp cũng thường xuyên trích doanh thu để làm thiện nguyện như xây dựng các công trình vì trẻ em ở vùng sâu vùng xa, chạy chiến dịch bảo vệ môi trường bằng cách tặng túi vải, lập quỹ cho bệnh nhân ung thư,…
Những lưu ý khi viết giới thiệu website
Không có một khuôn mẫu chuẩn nào cho trang giới thiệu doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tự do viết ra những gì mình muốn khách hàng biết về mình. Bên cạnh những nội dung chính nên viết, có một số lưu ý có thể giúp bạn viết trang giới thiệu website hay hơn:
1. Tránh sai lỗi ngữ pháp, chính tả
Trang giới thiệu doanh nghiệp là một phần quan trọng của hình ảnh và thương hiệu của công ty. Việc tránh sai lỗi ngữ pháp chính tả sẽ giúp đảm bảo tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Một thương hiệu chuyên nghiệp sẽ không để bộ mặt trực tuyến của mình tồn tại những lỗi sai cơ bản như sai chính tả hay ngữ pháp.
Mặc dù chỉ là một vấn đề rất nhỏ nhưng với một số khách hàng kỹ tính thì điều này sẽ giảm bớt ấn tượng tích cực của họ với thương hiệu. Đôi khi những sai sót nhỏ có thể khiến khách hàng cảm thấy doanh nghiệp là đơn vị không chỉn chu và kỹ lưỡng.
2. Ứng dụng đa phương tiện
Những yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh hay hình ảnh động giúp trang web trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Một trang web chỉ toàn là chữ chắc hẳn sẽ rất chán, do đó kết hợp thêm hình ảnh và video là rất hữu ích. Điều này tăng sự tương tác của độc giả và giữ họ ở lại trang web lâu hơn.
Ngoài ra, một số nội dung hoặc thông tin ở mục giới thiệu website nên có hình ảnh hoặc video để tăng tính chân thực như giải thưởng, chứng nhận, quy mô doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo, hoạt động từ thiện… Những hình ảnh và video giúp khách hàng và đối tác tin tưởng những gì bạn nói hơn và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
3. Cập nhật thường xuyên
Một trang giới thiệu cần được cập nhật mới thường xuyên để khách hàng và đối tác biết được bạn vẫn đang hoạt động năng nổ. Thông qua việc cập nhật thông tin về sự phát triển, thành tựu, và hoạt động mới của doanh nghiệp, khách hàng có thể nhận thấy sự tiến bộ và sự đầu tư trong công việc của doanh nghiệp.
Khách hàng thường tìm kiếm thông tin mới và đáng tin cậy. Cập nhật thông tin thường xuyên giúp thu hút lưu lượng truy cập mới và giữ chân khách hàng hiện có. Điều này còn giúp tạo sự tương tác và tạo ưu thế cạnh tranh. Đăng tải các bài viết mới, thông tin khuyến mãi, sự kiện sẽ thu hút sự quan tâm và thúc đẩy tương tác từ phía khách hàng.
4. Hình thức trình bày
Hình thức trình bày đẹp và chuyên nghiệp giúp tạo ấn tượng tích cực ngay từ lần đầu tiên khách hàng ghé thăm trang giới thiệu. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, biểu tượng và các yếu tố đồ họa khác giúp trang web trở nên sinh động và thu hút người đọc. Những thành phần trên trang nên được sắp xếp hợp lý, hài hòa và có khoa học.
Sự chuyên nghiệp của thương hiệu được thể hiện thông qua hình thức trình bày sáng sủa, rõ ràng. Khách hàng và người xem cũng sẽ ưa thích những website có tính thẩm mỹ cao nên tính trực quan là cần có để giúp doanh nghiệp nổi bật so với đối thủ.
Đọc thêm về: Các loại bố cục website chuẩn SEO đẹp trong thiết kế website 2023
5. Sử dụng số liệu
Nếu như sử dụng câu chữ có thể giúp khơi gợi cảm xúc của người đọc thì những con số lại có khả năng gây ấn tượng tốt hơn. Bạn nên sử dụng những con số khi viết về những thành tựu của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động. Chẳng hạn như doanh thu, số lượng sản phẩm bán ra, số lượng khách hàng và đối tác,…
Các con số ấn tượng thể hiện sự phát triển và thành tựu của công ty, khiến cho người đọc có cảm giác rằng công ty là một đối tác đáng tin cậy và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Trong trường hợp công ty cần huy động vốn, số liệu về hiệu suất kinh doanh và khả năng sinh lời sẽ giúp thuyết phục nhà đầu tư về tiềm năng sinh lời của dự án hoặc công ty.
6. Kêu gọi hành động
Cuối trang giới thiệu, bạn hãy thêm một kêu gọi hành động rõ ràng như “Đăng ký ngay,” “Tìm hiểu thêm,” hoặc “Liên hệ với chúng tôi” để khuyến khích khách hàng tương tác và liên hệ với doanh nghiệp. Khi CTA được đặt ở vị trí chiến lược và hấp dẫn, nó có thể tăng khả năng chuyển đổi của trang giới thiệu, biến người xem thành khách hàng thực tế.
Lời kết
Giới thiệu website là nội dung quan trọng cần có khi xây dựng trang web cho doanh nghiệp và thương hiệu. Hãy nhớ rằng trang giới thiệu là cơ hội để bạn giới thiệu doanh nghiệp và thương hiệu với thế giới bên ngoài. Hy vọng với những chia sẻ của Miko Tech về cách viết giới thiệu website và những nội dung cần có, bạn có thể tạo được một trang giới thiệu thật ấn tượng và chỉn chu.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/