Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? bao gồm những yếu tố nào và quy trình thiết kế ra sao? Tất cả sẽ được Miko Tech giải đáp ngay sau đây!
Bộ nhận diện thương hiệu là gì trong marketing?
Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh là Brand Identity, là tập hợp các yếu tố hình ảnh và âm thanh được sử dụng để đại diện cho một thương hiệu. Nó bao gồm nhiều thành phần như logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh, âm thanh và các yếu tố khác để tạo ra một phong cách đồng nhất cho thương hiệu.
Nếu như mỗi cá nhân thể hiện đặc điểm riêng của mình thông qua quần áo, cách nói chuyện,… thì các thương hiệu cũng vậy. Bộ nhận diện thương hiệu giúp tạo ra độ nhận diện và sự nhất quán trong các hoạt động quảng cáo và truyền thông.
Ví dụ:
Một ví dụ điển hình về bộ nhận diện thương hiệu là thương hiệu nổi tiếng Coca-Cola. Nhìn vào logo của Coca-Cola, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu này:
- Logo với chữ “Coca-Cola” viết theo phong cách chữ viết đặc trưng.
- Màu đỏ sặc sỡ, và có một dòng viết phụ “Enjoy” bên dưới.
Đây chỉ là một phần nhỏ của bộ nhận diện thương hiệu Coca-Cola, nhưng đã đủ để gợi nhớ và tạo nên sự kết nối với thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Xem thêm về: Brand recognition là gì? Tầm quan trọng và cách thức hoạt động
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những yếu tố giúp gợi nhớ khách hàng về thương hiệu. Những yếu tố của một bộ nhận diện thường bao gồm:
- Logo: Là một biểu tượng đại diện được thiết kế để đại diện cho các giá trị và thông điệp chính của doanh nghiệp.
- Màu sắc: Sự lựa chọn màu sắc chủ đạo rất quan trọng, vì màu sắc có thể tạo ra nhận thức và cảm xúc với khách hàng về thương hiệu của công ty.
- Phông chữ: Phông chữ được sử dụng để viết tên và slogan của thương hiệu. Phông chữ cũng có thể tạo ra sự khác biệt và tạo nên phong cách độc đáo cho thương hiệu.
- Hình ảnh: Hình ảnh được sử dụng để tạo ra sự nhận diện và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Hình ảnh cũng có thể tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Âm thanh: Âm thanh đặc trưng gợi nhớ đến thương hiệu như âm nhạc trong quảng cáo hoặc âm thanh khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu. (Ví dụ: Momo, Zalopay,…).
- Slogan: Đây là câu khẩu hiệu đặc trưng của thương hiệu, thường được sử dụng để truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng với khách hàng.
- Tài liệu truyền thông: Mỗi doanh nghiệp cần có các tài liệu truyền thông bao gồm danh thiếp, thư mời, bao bì sản phẩm, brochure, quảng cáo trên truyền thông,… để giúp quảng bá thương hiệu đến khách hàng.
Vai trò đối với thương hiệu
Bộ nhận diện đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cũng như định vị chỗ đứng trên thị trường của thương hiệu.
Tạo sự nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng nhận diện và nhớ lại thương hiệu một cách dễ dàng hơn. Nó giúp tạo ra sự khác biệt và đặc trưng cho thương hiệu, giúp nó nổi bật trong lòng khách hàng.
Tạo sự chuyên nghiệp
Hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng với thương hiệu trong lòng khách hàng.
Tăng giá trị thương hiệu
Khi thương hiệu nổi bật và được khách hàng ghi nhớ, họ có thể sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu và tạo ra lợi ích kinh tế như tăng doanh số và lợi nhuận.
Kết nối với khách hàng
Bộ nhận diện thương hiệu giúp thương hiệu kết nối với khách hàng thông qua cảm giác mà thương hiệu mang lại. Chẳng hạn như một khách hàng theo đuổi phong cách thanh lịch, họ sẽ lựa chọn các thương hiệu mang lại cảm giác thanh lịch.
Tăng tính cạnh tranh
Bộ nhận diện giúp thương hiệu tạo ra sự độc nhất trong mắt khách hàng, càng được nhiều người biết đến thì thương hiệu càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
👉Tham khảo thêm về: Định vị thương hiệu là gì? 4 bước xây dựng định vị hiệu quả
Một bộ nhận diện thương hiệu cần như thế nào?
Để bộ nhận diện thương hiệu thể hiện được những gì thương hiệu muốn truyền tải thì nó cần có những đặc điểm sau:
- Độc đáo: Khi thương hiệu thể hiện được nét độc đáo của mình thông qua các yếu tố như logo, slogan, màu sắc,… thì khách hàng sẽ có ấn tượng hơn và nhớ lâu hơn.
- Nhất quán: Các yếu tố của bộ nhận diện cần phải nhất quán với nhau, tạo ra một hình ảnh và ấn tượng đồng nhất để dễ nhận diện với khách hàng.
- Tính ứng dụng cao: Vì bộ nhận diện sẽ được sử dụng đa dạng dưới nhiều hình thức như bao bì sản phẩm, giấy tờ công ty, đồng phục nhân viên,… nên cần có tính ứng dụng cao.
- Linh hoạt: Để thích nghi với những thay đổi trong chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing, bộ nhận diện cần có tính linh hoạt cao để tối ưu chi phí và thời gian.
- Thời thượng: hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại, đồng thời không quá dễ lỗi thời để tránh việc phải thay đổi quá thường xuyên.
Những lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Khách hàng thường nhận thức và ghi nhớ về một thương hiệu thông qua nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng bộ nhận diện dựa trên cách mà khách hàng ghi nhớ thương hiệu.
Về logo
Logo được xem là linh hồn của bộ nhận diện thương hiệu là bởi vì đa số khách hàng có xu hướng ghi nhớ thương hiệu thông qua nó. Logo càng độc đáo thì khách hàng càng ghi nhớ dễ hơn, có thể sử dụng logo theo phong cách tối giản nhưng không được quá đơn điệu.
Logo nên thể hiện được một đặc điểm hoặc thông điệp nào đó của thương hiệu.
Ví dụ: Logo của Amazon bên dưới là chữ Amazon với một mũi tên màu vàng kéo từ chữ a đến z. Hình dạng cong của mũi tên tượng trưng cho nụ cười hài lòng của khách hàng, mũi tên từ a đến z biểu thị rằng Amazon bán nhiều loại sản phẩm đa dạng.
Về màu sắc
Màu sắc và logo là hai yếu tố cơ bản tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn. Trong thiết kế, những màu sắc thể hiện những đặc điểm khác nhau và liên quan đến lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động. Màu sắc có thể tạo ra một cảm giác, một tình cảm hoặc một thông điệp riêng, do đó, việc chọn màu sắc phù hợp là rất quan trọng.
Ví dụ: màu xanh lá cây gợi nhớ về thiên nhiên và tạo cảm giác tươi mát nên thường được các hãng mỹ phẩm, sản phẩm sức khỏe và thực phẩm lựa chọn.
Ngược lại, màu đỏ tạo cảm giác nhiệt huyết, táo bạo và tràn đầy năng lượng nên được nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh chọn làm màu chủ đạo.
Dựa vào thuộc tính sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp và những giá trị doanh nghiệp muốn hướng đến mà nhà thiết kế sẽ lựa chọn màu sắc phù hợp cho bộ nhận diện thương hiệu.
Về bao bì
Theo một nghiên cứu của IPSOS vào năm 2018, có đến 72% người tham gia cho biết thiết kế bao bì có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Trong trường hợp mua sản phẩm để làm quà tặng, con số này lên đến 81%.
Bao bì không chỉ bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động bên ngoài mà còn tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Thiết kế bao bì sản phẩm chỉn chu và đẹp mắt góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và sự tôn trọng với khách hàng. Do đó, bao bì sản phẩm là công cụ hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng rất hiệu quả.
Về website và mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, website và mạng xã hội có thể là công cụ đắc lực để tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Sở hữu một trang web chuyên nghiệp, ấn tượng và tài khoản mạng xã hội uy tín sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu tốt hơn.
Xu hướng tìm kiếm thông tin và mua hàng online là động lực để các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp tiếp cận được một lượng khách hàng tiềm năng lớn bất kể vị trí địa lý.
Hãy tận dụng những công cụ này kết hợp với bộ nhận diện thương hiệu để khách hàng dễ dàng nhận ra và tiếp cận với bạn trên nhiều nền tảng.
Về bộ nhận diện văn phòng
Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng (hay còn gọi là Corporate Identity) là tập hợp các yếu tố nhận diện của một thương hiệu, bao gồm logo, tài liệu marketing, thiết kế sản phẩm, cách trình bày trang web, v.v.
Bộ nhận diện văn phòng chuyên nghiệp được thể hiện qua các ấn phẩm văn phòng và được sử dụng nội bộ hoặc cung cấp cho khách hàng.
Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu văn phòng là giúp doanh nghiệp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, đối tác và nhân viên. Nó giúp định hình và tăng cường thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra sự nhận diện dễ dàng và nhanh chóng. Góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp và đồng bộ hóa các hoạt động trong văn phòng.
Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Xác định quy trình xâu dựng bộ nhận diện thương hiệu hợp lý sẽ giúp bạn quản trị được những công việc cần làm. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu các bước để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu. Mời các bạn cùng tham khảo:
Bước 1: Nghiên cứu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu về 3 yếu tố quan trọng bao gồm: thương hiệu, khách hàng và thị trường. Phân tích về thương hiệu sẽ giúp nhà thiết kế định hình được phong cách và cảm giác mà thương hiệu muốn mang lại. Khách hàng mong muốn có được điều gì từ sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu là điều cần phân tích tiếp theo.
Cuối cùng, bạn cần tìm hiểu về những doanh nghiệp cùng ngành và bộ nhận diện thương hiệu của họ để tránh trùng lặp ý tưởng. Chẳng hạn công ty bạn và đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Nếu đối thủ đã dùng màu xanh lá cây thì bạn nên tránh dùng màu đó vì nó sẽ khiến những khách hàng ghi nhớ qua màu sắc bị nhầm lẫn.
Bước 2: Lên ý tưởng về thông điệp
Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, bạn cần xác định được thông điệp chính mà bạn muốn gửi đến khách hàng. Thông điệp này cần phản ánh giá trị cốt lõi của công ty và phải được truyền tải một cách rõ ràng, dễ hiểu.
Bước 3: Thiết kế logo
Logo là trung tâm của bộ nhận diện thương hiệu, do đó, việc thiết kế logo là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế. Nhà thiết kế cần tìm ra ý tưởng phù hợp với chiến lược đã định sẵn và đảm bảo tính độc đáo, dễ nhận diện và gợi nhớ.
Bước 4: Thiết kế những yếu tố khác
Sau khi hoàn thành thiết kế logo, nhà thiết kế tiếp tục lựa chọn màu sắc và font chữ. Tiếp theo, thương hiệu cần tiếp tục thiết kế các tài liệu quảng cáo khác như tờ rơi, bảng hiệu, namecard, website, v.v…
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá
Bước này bao gồm việc kiểm tra và đánh giá tổng quát bộ nhận diện thương hiệu như kích cỡ logo, xem xét lại các tone màu và độ tương phản, lựa chọn vật liệu cho bộ nhận diện văn phòng (chất liệu đồng phục, tài liệu công ty, … và đảm bảo tính nhất quán của tất cả các yếu tố.
Bước 6: Triển khai và áp dụng
Cuối cùng, bộ nhận diện thương hiệu của bạn phải được áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Hãy đảm bảo rằng nó thể hiện đầy đủ những gì doanh nghiệp muốn công chúng nhìn thấy và cảm nhận.
Việc áp dụng bộ nhận diện thương hiệu vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về bộ nhận diện thương hiệu
Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Tái định vị thương hiệu, hay còn gọi là Rebrand, là một chiến lược marketing nhằm tái khẳng định bản sắc thương hiệu mới, mang đến sự “tái sinh” cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng và trên thị trường thông qua việc thay đổi tên, logo, slogan, tầm nhìn, sứ mệnh, màu sắc, bao bì, hoặc tất cả các yếu tố nhận diện thương hiệu khác.
Ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu
Một tập hợp các phương tiện và hình ảnh gọi là hệ thống nhận diện thương hiệu. Hệ thống này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như logo, slogan, màu sắc, phong bì, đồng phục, sản phẩm, âm thanh, gương mặt đại diện,… Ví dụ, Biti’s nổi tiếng tại Việt Nam với slogan “Nâng niu bàn chân Việt”.
Lời kết
Như vậy, Miko Tech đã giúp bạn hiểu được bộ nhận diện thương hiệu là gì cũng như những lưu ý trong quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những kiến thức marketing nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/