fbpx
Logo

Brand Ambassador là gì? Mô tả công việc Brand Ambassador

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Brand Ambassador hay còn gọi là đại sứ thương hiệu là cái tên gắn liền với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Brand Ambassador góp phần làm tăng doanh thu và độ phủ sóng của thương hiệu. Trong bài viết hôm nay, MikoTech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Brand Ambassador là gì, ảnh hưởng, vai trò, quyền lợi, công việc, các yêu cầu và sự khác nhau giữa Global và House Ambassador. Cùng theo dõi để tham khảo nhé!

Xem Nhanh

Brand Ambassador là gì?

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là một gương mặt đại diện cho một thương hiệu, giúp đem hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Đại sứ thương hiệu có thể gắn liền với brand hoặc chỉ đồng hành trong một số các chiến dịch nhất định.

Thông thường, đại sứ thương hiệu là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đến công chúng và có các tiêu chí phù hợp với thương hiệu.

brand ambassador Traveloka
Ngô Kiến Huy là brand ambassador của Traveloka vào năm 2021

Tầm ảnh hưởng của Brand Ambassador lớn như thế nào?

Với sự nổi tiếng của mình, mỗi hành động, hình ảnh của người đại sứ thương hiệu đều được người tiêu dùng chú ý. Khi người đại sứ thương hiệu này sử dụng bất kỳ sản phẩm nào hoặc marketing cho một thương hiệu nào thì doanh thu của thương hiệu đó sẽ tăng một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, đại sứ thương hiệu còn có khả năng “làm sống dậy” một brand đã bão hòa hoặc đang đi xuống sau một thời gian dài. Một ví dụ điển hình có thể thấy đó là Biti’s. Biti’s là thương hiệu đã có mặt rất lâu trên thị trường. Ban đầu Biti’s được khá nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng vài năm sau đó, Biti’s đã dậm chân tại chỗ, thậm chí là tuột dốc và có khả năng sẽ biến mất trên thị trường.

Chiến dịch "Đi để trở về"
Chiến dịch “Đi để trở về”

Tuy nhiên, những năm gần đây, Biti’s đã không ngừng sử dụng đại diện thương hiệu là những ca sĩ nổi tiếng như Soobin Hoàng Sơn với chuỗi marketing Đi để trở về. Chiến dịch marketing “Đi để trở về” đã vực dậy một thương hiệu giày dép lớn tại Việt Nam.

Vai trò của một Brand Ambassador – đại sứ thương hiệu

Không phải ngẫu nhiên những thương hiệu lớn sẽ chọn một ngôi sao nào đó bất kỳ làm đại diện thương hiệu cho họ. Có 3 yếu tố chính lý giải cho việc này đó là: Độ tin cậy, sức hấp dẫn và độ phù hợp

Độ tin cậy của đại sứ thương hiêu

Động cơ đầu tiên mà các nhãn hàng muốn sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu là để giúp tăng lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu của mình. Không có bất kỳ ai muốn lựa chọn thương hiệu được đại diện bởi một người dính nhiều “lùm xùm” trong sự nghiệp.

Do đó, người đại sứ thương hiệu cần có sự tin cậy đối với người hâm mộ của mình. Khi có lòng tin, mọi điều mà đại sứ thương hiệu mang đến đều nhận được sự tin cậy từ người tiêu dùng.

Sức hấp dẫn

Các ngôi sao nổi tiếng là người luôn biết cách thu hút người hâm mộ. Khi các ngôi sao nổi tiếng trở thành đại sứ thương hiệu nào thì brand đó cũng trở nên hấp dẫn hơn và đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng. Do đó, thương hiệu của bạn cũng sẽ trở nên hấp dẫn cùng với sự phủ sóng của người nổi tiếng.

Mức độ phù hợp

Để xác định tính phù hợp, brand hãy xem xét các yếu tố như sau:

  • Relevance (Sự liên kết): Quan niệm sống của người nổi tiếng, phong cách thời trang, phát ngôn từ trước tới giờ.
  • Fans/followers (Đối tượng khách hàng): Chủ đề quan tâm của người hâm mộ có phải sản phẩm/ dịch vụ của brand cung cấp hay không?
  • Sentiment (chỉ số cảm xúc): Nếu như lựa chọn đại sứ này thì sẽ tạo dựng hình ảnh thương hiệu tiêu cực đi hay tích cực hơn cho khách hàng mục tiêu?

Tham khảo một nghiên cứu về nhận thức của người dùng về đại diện thương hiệu là người nổi tiếng:

Công việc của một Brand Ambassador đại sứ thương hiệu

Thực hiện việc đăng tải các sản phẩm, dịch vụ trên các kênh của mình

Hiện nay, những người nổi tiếng đều có những trang mạng xã hội, kênh youtube,…riêng của mình. Các kênh này thường sở hữu ít nhất hàng nghìn lượt theo dõi. Khi bất kỳ thông tin hay sản phẩm nào được đăng tải trên các kênh này thường nhận lại những phản ứng tích cực.

Do đó, công việc phổ biến mang lại hiệu quả cao của Brand Ambassador là đăng tải các hình ảnh, thông tin sản phẩm lên trang cá nhân, kênh youtube riêng. Nhờ sự nổi tiếng của mình, sản phẩm, thương hiệu được marketing sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng. Do đó đại sứ thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên bộ nhận diện thương hiệu.

Thực hiện việc chia sẻ, tạo các review về sản phẩm, dịch vụ

Đại sứ thương hiệu cũng có thể đăng tải các bài viết review sản phẩm với nội dung chân thật khiến người tiêu dùng thêm tin cậy sản phẩm. Thêm vào đó, các đại sứ có thể tăng sự tương tác của mình với khách hàng thông qua việc trả lời các comment của khách hàng về sản phẩm.

Trực tiếp tham gia các trade show khi đại diện cho doanh nghiệp

Để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể tổ chức trade show quảng bá hình ảnh, sản phẩm với nhiều chương trình dùng thử, marketing,… Trong các trade show này, các đại sứ thương hiệu sẽ xuất hiện, cùng với thương hiệu thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

Việc Brand Ambassador trực tiếp tham gia các trade show vừa tăng sự thu hút, lượng người quan tâm đến tham dự trade show, vừa mang hiệu quả marketing cao.

brand ambassador TYDOL Plus
Hoa hậu Ý Nhi (Miss World Vietnam 2023) là brand ambassador cho TYDOL Plus (thương hiệu thuốc giảm đau dành cho phái nữ)

Thực hiện mở rộng mạng lưới, thiết lập mối quan hệ tiềm năng

Với cương vị là đại sứ thương hiệu, những người đại diện này cũng có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới khách hàng của mình cũng như thiết lập các mối quan hệ khách hàng tiềm năng. Có ưu thế là sự nổi tiếng và có uy tín nhất định trong lòng công chúng và đồng nghiệp, vì vậy, việc mở rộng và thiết lập các liên kết mới sẽ khá dễ dàng với những người đại sứ này.

Tuy nhiên, việc cần đảm bảo nhất chính là sản phẩm mà họ đại diện phải thực sự tốt và có kết quả nhất định trong quá trình sử dụng. Như vậy, việc thiết lập các mối quan hệ khách hàng tiềm năng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thông qua đó có thể hình thành nên các mối quan hệ tiềm năng trong tương lai.

Luôn chủ động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với những người xung quanh

Đại sứ thương hiệu cần có trách nhiệm và xem sản phẩm của doanh nghiệp như chính sản phẩm của mình. Người đại sứ thương hiệu phải luôn chủ động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ do mình đại diện đến những người xung quanh chứ không chỉ dừng lại ở một chiến dịch quảng bá nào.

Thực hiện phối hợp với đội ngũ Marketing quản lý hình ảnh cá nhân

Khi trở thành đại sứ thương hiệu cho bất kỳ một nhãn hiệu nào thì hình ảnh cá nhân của người đại sứ sẽ ảnh hưởng đến cả công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, các đại sứ thương hiệu cần phối hợp với bộ phận Marketing để thực hiện xây dựng, quản lý hình ảnh cá nhân của mình.

brand ambassador
J-Hope (BTS) là brand ambassador của Louis Vuitton

Bên cạnh đó, các đại sứ thương hiệu phải có ý thức giữ gìn hình ảnh của mình, không được chia sẻ, đăng tải những thông tin gây tranh cãi và ảnh hưởng đến sự đánh giá của người hâm mộ. Hình ảnh cá nhân có tác động khá mạnh mẽ với khách hàng và là yếu tố mấu chốt quyết định việc quảng bá sản phẩm của hiệu quả hay không.

Một số yêu cầu để trở thành đại sứ thương hiệu

Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành đại sứ thương hiệu của một brand. Một số tiêu chí dưới đây là cơ sở để brand lựa chọn gương mặt thương hiệu đại diện phù hợp nhất.

Khả năng ngôn từ

Người có khả năng ngôn từ tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp tới khách hàng tốt hơn. Đồng thời, người sở hữu khả năng ngôn từ tốt có thể tạo ra những thông điệp sâu sắc, hấp dẫn, có giá trị hơn.

Độ nổi tiếng

Càng nổi tiếng, mức độ phủ sóng càng cao đồng nghĩa với thương hiệu mà họ đại diện cũng sẽ tiếp cận được nhiều người hơn. Do đó, doanh nghiệp thường cân nhắc lựa chọn đại sứ thương hiệu dựa vào độ nổi tiếng để mở rộng phạm vi thương hiệu của mình.

Tạo dựng lòng tin

Khi lựa chọn sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó, khách hàng phải có niềm tin với sản phẩm, dịch vụ đó. Đại sứ thương hiệu là người gắn liền với thương hiệu, một người đại sứ uy tín thì sản phẩm cũng trở nên uy tín hơn. Do đó, trước tiên người đại sứ thương hiệu phải tạo dựng được lòng tin đối với người hâm mộ của mình.

brand ambassador là gì
Đại sứ thương hiệu Đỗ Mỹ Linh

Xây dựng mối liên hệ với dịch vụ, sản phẩm

Nếu đại sứ thương hiệu từng mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó để lại đánh giá và giới thiệu đến mọi người thì sẽ tạo được hiệu ứng vô cùng tốt. Đây chính là cách người đại diện thương hiệu thể hiện mối liên hệ đối với dịch vụ hay sản phẩm mình làm đại diện.

Cập nhật công nghệ

Để tiếp cận khách hàng tốt nhất, người đại sứ thương hiệu phải nắm được trend của thị trường. Chẳng hạn như hiện nay khách hàng đang sử dụng trang mạng xa hội nào nhiều nhất? Khách hàng thường lựa chọn mua hàng trên các kênh nào? Nhờ vào những thông tin trending đó, người đại sứ dễ dàng lựa chọn phương thức và kênh quảng bá hiệu quả.

Kinh nghiệm tạo nội dung online

Hiện nay, việc quảng bá phần lớn được thực hiện qua các nền tảng online như tiktok, facebook, youtube,… bằng cách tạo bài viết, livestream, review,… Một người sở hữu kinh nghiệm tạo nội dung online sẽ có nhiều ý tưởng thực hiện nội dung quảng bá hiệu quả nhất.

Có thái độ chuyên nghiệp trong công việc, kỹ năng giao tiếp tốt

Thái độ quyết định tính hiệu quả của công việc. Đại sứ thương hiệu cần có thái độ chuyên nghiệp, trách nhiệm, ý thức được những việc phải làm để mang về hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng là yêu cầu quan trọng đối với đại sứ thương hiệu. Người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với sản phẩm.

đại sứ thương hiệu Quang Hải
Quang Hải là đại sứ thương hiệu cho dầu nhớt Kixx vào năm 2020

Có ngoại hình và trình độ ngoại ngữ tốt

Khách hàng thường bị thu hút bởi những người có ngoại hình đẹp. Do đó, đại sứ thương hiệu sở hữu ngoại hình đẹp dễ dàng quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, để cung cấp sản phẩm đến nhiều khách hàng khác nhau, cả trong và ngoài nước thì người đại sứ thương hiệu cũng càn sở hữu trình độ ngoại ngữ tốt.

KPI của đại sứ thương hiệu

Mỗi đại sứ thương hiệu đều phải nắm những chỉ tiêu KPI như:

  • Lượng reach của chiến dịch.
  • Lượng người nhắc đến chiến dịch.
  • Tỷ lệ doanh thu tăng sau chiến dịch.

Đối với các đại sứ thương hiệu là ngôi sao lớn thì thường sẽ có người quản lý để kiểm soát và báo cáo những chỉ số này thường xuyên, liên tục.

Đại sứ thương hiệu có quyền lợi và mức đãi ngộ ra sao?

Đại sứ thương hiệu có thể có nhiều quyền lợi và mức đãi ngộ khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu, ngành nghề và mục tiêu của họ. Một số quyền lợi và mức đãi ngộ phổ biến của đại sứ thương hiệu là:

  • Nhận được sản phẩm miễn phí hoặc giảm giá từ thương hiệu.
  • Có cơ hội kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận hoa hồng hoặc tiền thưởng khi giới thiệu sản phẩm cho người khác.
  • Có cơ hội xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất, nhà phân phối và các nhân vật nổi tiếng trong ngành.
  • Có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và tiếp thị của mình.
  • Có cơ hội tạo dựng hình ảnh cá nhân và thương hiệu cá nhân trên các kênh truyền thông xã hội.

Đại sứ thương hiệu là công việc có mức đãi ngộ khá hậu hĩnh hiện nay. Người đại sứ thương hiệu có thể nhận mức thu nhập hàng trăm triệu đồng cho một dự án. Thậm chí, mức thu nhập này có thể cao hơn nữa phụ thuộc vào độ nổi tiếng và tài năng của họ.

brand ambassador là gì
Đại sứ thương hiệu là công việc có mức đãi ngộ khá hậu hĩnh

Bên cạnh đó, đại sứ thương hiệu còn nhận được một số đãi ngộ như: được mời tham gia sự kiện, triển lãm, và chương trình quảng cáo của thương hiệu. Một số đại sứ thương hiệu có thể ký một hợp đồng dài hạn và trở thành đối tác chiến lược của thương hiệu, có thể đi kèm với quyền lợi và đãi ngộ cao cấp,…

Sự khác nhau giữa House Ambassador và Global Ambassador là gì?

Hiện nay, có hai loại Ambassador là Global Ambassador và House Ambassador. Trong đó:

  • House Ambassador: Người tiếp thị cho brand trong phạm vi cộng đồng của họ. House Ambassador có kế hoạch sử dụng mạng lưới và mối quan hệ đã được thiết lập để tiếp thị cho brand thông qua những chiến thuật tiếp thị như truyền miệng (giới thiệu cho bạn bè, người hâm mộ, đăng tải trên mạng xã hội social network, review trên youtube,…).
  • Global Ambassador: Người đại diện cho nhãn hiệu của cả một tập đoàn lớn hay một công ty lớn và có sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Bộ câu hỏi phỏng vấn Đại sứ thương hiệu/Brand Ambassador

  • Người đại diện tiếng anh là gì?
  • Đối với người đại diện tiếng anh có cần thiết không?
  • Giả sử doanh nghiệp chúng tôi vừa nhận được một góp ý rất tiêu cực trên trang X. Là một đại sứ thương hiệu thì bạn có thể làm gì trong tình huống này?
  • Giả sử bạn đang cộng tác với công ty tôi để xúc tiến một sự kiện quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ, tuy nhiên lượt người đến tham dự không nhiều như dự kiến. Bạn dự định sẽ làm như thế nào để hấp dẫn các khách hàng tiềm năng đến tham gia?
  • Theo bạn thì sản phẩm & dịch vụ của bên chúng tôi có điểm gì nổi trội & thu hút khách hàng hơn so sánh với đối thủ cạnh tranh?
  • Bạn dự định sẽ truyền bá sản phẩm & dịch vụ mà chúng tôi cung cấp thông qua WOM như thế nào?
  • Chia sẻ về một nội dung trí tuệ sáng tạo trên mạng xã hội của bạn đã từng được lượng lớn khán giả ủng hộ. phát minh của bạn cho nội dung đó phát triển như thế nào?
  • Nếu bạn được mời tham gia vào một sự kiện nào đó, bạn sẽ mở đầu trò chuyện với mọi người như nào để có thể khéo léo chuyển tới giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ?
Đại sứ Thương hiệu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành Đại sứ Thương hiệu MAGNUM Việt Nam năm 2023

Những câu hỏi thường gặp về brand ambassador

Ai có thể trở thành brand ambassador?

Bất kỳ ai có thể trở thành brand ambassador, từ các cá nhân có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của họ, người nổi tiếng, diễn viên, ca sĩ, vận động viên cho đến những người bình thường có tình yêu và ủng hộ mạnh mẽ cho thương hiệu.

House Ambassador và Global Ambassador cái nào lớn hơn?

– Không thể nói chắc chắn rằng House Ambassador hoặc Global Ambassador lớn hơn nhau, vì điều này phụ thuộc vào phạm vi và quy mô của thương hiệu. House Ambassador thường hoạt động trong phạm vi hẹp, nhưng có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng trong khu vực đó.

Trong khi đó, Global Ambassador hoạt động trên phạm vi toàn cầu và có khả năng tạo sự ảnh hưởng lớn đến nhận diện và uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Đại sứ thương hiệu và đại sứ toàn cầu khác nhau như thế?

– Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) và đại sứ toàn cầu (Global Ambassador) có một số điểm khác nhau. Đại sứ thương hiệu thường đại diện cho thương hiệu trong một phạm vi hẹp, như một khu vực, một cửa hàng hoặc một sự kiện cụ thể. Nhiệm vụ chính của họ là quảng bá thương hiệu, tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng.

– Đại sứ toàn cầu, như tên gọi, đại diện cho thương hiệu trên phạm vi toàn cầu. Họ có khả năng tạo sự ảnh hưởng và tiếp cận với khách hàng trên thị trường quốc tế. Nhiệm vụ của đại sứ toàn cầu là tăng cường nhận diện thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng toàn cầu và đại diện cho thương hiệu tại các sự kiện và hoạt động quan trọng trên thế giới.

Tóm lại, đại sứ thương hiệu thường hoạt động trong phạm vi hẹp hơn, trong khi đại sứ toàn cầu có phạm vi hoạt động rộng hơn và tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Trên đây, Miko Tech vừa giới thiệu Brand Ambassador là gì và vai trò, quyền lợi, công việc, các yêu cầu, bộ câu hỏi phỏng vấn Brand Ambassador. Đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa Global Ambassador và House Ambassador. Hy vọng đã mang đến bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại comment bên dưới để được MikoTech giải đáp sớm nhất nhé!

03.11.2023 Trần Tiến Duy
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!