CTR là gì? CTR có lẽ không còn là cụm từ xa lạ với các Marketer. CTR đóng vai trò quan trọng với mọi chiến dịch Marketing là thế nhưng bạn đã biết hết các mẹo hay tăng CTR chưa?
Hãy đọc hết bài viết này nhé vì Miko Tech đã giúp bạn tổng hợp định nghĩa, cách tính và những mẹo hay dùng để tăng CTR không thể bỏ qua dưới đây.
Điểm qua các nội dung gần đây:
- Bật Mí 10 Thủ Thuật SEO Hiệu Quả Rất Ít Người Biết Đến
- Blog Kiến Thức Căn Bản Cho Người Mới Học SEO – Miko Tech
- TOP 121 thuật ngữ Marketing 2024 cần phải biết nếu là Marketer
Click Through Rate – CTR là gì?
CTR nghĩa là gì? CTR là viết tắt của Click Through Rate là tỷ lệ nhấp cho biết tần suất những người nhìn thấy quảng cáo hoặc trang thông tin miễn phí về sản phẩm của bạn đã nhấp vào quảng cáo đó.
Có thể dùng tỷ lệ nhấp (CTR) để đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí.
👉 Xem thêm một chỉ số ngược với CTR: “Bounce rate là gì? 10 yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện website”
Vì sao CTR lại quan trọng trong SEO, Google Ads và Facebook Ads
CTR trong Marketing có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là chỉ số hữu ích giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, từ đó điều chỉnh nội dung và chiến lược phù hợp.
- CTR cao là một chỉ báo tốt cho biết người dùng thấy quảng cáo hay trang thông tin của bạn hữu ích và phù hợp.
- CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của thứ hạng quảng cáo.
- Có thể dùng CTR để đánh giá xem những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa nào mang lại hiệu quả cho bạn cũng như những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa cần cải thiện.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chỉ số CTR để đánh giá một cách tổng quan xem xu hướng người dùng tìm kiếm và ở lại website là gì để đánh giá đúng đắn và xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.
Công thức tính CTR là gì?
Cách tính CTR trong SEO
- Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link) / (Tổng số lần hiển thị)
- Ví dụ: bạn hiển thị 1000 lần và nhận được số lần nhấp là 30 thì CTR sẽ là 3%
Cách tính CTR trong AdWords
- Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo) / (Tổng số lần hiển thị)
- Ví dụ: nếu bạn nhận được 10 lần nhấp trong số 1000 lần hiển thị quảng cáo, CTR trong quảng cáo của bạn sẽ là 1%.
Đối với các đơn vị liên kết, số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi đơn vị liên kết được nhấp vào.
Cách tính CTR yêu cầu quảng cáo
- Công thức: CTR yêu cầu quảng cáo = Số lần nhấp / Yêu cầu quảng cáo
- Ví dụ: nếu bạn nhận được 20 lần nhấp trong số 1000 yêu cầu quảng cáo, CTR yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là: 20/1000 = 2%
Cách tính CTR của trang
Tỷ lệ nhấp của trang (CTR) là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang.
- Công thức: CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang
- Ví dụ: nếu bạn nhận được 30 lần nhấp cho 250 lượt xem trang, CTR của trang sẽ là 12%. (30/250=12%)
CTR đối với Facebook
CTR là gì trên Facebook?
Đối với Facebook thì tỉ lệ CTR là số lượt người dùng click vào quảng cáo so với số lượt hiển thị của quảng cáo đó.
Số liệu CTR sẽ cho bạn biết quảng cáo có hiệu quả không, có thu hút lượng truy cập tốt không, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo tiếp theo.
Tỷ lê CTR facebook bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ CTR Facebook bao nhiêu là tốt? Mỗi chiến dịch quảng cáo và từ khóa có những chỉ số CTR khác nhau. Tỷ lệ nhấp phụ thuộc vào chiến dịch marketing, vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt.
Tuy nhiên, chỉ số CTR facebook cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự khác nhau của mặt hàng bạn đang cung ứng. Vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao chỉ số CTR trung bình để biết về đối thủ hiện ở mức nào và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Cách tăng CTR Facebook
Xác định chính xác đối tượng mục tiêu
Đối tượng càng rộng không có nghĩa là khả năng khách hàng mua sản phẩm càng cao. Chính vì vậy, hãy tạo ra quảng cáo có khả năng thu hút chỉ đối với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Tập trung vào khách hàng tiềm năng thì số lần click chuột và lượng chuyển đổi sẽ thực sự hiệu quả, khi đó chi trả phí quảng cáo thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xây dựng nội dung phù hợp và thu hút
Nội dung càng thu hút càng kích thích sự tò mò của khách hàng. Bạn nên tối ưu tiêu đề quảng cáo trong mức từ 70 đến 160 ký tự và dùng từ ngữ thật khôn khéo để thu hút giữ chân người dùng đọc bài viết của bạn lâu hơn.
Tối ưu URL
URL có liên quan đến keyword hay nội dung của chủ đề quảng cáo sẽ nhận được nhiều lượt click hơn URL thông thường 25%.
Sử dụng con số thu hút trong tiêu đề
Thống kê cho thấy những tiêu đề có con số giúp CTR tăng 36% bởi chúng tạo ra sức hút mãnh liệt và thu hút sự chú ý của người nhìn thấy tiêu đề.
Thời gian và tần suất đăng bài hiệu quả
Mỗi khung giờ khác nhau sẽ có lượng người dùng truy cập không giống nhau. Giờ vàng Facebook chính là thời điểm đăng bài giúp bài viết được tiếp cận với nhiều người nhất và gia tăng tỷ lệ CTR.
- Thứ 6 là thời gian có nhiều người online nhất và các bài viết đăng trong ngày này thường có nhiều tương tác hơn so với các ngày khác.
- 20h là khung giờ vàng, thời điểm nhiều người cầm điện thoại và lướt Facebook nhất.
- 1-3h bài viết có xu hướng nhận được lượt nhấp chuột và lượt share nhiều nhất trong ngày.
- Tần suất tốt nhất là nên đăng từ 1-3 bài/ngày, không nên đăng quá nhiều vì sẽ giảm sự chú ý của mọi người đến bài viết của bạn.
Tham khảo thêm: Khung Giờ Đăng Bài Fanpage Kéo Tương Tác Hiệu Quả 2024
Chạy thử nhiều quảng cáo
Facebook cung cấp chức năng Testing cho phép bạn kiểm tra độ hiệu quả của mẫu quảng cáo từ: mục tiêu chạy quảng cáo, khách hàng mục tiêu, loại quảng cáo,…
Thử nghiệm 1 quảng cáo ít nhất 2 lần trước khi chọn mẫu quảng cáo. Sau khi chạy quảng cáo bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, có tương tác cao và điều chỉnh tốt hơn cho mẫu quảng cáo cuối cùng. Như vậy, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
CTR trong quảng cáo
CTR trong Ads là gì?
Chỉ số CTR trong quảng cáo đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo.
CTR Google Ads bao nhiêu là tốt?
CTR có tỷ lệ trung bình trong Google Ads là 10-15% cho mạng tìm kiếm và 2% cho mạng hiển thị. Nhưng CTR trong Google Ads tốt nhất là từ >18% cho mạng tìm kiếm hoặc >3% cho mạng hiển thị.
CTR và điểm chất lượng
Google Ads sử dụng tỷ lệ CTR để xác định chất lượng quảng cáo vì CTR là một số tượng trưng mức độ liên quan giữa quảng cáo và khách hàng mục tiêu.
Google Ads muốn quảng cáo phải hữu ích và liên quan đến người dùng, nếu không dữ liệu người dùng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế, bạn cần đưa ra tiêu chí điểm số chất lượng cho quảng cáo.
Điểm số phần lớn được xác định bằng sự tương tác với quảng cáo hay nói cách khác chính là tỷ lệ nhấp vào mỗi quảng cáo.
“Hệ thống đấu thầu” xác định điểm chất lượng
Hệ thống đấu thầu được cả Facebook và Google AdWords sử dụng để đánh giá điểm số chất lượng của tài khoản chạy quảng cáo khi quyết định quảng cáo nào nên xuất hiện ở đâu.
Về bản chất, điểm chất lượng tài khoản sẽ làm tăng gói thầu của bạn. Khi tài khoản đạt được điểm đủ cao, quảng cáo của bạn sẽ có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh mà không cần trả giá cao hơn họ.
CTR có ảnh hưởng lớn đến điểm chất lượng của bạn cũng như vị trí quảng cáo hay chi phí trả cho mỗi lần nhấp.
CTR càng cao thì điểm chất lượng quảng cáo càng được đánh giá cao, số lần quảng cáo hiển thị càng nhiều trên trang kết quả hoặc bản tin người dùng nhưng chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột lại thấp.
Làm sao để tăng tỷ lệ CTR trong chiến dịch PPC
Nội dung quảng cáo sáng tạo
Nội dung sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định để cải thiện chỉ số CTR. Hãy đưa ra những thông điệp phù hợp với những đối tượng thông qua các hình ảnh, video và đảm bảo chúng thật thu hút người dùng.
Nhắm đúng mục tiêu quảng cáo
Một nội dung quảng cáo hay nhưng không chọn đúng mục tiêu thì bạn sẽ không nhận lại được bất kỳ CTR nào.
Việc nhắm đúng mục tiêu quảng cáo giúp thông tin của bạn thực sự hữu ích và thu hút. Phân khúc và nhắm đúng khách hàng mục tiêu là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Tạo CTA khẩn cấp hấp dẫn
Trong bài quảng cáo, bạn nên đưa ra những CTA với ưu đãi gấp rút, những chương trình giảm giá có thời hạn, thời gian và phải thông báo chính xác thời gian nếu sự kiện kết thúc sớm. Tạo CTA khẩn cấp, hấp dẫn giúp thôi thúc hành vi khách hàng ngay lập tức.
Tận dụng mọi tính năng trên nền tảng quảng cáo
Trong Google AdWords các tiện ích quảng cáo mở rộng khác nhau có thể cung cấp những lợi thế cạnh tranh cho bạn bằng cách đặt số điện thoại, đánh giá người bán, chèn bản đồ vị trí trên quảng cáo.
Tạo một ưu đãi khó cưỡng
Khách hàng luôn ưa thích những ưu đãi, cung cấp miễn phí hoặc giảm giá đối với mặt hàng được quảng cáo sẽ thu hút được sự chú ý nhanh chóng.
Với tâm lý sợ bỏ lỡ một cái gì đó có lợi cho mình nên khách hàng sẽ nhấp chuột vào, nhờ đó bạn có thể tăng khả năng chuyển đổi.
CTR đối với SEO
Đối với SEO, CTR là một chỉ số rất quan trọng thể hiện được độ hiệu quả của việc tối ưu SEO cho một bài viết.
CTR trong SEO là gì?
Trong SEO, chỉ số CTR là tỷ lệ giữa số người nhấp chuột vào trang trên số người thấy kết quả tìm kiếm về trang của bạn.
Giả sử một liên kết đến website của bạn xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm Google và có 15% số người nhìn thấy nhấp chuột vào liên kết ấy, CTR trong trường hợp đó là 15%.
Mỗi vị trí trong bảng kết quả tìm kiếm của Google sẽ có CTR khác nhau. Website xếp hạng càng cao thì tỉ lệ CTR sẽ càng cao. Tuy nhiên thứ hạng trang web không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tỉ lệ CTR.
👉 Xem thêm: “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO”.
11 mẹo tăng chỉ số CTR trong SEO
1. Nghiên cứu các Long-tail keyword
Long-tail keyword là từ khóa đuôi dài là một phần quan trọng trong mọi chiến lược SEO. Các từ khóa dài khi tích hợp vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên.
2. Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”
Dữ liệu cấu trúc (Schema Markup) là thành phần chính tạo nên nội dung tương tác phong phú.
Dữ liệu cấu trúc thường xuất hiện trên tất cả các kết quả tìm kiếm và là một dấu hiệu tốt giúp Google nhận biết được việc tìm kiếm các thông tin bạn cung cấp. Bạn có thể thấy các hộp thông tin thường xuất hiện trên top đầu của kết quả trả về của Google.
Ví dụ như khi bạn tìm kiếm “thiết kế website tại Hồ Chí Minh” bạn sẽ thấy một danh sách các kết quả những địa chỉ thiết kế từ Google. Hãy đọc một đánh giá và bạn sẽ có được một danh sách các công ty.
3. Thêm hình ảnh cho các bài viết
Hình ảnh thêm vào các bài viết có thể giúp CTR tăng 42% trong các email và tăng tương tác trên các kênh truyền thông xã hội vì hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn ngôn từ nếu tính theo tỷ lệ CTR.
👉 Xem thêm: “Kích thước hình ảnh chuẩn SEO trên website | Ảnh Thumbnail”
Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc đưa thông tin vì hình ảnh cung cấp một cái nhìn trực quan đến khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ đảm bảo các hình ảnh đưa vào là những hình ảnh gốc và có liên quan đến nội dung.
4. Tối ưu Meta Description hiệu quả
Thẻ Meta Description xuất hiện phần lớn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm và cung cấp những thông tin hữu ích mà khách truy cập tiềm năng mong đợi khi nhấp chuột vào liên kết.
Viết một thẻ Meta Description chất lượng có thể làm tăng tỷ lệ CTR đáng kể vì thẻ Meta Description chính là cầu nối từ trang của bạn với khách hàng tiềm năng.
Bạn chỉ nên viết khoảng 160 ký tự trong thẻ Meta Description và sử dụng các từ khóa để thu hút lượt click của người xem. Nếu không viết thẻ mô tả, Google sẽ tự lấy bất kỳ nội dung trong bài viết của bạn để hiển thị trong thẻ Meta.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập công cụ Yoast vào Meta Description trong WordPress. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát được bản xem trước nội dung mà Google sẽ hiển thị.
👉 Xem ngay: “Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết“
5. Đơn giản hóa định dạng tiêu đề của bạn
Tiêu đề là yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhìn thấy đầu tiên, rõ ràng nhất và cũng là thứ thu hút khách hàng đầu tiên. Bạn có thể xóa tên website khỏi thẻ tiêu đề bằng cách sử dụng Yoast cho WordPress.
Bạn cũng có thể thêm tên thương hiệu vào tiêu đề hoặc không. Bởi vì, việc thêm tên thương hiệu chẳng cản trở hay làm tăng thuật toán tìm kiếm của Google.
👉 Bạn có thể tham khảo 218+ công thức viết tiêu đề hay “giật tít” 2022 để bài viết thu hút khách hàng
6. Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê
Tiêu đề có vai trò rất quan trọng, do vậy hãy thử nghiệm trước để có được những tiêu đề tốt nhất. Tiêu đề của các bài viết nên là Top 20, Top 10, sẽ tốt hơn Top 7, Top 13
Ví dụ: Top 10 công cụ đồ họa tốt nhất, 20 template đẹp không thể bỏ qua,…
Áp dụng thẳng vào thực tế là cách đo lường tốt nhất hoặc bạn có thể thử sử dụng công cụ CoSchedule để phân tích tiêu đề.
Social Media cũng là một lựa chọn tuyệt vời để thử nghiệm các tiêu đề. Chọn 1 tiêu đề để publish và WordPress sẽ tự động công khai trên phương tiện truyền thông. Bạn sẽ thấy được số lần nhấp chuột, comment và lượt like mà tiêu đề nhận được.
So sánh lượt nhấp vào các tiêu đề của cùng một liên kết thông qua bài test A/B. Bài test sẽ giúp xác minh được tiêu đề nào phù hợp với trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bài test chỉ hiệu quả khi trang của bạn có lượng follow lớn.
7. Sử dụng bản xem trước Yoast (trong WordPress)
Plugin Yoast là một bộ SEO tất cả trong một đảm bảo mang lại kết quả CCTR tốt nhất có thể.
Yoast giúp bạn xác định được những từ ngữ dư thừa hoặc không khớp với nội dung để bạn gạch bỏ đi những từ đó. Thậm chí, Yoast có cả những thanh trạng thái thời gian giúp xác định được số ký tự giới hạn.
Ưu điểm lớn nhất là Yoast tích hợp vào mỗi bài đăng khi plugin được cài đặt. Do đó, Yoast không gây ngắt quãng khi bạn đang sử dụng WordPress. Hiểu rõ hơn về công cụ hỗ trợ Yoast SEO cực hữu ích: “Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO website WordPress”.
8. Tối ưu hóa tốc độ website
Tốc độ tải trang tương quan với vị trí trên trang kết quả của Google. Lượt click sẽ không được tính nếu người dùng không thể đợi trang load xong. Tốc độ website là một yếu tố thiết yếu để tăng lượt click và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Để tối ưu tốc độ website tốt nhất, bạn không nên bỏ qua 20 mẹo tối ưu tốc độ website này
9. Địa phương hóa nội dung của bạn
Việc tìm kiếm trên di động tăng đáng kể khiến Google quan tâm hơn đến các yếu tố tương thích với thiết bị di động. Những nội dung bạn tìm kiếm trên thiết bị di động phụ thuộc vào vị trí của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn mua Iphone 13 bạn có thể search: “Điểm bán iphone 13” hoặc “Mua Iphone 13 tại Hồ Chí Minh“, Google sẽ ngay lập tức hiển thị những kết quả tìm kiếm gần bạn.
Khi mọi người tìm kiếm từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vị trí doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm, chuyển hướng người dùng đến Google Maps.
Các yếu tố như: website, giờ hoạt động, vị trí, hướng dẫn và số điện thoại công ty bạn cũng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google.
10. Sử dụng URL mô tả thân thiện với người dùng
URL là nơi để chứa các từ khóa dài, URL xuất hiện trong bản xem trước liên kết nhằm thu hút khách truy cập nhấp chuột vào. Bạn cần chú ý độ dài, đường dẫn và danh mục URL vì những điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.
Trước khi đăng bài trên blog hoặc trên website, hãy phân loại URL đúng cách sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Khách hàng chỉ xem một sản phẩm trong vô số các lựa chọn khác.
CTR cao có lợi hay có hai cho doanh nghiệp?
Có nhiều trường hợp CTR cao nhưng không đem lại doanh số hay khách hàng tiềm năng, bạn cần xem xét lại các lý do dẫn đến CTR tăng không rõ ràng.
Bạn đang trả tiền cho mỗi lượt nhấp, càng nhiều nhấp chuột đồng nghĩa bạn đang chi tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo. Đôi khi nhấp chuột đến từ những từ khóa có giá thầu cực cao, nhưng bạn lại không thể bù lại lợi nhuận ngay cả khi có chuyển đổi.
Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi và tạo những từ khóa thực sự liên quan và thu hút. Là một Marketer, bạn không thể không biết CTR là gì trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO bởi tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Những câu hỏi thường gặp về CTR trong quảng cáo
CTR là viết tắt của từ gì?
Như đã đề cập ở trên, CTR viết tắt từ cụm từ “Click Through Rate”. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với những người làm quảng cáo Marketing. Tăng tỷ lệ CTR tự nhiên cũng là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá cao hơn về trang web của bạn, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả hơn.
CTR bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ CTR trung bình trong AdWords là 1,91% cho chiến dịch tìm kiếm và 0,35% cho hiển thị. Tuy nhiên, mức CTR lý tưởng nhất là từ 4-5% trong mạng tìm kiếm và 0,5-1% trong mạng hiển thị. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà quảng cáo đang hướng tới mục tiêu là có một tỷ lệ CTR càng cao càng tốt.
Thông qua cách tính CTR và những mẹo tăng tỷ lệ CTR hay trên Facebook Ads/SEO/Adwords mà Miko Tech vừa chia sẻ chắc hẳn sẽ giúp bạn đánh giá và điều chỉnh các chiến lược Marketing của mình hiệu quả hơn.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/