fbpx
Logo

Doodle Art Là Gì? 7 Lợi Ích Khi Vẽ Doodle, Cách Vẽ Doodle

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Vẽ doodle art là một xu hướng nghệ thuật độc đáo đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong những năm gần đây. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì tạo nên sức hấp dẫn của những nét vẽ nguệch ngoạc này? Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu thêm về tranh doodle và khám phá tại sao nó trở thành một xu hướng nghệ thuật phổ biến như hiện nay.

Doodle Art là gì?

Doodle art (Vẽ doodle) là một hình thức nghệ thuật sử dụng những nét vẽ đơn giản, ngẫu hứng để tạo ra các hình ảnh hoặc hoa văn trang trí.
doodle art
Doodle art là gì?

Các nét vẽ trong Doodle art thường là những nét vẽ đơn giản và không tuân theo bất kỳ quy tắc hay khuôn mẫu nào. Mặc dù vẽ doodle ban đầu được coi là những nét vẽ nguệch ngoạc không có ý nghĩa, nhưng dần dần nó đã trở thành một xu hướng nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo. Đôi khi hình thức này còn có thể được coi là một phương pháp thư giãn và giúp cải thiện sức sáng tạo và khả năng tập trung.

Đặc điểm của hình vẽ doodle art

Doodle art là một hình thức nghệ thuật độc đáo, thú vị và có sự khác biệt so với những hình thức nghệ thuật khác. Những khác biệt chính bao gồm:

Tự do

Hình vẽ doodle không tuân theo một quy tắc nào và không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc nghệ thuật. Người vẽ có thể tự do thể hiện sức sáng tạo của mình và thỏa sức tưởng tượng mà không bị giới hạn bởi những kỹ thuật vẽ chuyên nghiệp hay bất cứ quy tắc nào.

Nét vẽ đơn giản

Vì không có giới hạn nào cho hình vẽ doodle, người vẽ cũng không bị đánh giá về khả năng hội họa của mình. Thông thường, những nét vẽ doodle là những nét vẽ rất đơn giản, ngẫu hứng và không đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Trái với các hình thức nghệ thuật khác và đòi hỏi kỹ năng hội họa, tác giả của các tác phẩm Doodle art không nhất thiết phải là họa sĩ chuyên nghiệp mà có thể là bất cứ ai.

cách vẽ doodle
Những nét vẽ doodle rất đơn giản và không tuân theo quy tắc nào

Được tạo ra với mục đích giải trí

Vẽ doodle có thể được xem như một hoạt động thư giãn, giải trí trong thời gian rảnh. Trong khi đó, các hình thức nghệ thuật khác thường đòi hỏi họa sĩ phải có sự nỗ lực và thời gian dài hơn để tạo ra những tác phẩm hội họa xuất sắc. Những tác phẩm hội họa theo quy chuẩn thông thường được tạo ra để truyền tải một thông điệp nào đó hoặc để thể hiện tài năng của họa sĩ.

Thông điệp

Doodle Art thường được tạo ra mà không có một mục đích cụ thể hoặc truyền tải bất cứ thông điệp sâu sắc nào. Các tác phẩm vẽ doodle thường được tạo ra như một hoạt động sáng tạo và thư giãn. Trong khi đó, các hình thức nghệ thuật khác có thể có mục đích rõ ràng hơn trong việc truyền đạt thông điệp, thể hiện ý nghĩa sâu xa hoặc tương tác với người xem.

vẽ doodle chữ
Hình vẽ doodle chữ

7 lợi ích của nghệ thuật doodle

Điều gì xảy ra với bộ não của chúng ta khi vẽ doodle? Vẽ doodle được xem như một cách để giải tỏa căng thẳng, cho phép chúng ta trút bỏ những cảm xúc và suy nghĩ thầm kín thông qua nét vẽ.

Sau đây là những lợi ích của doodle art đối với chúng ta:

vẽ doodle chữ
7 lợi ích khi vẽ doodle

1. Ngăn bộ não rơi vào trạng thái mặc định

Bộ não của chúng ta nên bận rộn và được kích thích để chú ý đến môi trường xung quanh. Khi chúng ta tập trung vào một điều gì đó, các vùng vỏ não sẽ đảm bảo rằng mắt chúng ta tập trung về một hướng và thông tin từ thị giác đến được đúng nơi cần thiết. Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta không tập trung?

Khi không có gì để làm, bộ não sẽ chuyển sang chế độ mặc định (default mode network). Trạng thái này kích hoạt các vùng mạch nhất định, cho phép não nghỉ ngơi và chờ đợi nhiệm vụ tiếp theo mà không tiêu tốn quá nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, đôi khi thay vì rơi vào tình trạng thơ thẩn thì bạn cần não bộ ngắt kết nối nhưng vẫn chú ý đến các kích thích bên ngoài. Đây là lúc vẽ doodle có thể trở nên hữu ích. Việc vẽ sẽ ngăn não bạn rơi vào trạng thái mặc định, giữ cho bộ não bận rộn “nhẹ” và giúp bạn chú ý hơn đến môi trường xung quanh.

doodle art đơn giản
Trạng thái mặc định là trạng thái bộ não đang nghỉ ngơi

2. Cải thiện trí nhớ

Một trong những nghiên cứu lớn nhất hiện nay về doodle art được thực hiện bởi giáo sư Jackie Andrade (Đại học Plymouth) ở Vương quốc Anh. Bà yêu cầu mọi người lắng nghe một tin nhắn điện thoại nhàm chán và sau đó họ phải nhớ thông tin từ tin nhắn đó. Một nửa số người tham gia được yêu cầu tô màu vào một số ô vuông và hình tròn trong khi nghe tin nhắn nhưng không cần phải tô quá gọn gàng.

Kết quả sau đó cho thấy những người được yêu cầu tô màu có khả năng ghi nhớ thông tin tốt hơn. Đó là vì việc tô màu giữ cho bộ não của họ không rơi vào trạng thái mặc định, giữ bộ não của họ tỉnh táo và vẫn chú ý đến thông tin xung quanh trong khi vẽ. Trong khi đó, một nửa số người tham gia còn lại trở nên mơ mộng và không thể nhớ được nhiều thông tin.

3. Cải thiện khả năng sáng tạo

Doodle art không chỉ đơn giản là một cách ngăn não bộ khỏi việc “ngủ gật” mà còn giúp cải thiện khả năng sáng tạo, giúp bạn nảy ra những ý tưởng mới lạ để giải quyết vấn đề. Nhiều nhà khoa học và nhà văn đã sử dụng tranh doodle art để giúp họ hoàn thiện ý tưởng.

Ví dụ, Alexander Pushkin thường vẽ khuôn mặt các nhân vật trong thơ của mình dọc theo bản thảo. Fyodor Dostoyevsky cũng làm điều tương tự khi vẽ nghuệch ngoạc trên các trang bản thảo của mình. Mẹ đẻ của bộ truyện Harry Potter nổi tiếng – J.K. Rowling cũng thường vẽ các nhân vật và cảnh quan từ tiểu thuyết của mình để mô tả chúng một cách rõ ràng hơn.

vẽ doodle đơn giản
Những bản vẽ phác thảo của Harry Potter

4. Giải tỏa cảm xúc

Khi bạn cảm thấy bực bội, lo lắng hoặc rơi vào trầm cảm, việc diễn đạt những cảm xúc đó bằng lời có thể khó khăn. Nhưng việc diễn đạt những cảm xúc hoặc suy nghĩ của bạn có thể dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn cảm thấy mình đang có quá nhiều cảm xúc cần được giải tỏa, việc vẽ ra những hình ảnh trực quan có thể giúp bạn phóng thích những cảm xúc đó ra ngoài mà không cần dùng lời nói.

Năm 2011, một nhóm nghiên cứu tại Đại học California San Diego đã thử nghiệm một nền tảng vẽ kỹ thuật số được gọi là UbiSketch. Đây là một nền tảng cho phép người dùng vẽ doodle và chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình. Trong suốt giai đoạn thử nghiệm, một người đã vẽ hình bộ não bị mệt mỏi do công việc và đứa con sơ sinh. Một người khác đã gửi một bức tranh về bài luận cuối kỳ đang áp sát.

nghệ thuật doodle
Một bức vẽ thể hiện sự lo âu của một người

5. Khám phá bản thân

Giống như khoa học về những giấc mơ, nhiều người tin rằng những nét vẽ doodle của chúng ta là tấm gương phản chiếu tiềm thức. Tiềm thức là những niềm tin, ký ức và suy nghĩ được lưu trữ trong tâm trí mà chúng ta không chủ động nhận thức. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những nét vẽ nguệch ngoạc cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc về bản thân mình hơn.

Những gì chúng ta vẽ ra được cho là có thể cung cấp manh mối về trạng thái tinh thần hiện tại của chúng ta. Đây là lý do tại sao Tiến sĩ tâm lý Robert Burns lựa chọn sử dụng những hình vẽ nguệch ngoạc để chẩn đoán các vấn đề về cảm xúc của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bạn đang vật lộn để hiểu được cảm xúc của mình, việc vẽ ra có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời.

6. Lắng nghe tốt hơn

Bạn có bao giờ đang nói chuyện với ai đó và nhận ra rằng mình đã không tập trung lắng nghe vì lạc vào dòng suy nghĩ của chính mình? Để tránh bản thân trở nên lơ đễnh, việc vẽ doodle trong khi lắng nghe là một ý kiến không tồi. Việc vẽ giúp bạn duy trì trạng thái “lắng nghe thuần túy” và giữ cho tâm trí không lang thang giữa cuộc trò chuyện hoặc các cuộc họp online.

online meeting
Vẽ doodle giúp bạn lắng nghe tốt hơn

7. Thúc đẩy tinh thần

Doodle art không chỉ làm cho bạn sáng tạo hơn mà còn có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn. Trước đó, chúng ta đã biết rằng việc vẽ vời có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng hoặc những cảm xúc khó nói thành lời. Khi bạn vẽ những gì làm bạn hạnh phúc, bạn sẽ cảm thấy được nâng cao tinh thần trong ngắn hạn và phấn chấn hơn. Bạn có thể thử cách này mỗi khi cảm thấy tâm trạng đi xuống và khó vào guồng khi làm việc.

Tìm hiểu thêm họa tiết khác tại bài viết: Pattern Là Gì? 7 Kiểu Pattern Trong Thiết Kế

Cách vẽ doodle art đơn giản

Để vẽ một doodle đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu: Bạn cần một tờ giấy trắng và một cây bút chì.
  • Bước 2: Tạo ý tưởng: Xác định ý tưởng cho doodle của bạn. Điều này có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn, từ một đối tượng đơn giản như một trái tim hay một hoa, đến một hình vẽ trừu tượng hoặc một cảnh quan nhỏ.
  • Bước 3: Bắt đầu vẽ: Sử dụng bút hoặc bút chì, bắt đầu vẽ doodle của bạn trên tờ giấy. Hãy nhớ rằng doodle là hình vẽ tự do, vì vậy không cần phải hoàn hảo. Hãy thể hiện sự sáng tạo của bạn và không quá lo lắng về các chi tiết hoàn hảo.
  • Bước 4: Sử dụng các hình họa đơn giản: Bạn có thể sử dụng các hình họa đơn giản như các chấm, đường thẳng, hình tròn, hình tam giác, hoặc các hình khối cơ bản để tạo nên doodle của bạn. Thử nghiệm với các hình dạng khác nhau và xem những gì hoạt động tốt nhất cho ý tưởng của bạn.
  • Bước 5: Sử dụng màu sắc (tuỳ thích): Nếu bạn muốn, bạn có thể sử dụng màu sắc để tạo điểm nhấn cho doodle của bạn. Bạn có thể sử dụng bút màu, bút lông màu hoặc bất kỳ công cụ nào khác để tô màu cho doodle của bạn.
  • Bước 6: Thêm chi tiết và hoàn thiện: Nếu bạn muốn, bạn có thể thêm các chi tiết nhỏ hoặc đường viền để hoàn thiện doodle của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng doodle thường là đơn giản và tự do, vì vậy không cần phải quá phức tạp.
  • Bước 7: Tự do sáng tạo: Cuối cùng, hãy nhớ rằng doodle là một cách để thể hiện sự sáng tạo và tự do của bạn. Hãy thả lỏng và vui chơi với quá trình vẽ.
cách vẽ doodle
Cách vẽ doodle art đơn giản

Hy vọng rằng các bước trên sẽ giúp bạn tạo ra một doodle đơn giản và thú vị!

Tổng kết

Vẽ doodle không chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc mà chúng còn mang lại những lợi ích về tinh thần và tư duy. Không chỉ cho phép chúng ta giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, vẽ doodle còn giúp chúng ta giải phóng khả năng sáng tạo và hiểu hơn về chính mình. Hy vọng Miko Tech đã giúp bạn hiểu được đặc điểm doodle artcách vẽ doodle art đơn giản. Nếu thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ bài viết đến cho mọi người cùng đọc nhé!

14.03.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!