Kiểm tra lượt truy cập website là một cách để xác định xem website có đang hoạt động hiệu quả đúng như mục tiêu kinh doanh hay không. Bằng cách theo dõi độ biến động của lượt truy cập, bạn có thể phân tích hành vi người dùng và cải tiến để trợ giúp kinh doanh tốt hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá top các công cụ có khả năng kiểm tra lượt truy cập website hiệu quả.
1. Kiểm tra lượt truy cập website với Google Analytics 4
Google Analytics 4 (trước đây là Google Analytics) là một trong những công cụ phân tích và kiểm tra lượt truy cập web phổ biến nhất hiện nay. Được phát triển bởi Google và hoàn toàn miễn phí, công cụ này cung cấp các chức năng mạnh mẽ để theo dõi và phân tích dữ liệu về lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web của bạn.
Google Analytics 4 cho phép bạn xem tổng số lượng người truy cập trang web của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể xem số lượt truy cập tổng cộng, số lượt truy cập duy nhất và số lần truy cập trung bình. Công cụ còn cung cấp nguồn gốc của lượt truy cập, bao gồm tìm kiếm từ công cụ tìm kiếm, truy cập trực tiếp, truy cập từ mạng xã hội và các trang web khác.
Khám phá thêm về công cụ này tại: Google Analytics 4 là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GA4
2. Kiểm tra lượt truy cập của website với Google Search Console
Google Search Console, trước đây còn được gọi là Google Webmaster Tools, là một công cụ miễn phí do chính Google cung cấp để giúp các chủ website kiểm tra và quản lý hiệu suất của trang web. Công cụ này không chỉ giúp bạn kiểm tra lưu lượng truy cập, mà còn cung cấp nhiều chức năng khác để tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm.
Bằng cách thêm và xác nhận quyền sở hữu trang web của bạn trên Google Search Console, bạn có thể kiểm tra lượt truy cập website trong một khoảng thời gian nhất định và thậm chí so sánh với thời gian trước đó. Google Search Console cho phép bạn xem các từ khóa mà trang web được xếp hạng với các thông tin liên quan như thứ hạng, thay đổi thứ hạng, số lượt hiển thị và số lượt nhấp.
Tìm hiểu chi tiết công cụ này tại: Google Search Console là gì? 7 tính năng và cách sử dụng
3. Kiểm tra lượt truy cập web với SEMrush
SEMrush là một công cụ kiểm tra lượt truy cập website bất kỳ và nghiên cứu từ khóa được sử dụng rộng rãi trong marketing online và SEO. SEMrush cung cấp các báo cáo về lưu lượng truy cập tự nhiên, lưu lượng truy cập trả phí, backlink và các từ khóa hàng đầu của website. Dữ liệu về các từ khóa cùng thứ hạng cũng được biểu diễn bằng biểu đồ trực quan.
Thông thường, SEMrush được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu từ khóa và phân tích hiệu suất trang web. Người dùng có thể xem thông tin về hiệu suất trang web, bao gồm tốc độ tải trang, tỷ lệ thoát, số trang đã xem và thời gian trung bình trên trang web. Ngoài ra, công cụ này cũng cho phép bạn kiểm tra xem trang web của bạn đang đứng ở vị trí nào và theo dõi sự thay đổi vị trí theo từ khóa.
4. Kiểm tra lượt truy cập website với Ahrefs
Ahrefs là một công cụ phân tích SEO và nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ. Ahrefs cung cấp nhiều tính năng giúp bạn xác định các từ khóa có thể mang lại traffic cao, từ đó xây dựng nội dung và tối ưu hóa hiệu suất trang web. Bạn có thể sử dụng Ahrefs như một công cụ kiểm tra lượt truy cập website và đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện hiệu suất website.
So với SEMrush thì Ahrefs có phần mạnh mẽ hơn trong việc nghiên cứu backlink nhờ dữ liệu backlink khổng lồ hơn 16 tỷ liên kết từ hơn 1 tỷ website. Công cụ này cung cấp các báo cáo chi tiết về backlink của website, giúp bạn xác định các backlink chất lượng cao và các backlink cần cải thiện. Ahrefs cũng cung cấp những thông tin về đối thủ cạnh tranh và giúp bạn tìm kiếm các cơ hội để cải thiện thứ hạng.
Chi tiết hơn về công cụ này tại: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs – Những tính năng hàng đầu
5. Kiểm tra số lượt truy cập web với Hotjar
Hotjar là một công cụ phân tích hành vi người dùng trực tuyến vô cùng hữu ích. Mặc dù không thường được dùng để kiểm tra lượt truy cập website, Hotjar vẫn có các tính năng để theo dõi và phân tích hành vi người dùng trên trang web. Thay vì ghi nhận traffic như các trang web khác thì lượt truy cập được Hotjar hiển thị dưới dạng session (phiên hoạt động).
Hotjar cung cấp các bản đồ nhiệt để hiển thị các khu vực trang web mà người dùng tương tác nhiều nhất. Bạn có thể thấy được những khu vực mà người dùng nhấp chuột, cuộn trang hoặc tương tác nhiều nhất. Những thông tin này giúp bạn tìm hiểu về các vùng quan trọng trên trang web và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
6. Kiểm tra lượng truy cập website với Matomo
Matomo (trước đây là Piwik) là một nền tảng phân tích web mã nguồn mở cung cấp các tính năng tương tự như Google Analytics. Công cụ này cung cấp các báo cáo chi tiết về lượt truy cập vào trang web của bạn bao gồm tổng số lượt truy cập, số lượt truy cập duy nhất, số lượt truy cập theo các khoảng thời gian tùy chọn. Thông tin này giúp bạn theo dõi xu hướng lượt truy cập và đánh giá hiệu suất của trang web theo thời gian.
Matomo cũng cho bạn biết người dùng truy cập vào trang web của bạn từ những nguồn nào. Bạn có thể xem tỷ lệ truy cập từ các nguồn khác nhau như trực tiếp, từ công cụ tìm kiếm, từ các trang web khác, từ mạng xã hội và từ các chiến dịch tiếp thị khác. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của lưu lượng truy cập và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình.
7. Kiểm tra lưu lượng truy cập website với SimilarWeb.com
SimilarWeb là một công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu suất trang web và ứng dụng di động. Với bộ công cụ mạnh mẽ và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, SimilarWeb giúp các doanh nghiệp hiểu về mức độ hiện diện trực tuyến của họ, theo dõi đối thủ và xác định những cơ hội thị trường chưa được khai thác.
SimilarWeb cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập của một trang web hoặc ứng dụng di động, bao gồm số lượt truy cập, thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang web, số trang được xem trung bình và tỷ lệ thoát. Không chỉ giúp bạn kiểm tra lượt truy cập website, SimilarWeb còn cung cấp thông tin về người truy cập và các trang web của đối thủ cạnh tranh.
8. Kiểm tra lượt truy cập trang web với CrazyEgg
CrazyEgg là một công cụ tối ưu hóa trang web và phân tích hành vi người dùng. Người dùng có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra hiệu suất trang web và tìm hiểu cách người dùng tương tác với trang web của bạn. Crazy Egg cũng có thể giúp kiểm tra lượt truy cập website và hiển thị traffic có được từ những nguồn khác nhau như từ Google, Mailchimp hoặc chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên, CrazyEgg được chú ý hơn cả nhờ tính năng theo dõi hành vi người dùng trên trang tương tự như Hotjar. Công cụ này sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) để hiển thị những khu vực trên trang được người dùng tương tác nhiều nhất. Với những thông tin từ heatmap, bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web.
9. Kiểm tra lượt truy cập web với Clicky
Clicky là một công cụ phân tích website giúp bạn kiểm tra lưu lượng truy cập và phân tích hành vi người dùng trên trang web. Được biết đến với giao diện người dùng thân thiện và bảng điều khiển dễ sử dụng, Clicky cho phép bạn hiểu rõ hơn về người dùng của mình và cải thiện hiệu quả SEO của trang web. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ phân tích web thì Clicky là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Clicky cung cấp thông tin về lượt truy cập trang web theo thời gian thực bao gồm số lượng khách truy cập, số lần xem trang, nguồn lưu lượng truy cập và thiết bị được sử dụng. Clicky cũng cung cấp cho bạn dữ liệu chi tiết về thời gian ở lại của khách truy cập trên từng trang và thời gian truy cập. Thông tin này có thể tiết lộ những chủ đề nội dung mà người xem yêu thích nhất.
10. Kiểm tra lượt truy cập của website với WebCEO
WebCEO là một công cụ SEO và digital marketing toàn diện mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Với hơn 21 công cụ, WebCEO là một nền tảng all-in-one (tất cả trong một) có nhiều chức năng như nghiên cứu từ khóa, thực hiện SEO audit, cung cấp thông tin xếp hạng, báo cáo backlink,… và nhiều tính năng thú vị khác.
WebCEO có thể được sử dụng để kiểm tra lượt truy cập website nhờ khả năng tích hợp với Google Analytics. Do đó, công cụ này cho phép bạn sử dụng dữ liệu từ GA và sử dụng cùng các công cụ khác mà không cần phải truy cập nhiều công cụ khác nhau. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể sử dụng WebCEO để đánh giá “sức khỏe tổng quát” của website qua chức năng Site Audit.
11. Kiểm tra số lượt truy cập web với StatCounter
StatCounter là một công cụ phân tích web cung cấp cho bạn dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập trang web của bạn, hành vi người dùng và hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị. Công cụ này có thể được sử dụng để kiểm tra lượt truy cập website, trong đó traffic được phân loại thành các mục như số khách truy cập lần đầu, số khách truy cập quay lại và lượt truy cập mỗi ngày.
Ngoài ra, Statcounter còn cung cấp thông tin về vị trí địa lý, trình duyệt, hệ điều hành, thiết bị di động và các thông số khác về người dùng truy cập trang web. Những dữ liệu về traffic cũng được hiển thị dưới dạng biểu đồ đường để dễ dàng so sánh với quá khứ. Điều này giúp bạn biết được website của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không và có những hành động can thiệp phù hợp.
Kết luận
Mỗi công cụ đều có những tính năng độc đáo và sẽ phù hợp với mỗi loại nhu cầu cụ thể. Bất kể bạn là chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị trang web, việc sử dụng các công cụ này rất quan trọng để hiểu rõ khách hàng, đo lường hiệu quả và tối ưu hóa trang web.
Trong bài viết này, Miko Tech đã giới thiệu đến bạn top các công cụ kiểm tra lượt truy cập website hiệu quả. Mong rằng những kiến thức trên là hữu ích với bạn và hãy chia sẻ cho nhiều người khác cùng biết nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…