Hiện nay, truyền thông đang dần phát triển mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp sử dụng truyền thông để xây dựng thương hiệu cho mình. Để có được những chiến lược tốt, quá trình truyền thông của bạn bắt buộc phải có Media studies.
Vậy Media studies là gì? Có những chuyên ngành nào trong Media studies? Cơ hội nghề nghiệp của ngành media studies như thế nào? Cần có những kỹ năng gì để làm trong ngành truyền thông? Cùng Miko Tech theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Media studies là gì?
Media studies – Nghiên cứu phương tiện truyền thông là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phim ảnh, tạp chí, báo chí, Internet, và các phương tiện khác.
Media studies bao gồm việc phân tích và đánh giá tác động của các phương tiện truyền thông công chúng, thông qua các quan điểm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục và tâm lý học. Lĩnh vực này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tác động của truyền thông đối với xã hội và cách nó thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và tương tác trong thế giới hiện đại.
Các nhà nghiên cứu media studies cũng thường tập trung vào phân tích nội dung, phương pháp sản xuất, phân phối và tiếp cận của các phương tiện truyền thông. Media studies là một lĩnh vực đa ngành, kết hợp các yếu tố của truyền thông, nghệ thuật, khoa học xã hội, và nhiều lĩnh vực khác.
Các ngành Media studies
Truyền thông báo chí (Journalism)
Truyền thông báo chí – Journalism là những người đưa tin chuyên nghiệp. Tính chất công việc của họ là tìm kiếm, đánh giá, xác thực và cập nhật cho công chúng những thông tin về các sự kiện mới nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Truyền thông multimedia (Media/Digital media)
Truyền thông multimedia là nhóm ngành chuyên sản xuất các sản phẩm truyền thông từ việc sử dụng các công cụ chính như máy quay phim, máy tính, các thiết bị máy ảnh, hay kênh truyền thông kỹ thuật số.
Truyền thông multimedia có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1 và nhóm 2: tập trung phát triển kênh (channel), chiến lược về lĩnh vực nội dung (Content marketing)
- Nhóm 3: tập trung về cách thức triển khai các nội dung được lên kế hoạch, đồng thời tạo ra các thiết kế phù hợp với sản phẩm để có thể hấp dẫn, thu hút khách hàng,…
Một số công việc sinh viên có thể theo đuổi trong lĩnh vực này bao gồm các vị trí như: Creative Content, Designer, Motion Graphic Designer.
Truyền thông thực hành (Communication practice)
Nhóm ngành sẽ thường xuyên làm việc với bên báo chí, sự kiện và quảng cáo. Communication practice làm cầu nối, hỗ trợ các mảng khác nhau. Truyền thông thực hành được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nonprofit communication (Truyền thông phi lợi nhuận): Nhánh truyền thông phục vụ chính cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs), có nhiệm vụ quảng bá về chính sách, văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của người xem.
- Corporate communication (Truyền thông doanh nghiệp): Nhánh truyền thông hoạt động nhằm mục đích quảng bá truyền thông về dịch vụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp, công ty.
Nghiên cứu truyền thông (Communication studies)
Ngành nghiên cứu truyền thông là một ngành riêng biệt, độc lập hoàn toàn với các nhóm ngành trên vì sẽ không trực tiếp tạo ra các sản phẩm truyền thông.
Đặc thù chính của ngành này là quan sát và đánh giá các hiện tượng xã hội có ảnh hưởng dưới tác động của truyền thông, từ đó nghiên cứu các dữ liệu liên quan để đưa ra các bài nghiên cứu hay các lý thuyết.
Tùy theo từng hiện tượng xã hội mà các tài liệu được nghiên cứu sẽ liên quan đến các ngành khác nhau như báo chí, truyền thông chiến lược, truyền thông văn hóa, truyền thông nghệ thuật,…
Sau quá trình nghiên cứu, người làm nghiên cứu truyền thông sẽ áp dụng vào xã hội, cộng đồng để từ đó đưa ra kết luận cho những nghiên cứu của mình.
Truyền thông xã hội (Social media)
Truyền thông xã hội là chuyên ngành tìm hiểu về sự phát triển và vận hành của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest và Tumblr,… để đưa sản phẩm và thông tin doanh nghiêp hay các chiến dịch Marketing đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Khám phá thêm về: Social Media Là Gì Và Vai Trò Chiến Lược Trong Marketing
Truyền thông và phương tiện mới (Communications and new media)
Communications and new media tập trung vào việc nghiên cứu về những nền tảng công nghệ mới như: việc sử dụng phương tiện để tương tác với người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng trên các nền tảng kỹ thuật số.
Xuất bản và biên tập (Publishing and editing)
Chuyên ngành Publishing and editing phù hợp những bạn muốn làm truyền thông trong ngành xuất bản. Tại đây, bạn sẽ được học hỏi về các chủ đề như xuất bản tạp chí, xuất bản báo, xuất bản sách và phương tiện truyền thông mới.
Các chuyên ngành khác
Ngoài các ngành trên, khi theo ngành Media studies, bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác như làm việc trong ngành quảng cáo, hành vi khán giả, văn hóa người nổi tiếng, hài kịch, môi trường ảo và trò chơi, truyền thông đa văn hóa, tiếp thị truyền thông, luật truyền thông, nghiên cứu truyền thông,…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành media studies
Hiện nay, truyền thông đang phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến cơ hội nghề nghiệp của ngành nào cũng tăng cao. Các bạn sinh viên khi ra trường có nhiều sự lựa chọn.
Báo chí
Báo chí là một trong những ngành phổ biến được các bạn lựa chọn. Khi làm việc trong ngành này, bạn có thể làm việc cho báo, tạp chí, trang web, TV và đài phát thanh.
Hầu hết các nhà báo sẽ chuyên về một lĩnh vực cụ thể như thể thao, chính trị, nghệ thuật hay du lịch. Một số kỹ năng quan trọng nhất của ngành báo chí đó là tìm kiếm, nghiên cứu và trình bày ý tưởng, câu chuyện thông qua các bài viết, nội dung phát sóng hình hoặc nội dung đa phương tiện.
Copywriting
Coppywriting là việc dùng ngôn ngữ để quảng cáo hay tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ, người nổi tiếng, hay các ý tưởng…, bao gồm những công việc cụ thể như sản xuất nội dung quảng cáo, nội dung tờ rơi hay các ấn phẩm quảng cáo, kịch bản cho quảng cáo truyền hình hay các đoạn phát thanh.
Để theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần một sự tinh tế trong giao tiếp bằng văn bản, sự sáng tạo và khả năng làm việc theo deadline.
Có thể bạn muốn biết: Hướng dẫn viết bài SEO Copywriting hiệu quả nhất 2023
Marketing
Marketing là một ngành rộng. Media & Communication cũng là một phần của Marketing. Vì vậy, khi tốt nghiệp ngành truyền thông, bạn có thể sử dụng những kiến thức này để xác định đối tượng mục tiêu, đề xuất chiến lược truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng.
Là một marketer, bạn sẽ phải có một số kỹ năng như kỹ năng sáng tạo và phân tích, bao gồm việc nghiên cứu thị trường và đối tượng khán giả mục tiêu, lập kế hoạch và theo dõi chiến dịch truyền thông, quản lí ngân sách truyền thông,…
Quan hệ công chúng (Public Relations)
PR là ngành thiết lập mối quan hệ giữa một tổ chức và các phương tiện truyền thông để đưa thông tin của tổ chức đến công chúng. Tham gia vào ngành này, bạn sẽ sử dụng những phương tiện kỹ thuật số và truyền thông bạn đã học để thiết lập, duy trì và quảng bá hình ảnh, danh tiếng của tổ chức.
Ngoài ra, ở các công ty nhỏ, bạn cũng sẽ kiêm luôn làm việc với báo chí, các đơn vị đối tác để quản lý hình ảnh thương hiệu cho công ty.
Khám phá thêm về: TOP 126 thuật ngữ Marketing 2023 cần phải biết nếu là Marketer
Sản xuất phim và truyền hình
Sản xuất phim và truyền hình cũng là một trong những ngành được sinh viên truyền thông theo đuổi nhiều nhất. Bạn hoàn toàn có thể trở thành phóng viên truyền hình hoặc người dẫn chương trình nhà sản xuất phim tài liệu, đạo diễn phim hoặc biên kịch,…
Truyền thông kỹ thuật số
Việc công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số được ra mắt liên tục đã dần trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nếu theo ngành này, bạn cần phải liên tục cập nhật và làm mới mình để phù hợp với các xu hướng hiện đại. Vai trò trong lĩnh vực này bao gồm quản lý truyền thông, quản lý dự án, thiết kế tương tác,…
6 kỹ năng của người làm truyền thông
1. Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có để theo ngành này. Đây là những kiến thức cơ bản về tối ưu website, social marketing, Adwords, lên kế hoạch marketing online, hay digital marketing,…
2. Sử dụng phần mềm đồ họa
Làm truyền thông sẽ liên quan nhiều đến hình ảnh, video. Vì vậy, để có nhiều cơ hội việc làm hơn, bạn nên biết sử dụng thêm các công cụ như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe Photoshop,… để thiết kế các ấn phẩm như banner, poster,…
3. Khả năng sáng tạo
Sáng tạo là một trong những khả năng quan trọng đối với người làm truyền thông. Tư duy sáng tạo giúp những thành phẩm truyền thông đạt chất lượng cao, thu hút khách hàng cũng như độ nhận diện cao cho công ty.
4. Năng động, tự tin
Tính chất công việc của ngành truyền thông là phải nhạy bén để xử lý những tình huống “khó đỡ”, phải có khả năng thích nghi nhanh cũng như tiếp cận những xu hướng mới nhất trên thị trường.
Hơn thế nữa, vì phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên nhân viên truyền thông cần phải tự tin, khéo léo trong giao tiếp để mang lại năng lượng tích cực cho khách hàng.
5. Khả năng ngoại ngữ
Nếu muốn làm việc tại các môi trường nước ngoài thì khả năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong ngành truyền thông. Thông thạo tiếng Anh không chỉ giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến mà còn giúp bạn cập nhật các xu hướng thế giới mới, tra cứu tài liệu một cách dễ dàng hơn.
6. Quản lý thời gian
Khối lượng công việc của ngành truyền thông khá nhiều. Vì vậy, các bạn cần có khả năng quản lý thời gian để đảm bảo chất lượng của công việc, hoàn thành công việc đúng thời hạn mà vẫn có độ chính xác cao.
Thu nhập ngành Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông
Tùy vào từng vị trí nghề nghiệp, vị trí địa lý, quy mô công ty và kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ có mức thu nhập khác nhau. Thông thường, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết media studies là gì? Cơ hội nghề nghiệp, thu nhập, các kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành media studies. Hy vọng những thông tin mà Miko Tech cung cấp có thể giúp bạn trong việc định hướng nghề nghiệp của mình nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/