“Content is king, media is queen” là một trong những câu cửa miệng của các Marketer. Bởi lĩnh vực truyền thông đang ngày càng phát triển, kéo theo việc sản xuất nội dung cũng cần phát có chất lượng hơn mới có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng. Để thực hiện điều đó, bắt buộc bạn phải cần đến Digital media.
Vậy, digital media là gì và có những loại digital media nào? Digital Media và Digital Marketing khác nhau như thế nào? Digital có vai trò gì trong marketing? Những ngành nào nên sử dụng Digital Media? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Digital Media là gì?
Digital media là phương tiện truyền thông số bao gồm bất kỳ hình thức truyền thông nào sử dụng các thiết bị điện tử để phân phối.
Các hoạt động chính của Digital Media bao gồm:
- Tạo ra nội dung (content creation)
- Phân phối nội dung (content distribution)
- Quản lý các kênh truyền thông kỹ thuật số (digital media management)
- Đo lường hiệu quả của các hoạt động (digital media analytics)
Digital Media cung cấp các lợi ích như khả năng tương tác cao, khả năng truy cập toàn cầu, và khả năng tùy chỉnh nội dung theo nhu cầu cá nhân. Các ví dụ điển hình của Digital Media có thể là trang web tin tức trực tuyến, các dịch vụ streaming như Netflix, YouTube, và các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram.
Vai trò của Digital Media
Công nghệ ngày càng phát triển và khách hàng luôn mong doanh nghiệp sẽ “có mặt” ngay lập tức và luôn hiện diện trong thế giới truyền thông kỹ thuật số. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng ấn tượng tốt với khách hàng trên thế giới kỹ thuật số này!
- Tăng cường tương tác khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến
- Thúc đẩy chiến dịch truyền thông, Marketing diễn ra nhanh chóng, sôi động, vượt qua phạm vi địa lý tỉnh, vùng, đất nước
- Nâng tầm thương hiệu cho công ty
- Tạo ra và phân phối nội dung đa dạng như trang web, blog, video, podcast, ảnh,…
- Tìm kiếm khách hàng mới thông qua các hoạt động như SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng cáo trực tuyến và email marketing.
Phân loại digital media
Hiện nay, digital media có 3 loại phổ biến là Paid Media, Earned Media và Owned Media.
Paid Media
Đây là loại truyền thống nhất trong ba loại phương tiện kỹ thuật số. Paid Media bao gồm quảng cáo hiển thị kỹ thuật số, tìm kiếm phải trả tiền hay native advertising. Paid Media có thể là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng mới vào nội dung của thương hiệu. Mục tiêu của việc sử dụng Paid Media chính là tiếp cận khách hàng càng nhiều càng tốt.
Phương tiện trả phí cho phép bạn tiếp cận đối tượng quy mô lớn và chú ý trực tiếp đến nội dung mà không cần quá lo lắng về phương tiện truyền tải.
Ví dụ: Nếu bạn không nằm trong top đầu của Google cho một từ khóa quan trọng, việc mua quảng cáo AdWords cho từ khóa đó sẽ giúp bạn có được lượt xem không thể có được từ organic search.
Nhược điểm của Paid Media là khán giả có thể bị “ngộp” trong quảng cáo, khiến người tiêu dùng không còn hứng thú và không tìm được cảm hứng về sản phẩm.
Earned Media
Earned Media là một hình thức quảng cáo hoàn toàn miễn phí, được đạt được thông qua việc thực hiện chiến lược tốt trên phương tiện truyền thông xã hội. Earned Media có thể là kết quả của quá trình SEO, những lời truyền miệng, những lượt đề cập trên phương tiện truyền thông xã hội hay nội dung được chọn bởi một bên thứ ba (PR).
Earned Media có thể mất thời gian và gặp nhiều khó khăn, nhất là khi doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành nghề có độ cạnh tranh cao. Tuy nhiên, Earned Media cũng đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trả tiền. Vì khách hàng thường tin tưởng vào những đánh giá và trải nghiệm thực tế hơn là những thông điệp quảng cáo không có tính chứng thực.
Chi tiết hơn: Earned Media Là Gì? 10 Loại Hình Earned Media Phổ Biến
Owned Media
Owned Media là bất kỳ bất kỳ nội dung trực tuyến nào mà bạn kiểm soát. Các nền tảng truyền thông kỹ thuật số bao gồm trang web của bạn, các kênh truyền thông xã hội, blog, video, ứng dụng.
Bạn có thể tối ưu phương tiện thuộc sở hữu của mình bằng SEO để giúp doanh nghiệp dễ dàng hiển thị khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm các chủ đề có liên quan đến những gì bạn cung cấp. Càng nhiều phương tiện kỹ thuật số; doanh nghiệp của bạn càng trở nên nổi tiếng hơn, giúp tăng độ uy tín của bạn đối với Google.
Cách vận hành các loại Digital media
- Tạo nội dung thú vị trên Owned media (Một khuyến mại, một trải nghiệm, một câu chuyện)
- Dùng Paid media để quảng cáo và xây dựng độ nhận biết về Brand, Campaign
- Khi nội dung đủ hấp dẫn, khách hàng sẽ tới kênh Owned media để đăng ký, dùng thử
- Khi người tiêu dùng thích, họ chia sẻ tạo Earned media.
- Những người được chia sẻ quay lại Owned media và tạo ra vòng lặp.
Ưu và nhược điểm của Digital Media
Ưu điểm
- Giúp các marketer tiếp cận đến khách hàng mục tiêu
- Cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả truyền thông, đánh giá đối tượng mục tiêu và theo dõi hiệu quả của chiến dịch truyền thông kỹ thuật số
- Chi phí thấp hơn so với các phương pháp truyền thông truyền thống và cần ít nhân lực hơn để thực hiện.
- Cung cấp khả năng tương tác và giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp
Nhược điểm
- Thị trường cạnh tranh khốc liệt
- Phụ thuộc nhiều vào công nghệ nên cần phải cập nhật các công nghệ mới nhất thường xuyên
- Dễ gặp sự cố về các nền tảng truyền thông mạng xã hội
Những ngành nào nên sử dụng Digital Media
Digital Media được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:
- Chăm sóc sức khỏe: Quảng cáo dịch vụ của và kết nối người tiêu dùng với các chuyên gia và các tổ chức chăm sóc sức khỏe
- Giải trí: Sản xuất phim, chương trình truyền hình và âm nhạc
- Thương mại điện tử: Chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ
- Marketing và quảng cáo: Quảng cáo các sản phẩm
- Tổ chức phi lợi nhuận: Nâng cao nhận thức, kết nối với mọi người và thu thập các khoản đóng góp
- Xuất bản và truyền thông: Chia sẻ các dạng nội dung khác nhau như các bài đăng trên blog, video, podcast và các bài báo
6 phương tiện làm Digital media phổ biến
- Audio: Audio là một tệp tin âm nhạc hoặc dịch vụ phát âm nhạc trực tuyến.
- Video: Video là phương tiện truyền thông media tiếp cận gần nhất đến người dùng.
- Hình ảnh: Ảnh kỹ thuật số được lưu trữ và chia sẻ dưới dạng format.
- Mạng truyền thông xã hội: Mạng xã hội là một nơi để chia sẻ thông tin, kết nối với bạn bè và gia đình, và tìm kiếm thông tin mới.
- Quảng cáo: Quảng cáo là một cách để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng.
- Tin tức, văn học và hơn thế nữa: Nội dung này giúp bạn tạo ra một trang web hoặc blog chất lượng cao, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Sự khác biệt giữa Digital Media và Digital Marketing
Digital Media và Digital Marketing là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn 2 thuật ngữ này với nhau. Vậy, chúng khác nhau ở điểm nào?
Tiêu chí | Digital Media | Digital Marketing |
Định nghĩa | Là các nội dung kỹ thuật số (digital content) được phân phối hoặc truyền tải thông qua các phương tiện kỹ thuật số như trang web, blog, video, podcast, v.v. | Là các hoạt động tiếp thị sử dụng kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. |
Mục đích | Cung cấp thông tin, giải trí hoặc tạo ra sự tương tác với khách hàng | Thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng lượng truy cập và doanh số bán hàng |
Các hoạt động | Tạo ra nội dung, phân phối và quản lý các kênh truyền thông kỹ thuật số để tạo ra sự chú ý và tương tác của khách hàng. | Quảng cáo trực tuyến, email marketing, SEO, PPC, social media marketing |
- Digital Media tập trung vào việc tạo ra nội dung và phân phối nó thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số để tạo ra sự chú ý và tương tác của khách hàng.
- Digital Marketing tập trung vào việc sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và tăng doanh số bán hàng.
Các câu hỏi phổ biến về ngành Digital Media
Digital Media hiện đang là ngành thu hút của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giữa “biển kiến thức” rộng lớn, các bạn vẫn còn băn khoăn rất nhiều về thuật ngữ này. Cùng xem giải đáp thắc mắc về cụm từ digital media với những câu hỏi dưới đây nhé!
Các vị trí cần kỹ năng digital media
Bạn có thể tìm thấy các vị trí công việc yêu cầu kỹ năng truyền thông kỹ thuật số trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như:
- Chuyên viên truyền thông: Chuyên viên truyền thông có trách nhiệm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến khách hàng tiềm năng. Họ cũng phải có khả năng sử dụng các công cụ truyền thông kỹ thuật số để tạo ra nội dung hấp dẫn và thu hút khách hàng.
- Chuyên viên SEO: Chuyên viên SEO có trách nhiệm tối ưu hóa trang web của công ty để tăng lưu lượng truy cập và tăng doanh số bán hàng. Họ cũng phải có khả năng sử dụng các công cụ truyền thông kỹ thuật số để tạo ra nội dung hấp dẫn và thu hút khách hàng.
- Chuyên viên quảng cáo: Chuyên viên quảng cáo trực tuyến có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến khách hàng tiềm năng.
- Chuyên viên social media: Chuyên viên social media có trách nhiệm quản lý các trang mạng xã hội của công ty và tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng.
- Chuyên viên content: Chuyên viên content có trách nhiệm tạo ra nội dung hấp dẫn và chất lượng cao để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
- Chuyên viên email marketing: Chuyên viên email marketing có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến dịch email để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến khách hàng tiềm năng.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Chuyên gia Digital Media
- Lập kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông kỹ thuật số với mục tiêu kinh doanh cụ thể.
- Phối hợp và quản lý sản xuất tất cả nội dung kỹ thuật số như trang web, blog, PR và podcast, infographics, video, và các tài liệu khác.
- Tạo ra sự hiện diện của thương hiệu trên web.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty.
- Duy trì và quản lý tất cả các kênh truyền thông xã hội của công ty
- Bàn hàng và phát triển sản phẩm
- Đề xuất và triển khai các phương pháp tiếp thị trực tiếp.
- Đề xuất các chiến lược và phương pháp cải tiến.
- Theo dõi và nghiên cứu chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
- Phát triển và giám sát các chỉ số hiệu quả đầu tư (ROI) và chỉ số hiệu quả chủ chốt (KPI).
- Cập nhật các công nghệ truyền thông kỹ thuật số mới và các xu hướng mới nhất.
Những kỹ năng cần có ở một người làm Digital Media
- Kỹ năng giao tiếp: Làm việc với các team liên quan, khách hàng, đề xuất ý tưởng
- Kỹ năng quản lý nội dung: Viết, chỉnh sửa nội dung, lập kế hoạch cho các chiến dịch
- Kỹ năng marketing: SEM, SEO, Social Media Marketing, Email Marketing
- Kỹ năng sử dụng các công cụ: Adobe Analytics, Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Photoshop
Đọc thêm:
- Advertising Media Là Gì? Các Hình Thức Quảng Cáo Hiện Có
- Advertorial Và Editorial Là Gì? Cách Phân Biệt Advertorial Và Editorial
- Media Exposure Là Gì? Khái Niệm Và Vai Trò Của Media Exposure
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn Digital Media là gì? Ưu, nhược điểm và phân loại các kênh, những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực Digital Media, các cách làm digital phổ biến hiện nay,… Hy vọng với những thông tin Miko Tech cung cấp, bạn có thể vận dụng chúng một cách hiệu quả vào công việc của mình nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/