Việc xác định target market là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Xác định đúng target market giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về target market là gì và các bước xác định target market.
Target market là gì?
Target Market, còn được gọi là thị trường mục tiêu, đề cập đến một phân đoạn trong thị trường, bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có khả năng cao sử dụng hoặc mua các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Chẳng hạn như khi một công ty có thị trường mục tiêu là châu Âu tức là họ mong muốn tiêu thụ sản phẩm đó ở châu Âu.
Vì sao doanh nghiệp cần xác định target market?
Có 3 lý do chính khiến các doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng thị trường mục tiêu:
- Xây dựng chiến lược phù hợp: Thay vì cố gắng phân tích hành vi của khách hàng ở tất cả độ tuổi, vị trí địa lý, mức thu nhập,… thì target market chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định. Đối với từng nhóm khách hàng, nhu cầu của họ sẽ khác nhau. Chỉ khi xác định thị trường mục tiêu rõ ràng thì bạn mới biết mình nên xây dựng chiến lược như thế nào để thu hút nhóm khách hàng đó.
- Tập trung nguồn lực: Không doanh nghiệp nào có thể thâu tóm toàn bộ thị trường. Việc xác định target market sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào nhóm khách hàng có tiềm năng cao nhất. Thay vì cố gắng tiếp cận tất cả khách hàng, việc chia nhỏ và tập trung vào một nhóm sẽ mang lại hiệu quả hơn.
- Cạnh tranh hiệu quả: Với hai ý trên, target market sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường nhờ chi tiêu đúng lúc, đúng chỗ. Về cơ bản, việc lần lượt tập trung vào từng mục tiêu một thay vì cố gắng hoàn thành nhiều mục tiêu một lúc sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tìm hiểu thêm về: Primary market là gì? Kiến thức mà nhà đầu tư nào cũng biết
Các tiêu chí phân loại target market là gì?
Tuỳ thuộc vào sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà thị trường mục tiêu có thể được chọn theo một số tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến:
- Độ tuổi: Các doanh nghiệp thường lựa chọn thị trường mục tiêu theo độ tuổi. Chẳng hạn như trong ngành sữa thì hai nhóm đối tượng chủ yếu là trẻ em và người lớn tuổi.
- Giới tính: Thị trường có những loại sản phẩm mà chỉ dành riêng cho một giới tính sinh học nào đó, chẳng hạn có những sản phẩm chỉ dành riêng cho phái nữ như cốc nguyệt san, tampon,…
- Địa lý: Phân loại theo khu vực địa lý cũng khá phổ biến với các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B. Ở những quốc gia khác nhau thì khẩu vị và thói quen cũng khác nhau và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
- Thu nhập: Có một số sản phẩm dành riêng cho những người có mức thu nhập nào đó. Một ví dụ điển hình là black card (thẻ đen) tại các ngân hàng. Không phải ai cũng có thể mở thẻ đen mà phải có thu nhập khủng lẫn mức chi tiêu cao.
- Ngành nghề: Thị trường mục tiêu có thể được lựa chọn dựa trên những người làm việc trong những ngành nghề khác nhau. Ví dụ như một dịch vụ bán khóa học trong lĩnh vực marketing thì người quan tâm đến dịch vụ này sẽ là những người đang học tập và làm việc trong ngành marketing.
- Tình trạng hôn nhân và gia đình: Các doanh nghiệp còn có thể được phân loại theo tình trạng hôn nhân của khách hàng. Chẳng hạn như một người còn độc thân thường sẽ quan tâm đến ý thích cá nhân khi mua hàng nhưng người có gia đình sẽ cân nhắc cẩn thận hơn. Họ có thể quan tâm đến việc liệu sản phẩm đó có an toàn cho trẻ em hay không, có sắc nhọn hay không,…
Cách xác định target market là gì?
Để xác định được target market, các doanh nghiệp cần tập trung vào hai vấn đề chính: sản phẩm/dịch vụ và khách hàng. Không có sản phẩm nào là phù hợp cho tất cả mọi người. Do đó, bạn cần xác định được nhóm khách hàng nào có khả năng mua sản phẩm của bạn.
Sau đây, Miko Tech sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình 6 bước giúp bạn xác định được target market là gì:
Bước 1: Tổng hợp dữ liệu khách hàng hiện tại
Đầu tiên, hãy tìm ra những ai đã và đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Khi bạn tìm ra được đặc điểm chung của những khách hàng hiện có thì bạn sẽ có cơ sở để xác định đặc điểm khách hàng mục tiêu.
Tùy thuộc vào cách mà khách hàng kết nối với bạn, thông tin mà bạn biết về họ có thể nhiều hoặc ít. Tuy nhiên bạn không nên cưỡng ép họ tham gia vào một buổi khảo sát hoặc nghiên cứu vì điều đó có thể khiến một số người khó chịu và rời bỏ doanh nghiệp.
Hãy xác định một vài thông tin chính yếu về khách hàng như:
- Độ tuổi.
- Địa điểm, khu vực sinh sống.
- Số tiền họ chi tiêu.
- Sở thích.
- Vấn đề khiến họ cần đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tình trạng hôn nhân.
- Công việc.
Bước 2: Xác định đối thủ
Bây giờ bạn đã biết những ai đang quan tâm đến thương hiệu, đã đến lúc tìm hiểu về tệp khách hàng của đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Hãy nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Họ có đang theo đuổi phân khúc thị trường giống như bạn không?
- Họ có đang tiếp cận các phân khúc mà bạn chưa nghĩ đến không?
- Họ định vị thương hiệu của mình như thế nào?
Phân tích này sẽ giúp bạn hiểu đối thủ cạnh tranh đang nhắm thị trường mục tiêu nào và khả năng cạnh tranh của họ trong thị trường mục tiêu đó có cao hay không.
Bước 3: Phân tích giá trị của sản phẩm/dịch vụ
Khách hàng chỉ bị thuyết phục để mua hàng của bạn khi bạn cho họ thấy những lợi ích họ có thể có. Hãy trả lời câu hỏi: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn, tốt hơn hay thú vị hơn như thế nào.
Một trong những cách để biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có những giá trị nổi bật nào đó là hỏi ý kiến khách hàng thông qua khảo sát. Kết quả khảo sát có thể cho bạn biết được lý do vì sao họ lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Đặc điểm nhân khẩu học là những thông tin và đặc trưng liên quan đến dân số hoặc nhóm người, thường được sử dụng để phân loại và mô tả đối tượng mục tiêu. Bạn hãy thống kê lại những đặc điểm của tệp khách hàng mục tiêu. Những đặc điểm đó có thể bao gồm:
- Độ tuổi
- Giới tính
- Khu vực sinh sống
- Tình trạng hôn nhân (Đã kết hôn hay Độc thân)
- Trình độ học vấn
- Mức thu nhập
- Nghề nghiệp
- v.v.
Bước 5: Xác định các yếu tố tâm lý học
Bằng cách nắm bắt các yếu tố tâm lý học, bạn có thể hiểu sâu hơn về những nhu cầu, mong muốn và giá trị cá nhân của khách hàng. Việc này tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn và làm cho khách hàng cảm thấy được đánh giá, từ đó tăng khả năng giữ chân và trung thực của họ. Hãy xem xét đến những yếu tố tâm lý học của tệp khách hàng mục tiêu như:
- Thói quen sống
- Sở thích ăn mặc
- Hành vi tiêu dùng
Bước 6: Đánh giá lại chân dung khách hàng
Số lượng chân dung khách hàng là không giới hạn. Bạn có thể tạo nhiều bộ chân dung khách hàng của doanh nghiệp, thương hiệu. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn số bộ chân dung khách hàng trong khoảng từ 3-5 bộ là vừa đủ. Với mỗi bộ chân dung khách hàng, bạn có thể suy nghĩ về việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo và những cách tiếp cận khác nhau.
Ví dụ thực tế của target market
Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao. Họ đã thành công nhờ việc xác định target market rõ ràng, đó là giới trẻ và các vận động viên. Nike đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hiểu rõ nhu cầu, sở thích và lối sống của khách hàng mục tiêu. Từ đó, hãng tạo ra các sản phẩm và chiến dịch marketing nhắm đến nhóm khách hàng này.
Bằng cách hợp tác với các vận động viên nổi tiếng và ngôi sao thể thao làm đại diện cho thương hiệu, Nike đã tạo dựng được hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo. Họ tận dụng sự lan tỏa thông tin qua các phương tiện truyền thông xã hội, sự kiện thể thao lớn và các đối tác liên quan để tiếp cận target market một cách hiệu quả.
Kết quả là Nike đã xây dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành và đạt được thành công vượt bậc. Bằng cách tập trung vào target market cụ thể, Nike đã tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm tương thích với nhu cầu và mong đợi của khách hàng mục tiêu, từ đó tăng cường sự tương tác và tạo niềm tin với thương hiệu.
Đọc thêm về: Market share là gì? Các chiến lược tăng market share
Sự khác biệt giữa Target Audience và Target Market là gì?
Target Market là khái niệm sử dụng để đề cập đến các thị trường mà doanh nghiệp tập trung nguồn lực tiếp thị và bán hàng.
Target Audience là nhóm người tiêu dùng cụ thể có các đặc điểm và hành vi riêng biệt, đồng thời có khả năng chi trả cao nhất (có khả năng mua hàng cao nhất) cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Từ đó, ta có thể hiểu như sau:
- Thị trường (Market) được chia thành nhiều thị trường nhỏ khác nhau, trong đó có các Target Market.
- Các Target Market, trong khi đó, lại được chia thành nhiều phân đoạn Target Audience khác nhau. Với mục đích tối ưu hóa việc hiểu biết khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi bán hàng thông qua các chương trình tiếp thị tập trung.
Tóm lại, mỗi Target Market có thể chứa nhiều phân đoạn khách hàng mục tiêu khác nhau, và mỗi phân đoạn này sẽ bao gồm những người có các đặc điểm tương tự nhau nhất.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giải thích rõ ràng target market là gì và các cách xác định thị trường mục tiêu. Hy vọng Miko Tech đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/