VPCS là gì và vì sao các nhà quảng cáo lại quan tâm đến vấn đề này? Nếu bạn đã từng bị khóa tài khoản trong khi đang chạy ads hoặc đã từng nghe về trường hợp trên, bạn có thể đã rơi vào tình huống VPCS. Trong bài viết sau, hãy cùng Miko Tech tìm hiểu về khái niệm sau và những lưu ý liên quan đến nó.
VPCS là gì?
VPCS (còn gọi là VPCS Facebook) là viết tắt của từ “Vi phạm chính sách” và được dùng để chỉ đến những vi phạm chính sách trên nền tảng Facebook. Cách sản phẩm VPCS dễ nhận biết nhất là các sản phẩm bị làm giả, các loại thuốc đông y, thuốc chữa bệnh, thuốc giảm cân, dịch vụ cho vay, sản phẩm tình dục,…
Khi bạn sử dụng một nền tảng của một bên thứ ba, bạn sẽ cần tuân thủ một số quy định để có thể hoạt động trên nền tảng đó. Vì bạn không có quyền kiểm soát hoàn toàn nền tảng nên bạn sẽ cần lưu ý không vi phạm những quy tắc hoặc chính sách để tránh bị cấm hoạt động hoặc bị hạn chế.
Các nội dung VPCS của Facebook là gì?
Mỗi quốc gia đều có các bộ luật quy định những gì được làm và những gì bị nghiêm cấm. Tương tự, Facebook cũng có những chính sách để đảm bảo sự văn minh và an toàn cho người dùng. Sau đây là một số nội dung bị cấm trên Facebook mà bạn cần lưu ý:
Nội dung người lớn
Facebook có một loạt các chính sách cấm nội dung người lớn nhằm duy trì môi trường an toàn và thân thiện trên nền tảng của mình. Những loại nội dung người lớn bị cấm bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ tập trung vào tình dục như đồ chơi tình dục, sản phẩm nâng cao ham muốn tình dục, hoặc nội dung khiêu dâm.
Lý do chính cho việc cấm này là để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em, khỏi việc tiếp xúc với nội dung không phù hợp. Facebook cũng cam kết giữ cho nền tảng của mình là một không gian an toàn, nơi mọi người có thể kết nối, chia sẻ thông tin mà không lo sợ bị xâm phạm hoặc không thoải mái với nội dung không phù hợp. Do đó, việc cấm các nội dung người lớn là một cách để duy trì một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn cho tất cả người dùng.
Đồ uống có cồn
Facebook thực hiện chính sách cấm quảng cáo và bán đồ uống có cồn trên nền tảng của mình. Chính sách này được thiết lập để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định về quảng cáo liên quan đến đồ uống có cồn, đặc biệt là đối với khán giả dưới 18 tuổi.
Quy định cấm này có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, trong đó bao gồm việc bảo vệ người dùng trẻ tuổi khỏi tiếp xúc với các sản phẩm có chứa cồn. Việc cấm bán đồ uống có cồn cũng nhấn mạnh vào việc thúc đẩy một môi trường trực tuyến lành mạnh, không thúc đẩy việc tiêu thụ rượu bia hoặc các sản phẩm có cồn một cách không kiểm soát.
Phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử ở đây ám chỉ đến tất cả những sự kỳ thị ví dụ như vì chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngoại hình,… Chính sách này nhằm mục đích bảo vệ người dùng khỏi những trải nghiệm xâm phạm đến nhân quyền cũng như đảm bảo môi trường trực tuyến lành mạnh.
Lý do chính cho việc cấm nội dung phân biệt đối xử là để tạo ra một không gian trực tuyến bình đẳng. Việc cấm nội dung phân biệt đối xử cũng nhằm xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực, cho phép người dùng từ bất cứ đâu với bất cứ đặc điểm cá nhân nào có thể tương tác với nhau một cách thoải mái nhất.
Nội dung bạo lực, thù địch
Việc cấm nội dung bạo lực và thù địch là một phần quan trọng của nỗ lực của Facebook để ngăn chặn việc lan truyền thông điệp tiêu cực và độc hại trong cộng đồng trực tuyến. Bằng cách loại bỏ nội dung bạo lực và thù địch, Facebook mong muốn tạo ra một môi trường mà không gặp phải sự đe dọa hoặc đối mặt với nội dung gây hại tâm lý và tinh thần.
Thuốc phiện
Thuốc phiện là một loại chất gây nghiện có hại cho sức khỏe của cộng đồng. Việc lan truyền thông tin về chúng trên các nền tảng mạng xã hội có thể vô tình phổ biến các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy. Đặc biệt, vì đối tượng sử dụng mạng xã hội chủ yếu là người trẻ tuổi, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của họ.
Nội dung vi phạm bản quyền
Facebook cấm nội dung vi phạm bản quyền để bảo vệ quyền lợi của người tạo ra tác phẩm và để tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm việc sao chép, phân phối hoặc sử dụng tác phẩm một cách không được phép từ người sở hữu ban đầu.
Hàng giả, hàng nhái hoặc bản sao của các thương hiệu được rao bán trên mạng xã hội có thể khiến người dùng nhầm lẫn và gây ra rủi ro sử dụng hàng , hoặc các bài đăng cung cấp hàng hóa có khả năng làm nhầm lẫn người tiêu dùng về nguồn gốc, tài trợ hoặc liên kết của những hàng hóa đó.
Tìm hiểu thêm về: Lý do khiến Facebook mất tương tác và cách khắc phục
Quảng cáo before – after
Quảng cáo dạng before – after thường được sử dụng trong ngành làm đẹp, sức khỏe, giảm cân,… để so sánh sự khác biệt về ngoại hình, vóc dáng, sức khỏe của một người trước và sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này có thể khiến người xem cảm thấy tự ti về bản thân, đặc biệt là những người có ngoại hình hoặc vóc dáng không như mong muốn.
Ngoài ra, quảng cáo dạng before – after cũng có thể gây hiểu lầm cho người xem, khiến họ nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang lại những thay đổi kỳ diệu, vượt quá khả năng thực tế. Để tránh quảng cáo của mình bị Facebook hạn chế, các doanh nghiệp cần lưu ý không sử dụng hình ảnh hoặc nội dung dạng before – after trong quảng cáo của mình.
Cách chạy quảng cáo VPCS Facebook an toàn
Mặc dù những nội dung quảng cáo VPCS bị kiểm soát nghiêm ngặt nhưng bất cứ hệ thống nào cũng sẽ có lỗ hổng. Một số người đã nhận ra những lỗ hổng này và tận dụng chúng để chạy các quảng cáo chứa nội dung cấm mà không sợ bị Facebook “sờ gáy”. Sau đây là một số cách chạy quảng cáo VPCS được sử dụng để tránh vi phạm.
Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
Một số người đã tìm ra những cách để nội dung VPCS vượt qua hệ thống quét của Facebook, một trong số đó là sử dụng hình ảnh có tính ẩn dụ. Khác với con người, công nghệ vẫn chưa có khả năng hiểu được những nội dung ẩn ý phức tạp. Do đó, những quảng cáo VPCS thực hiện thủ thuật này vẫn có khả năng “lọt lưới” và cần được đội ngũ kiểm duyệt xem xét gỡ bỏ.
Quảng cáo bằng video
Đôi khi có một số video VPCS được đăng tải nhưng vẫn tồn tại trên Facebook. Đó là vì công nghệ quét nội dung vi phạm của Facebook vẫn chưa toàn diện đến mức có thể phát hiện nhanh chóng và gỡ bỏ 100% nội dung trước khi người dùng báo cáo. Nội dung video có thể khó phát hiện hơn nội dung văn bản hay hình ảnh, do đó thường sẽ bị báo cáo bởi người dùng thay vì gỡ bỏ tự động bởi hệ thống.
Thay đổi từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa
Cũng giống như trường hợp sử dụng hình ảnh ẩn dụ, sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để diễn đạt nội dung theo một cách khác sẽ khó xác định hơn. Sự đa dạng của ngôn ngữ con người có thể chưa được công nghệ AI hiểu được hoàn toàn. Do đó việc bị bỏ sót là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bọc link
Các bot của Facebook cũng có khả năng đi theo các liên kết để xác định xem nội dung của bạn có VPCS hay không. Biết được điều này, một số người có thể sử dụng thủ thuật gọi là “bọc link”. Bọc link (hay còn gọi là “URL cloaking” trong tiếng Anh) là một kỹ thuật được sử dụng trong marketing trực tuyến hoặc quảng cáo số để che giấu đường dẫn URL gốc.
Khi sử dụng kỹ thuật bọc link, đường dẫn URL được hiển thị có thể khác hoàn toàn so với trang web thực sự mà người dùng sẽ đến sau khi click. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng bọc link để che giấu đường dẫn thực sự đi đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quảng cáo.
Những cách để tránh VPCS là gì?
Để tránh chạy các quảng cáo VPCS, bạn nên xem kỹ các quy định cũng như tiêu chuẩn cộng đồng. Thay vì chạy quảng cáo lách luật, bạn vẫn nên tuân thủ quy định Facebook để quảng cáo hoạt động hiệu quả về lâu về dài.
Tránh các nội dung VPCS
Mặc dù các nội dung VPCS vẫn có thể xuất hiện do sơ xuất của hệ thống, tuy nhiên những người dùng có thể báo cáo nội dung và khiến chủ tài khoản bị phạt. Do đó, kết quả cuối cùng là những nội dung có hại cho cộng đồng đều có thể bị báo cáo và gỡ bỏ. Cách tốt nhất là bạn hãy chạy quảng cáo một cách lành mạnh, trung thực và không nên sử dụng bất cứ hình thức phạm luật nào bị Facebook cấm.
Đọc thêm về: Thuật toán Facebook là gì và những thay đổi trong năm 2023
Không mua tương tác
Mua tương tác thường dẫn đến lượng tương tác không tự nhiên và không chất lượng. Đó thường là các tương tác giả tạo, không mang lại giá trị thực cho nội dung. Thay vì mua tương tác, tốt nhất là tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, cung cấp nội dung chất lượng và tạo ra giá trị thực sự để thu hút tương tác tự nhiên và ổn định từ người dùng thực sự quan tâm đến nội dung của bạn.
Bán hàng qua CTV
Bán hàng thông qua cộng tác viên trên Facebook không chỉ mang lại lợi ích trong việc tránh vi phạm chính sách, mà còn giúp tăng cường quản lý, kiểm soát và hiệu suất cho các chiến dịch quảng cáo của bạn. Các cộng tác viên có thể tiếp cận nhiều khách hàng theo cách tự nhiên hơn và tăng cường hiệu suất quảng cáo tổng thể.
Chạy quảng cáo bằng tài khoản phụ
Một số người thường lựa chọn quảng cáo bằng tài khoản phụ thay vì tài khoản chính. Nếu tài khoản chính bị khóa hoặc vi phạm chính sách, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh trên Facebook. Tuy nhiên nếu tài khoản phụ gặp vấn đề sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tài khoản chính và hoạt động kinh doanh.
Khám phá thêm về: Chi phí quảng cáo Facebook tính như thế nào?
Tổng kết
Với bài viết trên, bạn đã hiểu được VPCS là gì và những điều cần lưu ý để tránh bị Facebook đánh giá là VPCS. Hy vọng những chia sẻ của Miko Tech đã giúp bạn hiểu được những điều nên làm và những điều không nên làm. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu hữu ích và quay lại vào ngày mai để đón đọc những nội dung bổ ích khác nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…