fbpx
Logo

Google Analytics 4 là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GA4

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Google sắp tới sẽ chính thức “khai tử” Universal Analytics chuẩn từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 và ra mắt phiên bản Google Analytics 4 (GA4) với nhiều tính năng mới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu GA4 là gì, những tính năng của GA4 cũng như sự khác biệt giữa phiên bản mới này với Universal Analytics.

Google Analytics 4 – GA4 là gì?

Google Analytics là một công cụ phân tích dữ liệu trang web hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp. Nó cho phép chủ website xem những thông tin như số lượng khách truy cập, nguồn lưu lượng, thời gian trung bình trên trang web, các trang được xem nhiều nhất, tỷ lệ thoát trang,… Những thông tin này giúp cho các chủ sở hữu trang web cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng doanh số.

Phiên bản GA4 lần đầu ra mắt vào tháng 10 năm 2020 và được thiết kế để thay thế Universal Analytics. So với phiên bản cũ, GA4 có những tính năng mới và có khả năng thích ứng với giải pháp đo lường trong tương lai.
GA4 la gi
Google Analytics 4 đã ra mắt từ 2020

Những tính năng mới của GA4 là gì?

Google Analytics 4 (GA4) giúp người dùng hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng trên các nền tảng và thiết bị khác nhau, và đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh hơn. Một số điểm mới của GA4 bao gồm:

Thu thập dữ liệu đa thiết bị

Trong UA, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng các mã theo dõi như Google Analytics tracking code hoặc Google Tag Manager. Trong GA4, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng một giao thức mới gọi là “Measurement Protocol”, cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Điều này cho phép phân tích và đo lường dữ liệu hiệu quả hơn, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh ngày nay với nhiều người dùng truy cập trang web từ nhiều thiết bị khác nhau. Trong khi đó, Universal Analytics chỉ có thể thu thập dữ liệu từ các trình duyệt web trên máy tính để bàn.

Dữ liệu dựa trên sự kiện

Trong Google Analytics 4 (GA4), dữ liệu được thu thập dựa trên sự kiện (event) thay vì dựa trên phiên (session) như trong Universal Analytics. Cách thu thập dữ liệu dựa trên sự kiện cho phép người dùng thu thập nhiều thông tin chi tiết hơn về hoạt động trên trang web hoặc ứng dụng của họ.

Việc thu thập dữ liệu dựa trên sự kiện trong GA4 giúp cho người dùng có thể theo dõi và phân tích chi tiết hơn về các hoạt động trên trang web hoặc ứng dụng của họ. Ví dụ, người dùng có thể theo dõi số lần nhấp vào mỗi nút trên trang web của mình, số lượng sản phẩm được thêm vào giỏ hàng, số lần xem video trên trang web và nhiều thông tin khác.

gg analytics 4
GA4 có khả năng thu thập dữ liệu trên nhiều thiết bị

Khả năng tích hợp

Một trong những điểm nổi bật của Google Analytics 4 (GA4) được thiết kế để tích hợp và tương thích tốt với các sản phẩm khác của Google, cung cấp cho người dùng khả năng theo dõi hoạt động của khách hàng trên nhiều kênh và thiết bị khác nhau.

GA4 có thể tích hợp với Google Ads và các nền tảng quảng cáo khác để cung cấp thông tin về quảng cáo trực tiếp trong các báo cáo của nó, giúp cho việc đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, Universal Analytics không có khả năng tích hợp này.

Nhận dạng người dùng

Khác với UA, GA4 nhận dạng người dùng bằng cách sử dụng User-ID thay vì Client-ID. Client ID được sử dụng để phân biệt người dùng trong các phiên hoặc truy cập trên cùng một thiết bị. Trong khi đó, User ID của GA4 được sử dụng để phân biệt người dùng trên nhiều thiết bị và kết nối giữa các phiên.

Nói cách đơn giản hơn, giả sử bạn truy cập một trang web trên điện thoại và laptop thì UA sẽ nhận định có 2 user. Còn GA4 sẽ phân biệt được chỉ có một user duy nhất nhưng truy cập trên nhiều thiết bị.

Sự khác biệt giữa chỉ số GA4 và Universal Analytics (UA)

Khi sử dụng và cài đặt GA4, bạn sẽ nhận thấy rằng dữ liệu hiển thị của GA4 và UA có vài điểm khác biệt. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng xem xét những điểm khác biệt giữa các chỉ số trong Universal Analytics và GA4 là gì.

GA4 là gì
GA4 và Universal Analytics (GA3) có cách tính chỉ số khác biệt

Về User

Trong UA có 2 chỉ số về người dùng bao gồm Total Users (Tổng số người dùng) và New Users (Người dùng mới). Còn đối với GA4, bạn sẽ nhìn thấy 3 chỉ số về người dùng bao gồm: Total Users, New Users và Active Users (Số người dùng đang hoạt động). Trong khi UA lấy Total Users làm chỉ số nổi bật thì GA4 lại tập trung hơn vào Active Users.

Về số phiên

Với UA, khi người dùng vẫn còn ở trang web của bạn đến nửa đêm (0h) thì lúc đó một phiên hoạt dộng mới sẽ bắt đầu. Tuy nhiên với GA4 thì phiên hoạt động không được làm mới vào nửa đêm. Do đó, số phiên của UA và GA4 sẽ có sự khác biệt đối với website có người dùng ở nhiều khu vực địa lý trên toàn cầu.

Tỷ lệ thoát

Một phiên có tương tác theo như “tiêu chuẩn GA4” là một phiên kéo dài 10 giây trở lên, có ít nhất 1 sự kiện chuyển đổi và ít nhất 2 lượt xem trang hay màn hình. Nếu người dùng không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào ở trên thì GA4 sẽ tính phiên đó là một lượt thoát.

Đối với Universal Analytics, tiêu chí cho một phiên tương tác dựa trên việc người dùng phải có tương tác với trang web. Chẳng hạn như một người dùng vào website của bạn trong vòng vài phút nhưng không kích hoạt bất kỳ sự kiện được tính là tương tác nào thì phiên đó cũng tính là một phiên thoát.

công cụ GA4 là gì
Cách tính phiên thoát của GA4 khác với UA

Tỷ lệ chuyển đổi

Số lượt chuyển đổi của GA4 có thể khác biệt với UA do việc thiết lập dữ liệu dựa trên sự kiện. Với UA, bạn xác định hành động chuyển đổi còn GA là sự kiện chuyển đổi.

Ví dụ: Bạn lựa chọn “Đăng ký” là một hành động chuyển đổi. UA chỉ tính 1 lượt chuyển đổi cho một phiên hoạt động. Tức là giả sử người dùng đăng ký 2 lần trong cùng một phiên thì UA cũng chỉ tính 1 lượt chuyển đổi.

Ngược lại, GA4 tại tính tất cả các lần xảy ra sự kiện chuyển đổi. Tức là nếu người dùng thực hiện 2 lần đăng ký trên cùng một phiên hoạt động thì sẽ được tính là 2 lượt chuyển đổi.

Thiết lập Google Analytics (GA4) cho website

Như thông báo từ Google, Universal Analytics sẽ chính thức dừng thu thập dữ liệu kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang phiên bản GA4 là rất cần thiết để dữ liệu không bị gián đoạn khi UA ngừng hoạt động.

Tạo tài khoản GA (bỏ qua nếu bạn đã có tài khoản)

Bước 1: Truy cập vào đường link sau https://analytics.google.com/

Bước 2: Tạo tài khoản nếu chưa có, tiến hành nhập dữ liệu cần thiết.

ga 4
Cần tạo tài khoản GA nếu chưa có

Bước 3: Thiết lập luồng dữ liệu (website hoặc ứng dụng)

hướng dẫn google analytics 4
Thiết lập luồng dữ liệu cho website và ứng dụng

Ở bước này, bạn sẽ nhấp chọn vào “Web” nếu muốn thu thập dữ liệu từ website và chọn “Ứng dụng iOS/Ứng dụng Android”. Tiếp theo, thực hiện theo các bước hướng dẫn của Google Analytics.

Bước 4: Gắn thẻ Google vào website và đợi dữ liệu được thu thập.

GA4 la gì
Có thể gắn thẻ Google thủ công

Hướng dẫn tạo tài sản GA4

Đầu tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản GA của bạn. Sau đó, nhìn ở dưới cùng bên trái, nhấn vào mục Admin (Quản trị). Ở cột Property (Tài sản), chọn GA4 Setup Assistant (Trợ lý thiết lập GA4).

Giao diện Google Analytics
Giao diện Google Analytics

Tiếp theo, bạn sẽ nhìn thấy một bảng thông báo rằng bạn chưa được kết nối để tạo tài sản GA4. Bạn hãy nhấn vào nút “Get Started” (Bắt Đầu) ở phía dưới.

GA4 2023
Kết nối trợ lý thiết lập GA4

Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy một bảng “Tạo tài sản GA4 mới”. Lúc này, bạn chỉ cần nhấn vào “Create Property” (Tạo tài sản) là xong.

google analytics 4 property
Quy trình tạo tài sản GA4 khá đơn giản

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Miko Tech đã giải thích cho bạn Google Analytics 4 hay GA4 là gì cũng như những điểm khác biệt so với phiên bản cũ Universal Analytics. Ngoài ra, với hướng dẫn tạo GA4 tương đối đơn giản, các bạn hãy nhanh tay cập nhật để quá trình thu thập dữ liệu không bị gián đoạn nhé!

12.05.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!