fbpx
Logo

7 sai lầm khiến bạn thất bại khi SEO global là gì?

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Việc thiết lập web đa ngôn ngữ có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của bạn tới nhiều khách hàng quốc tế hơn. Chính vì vậy, khi SEO global (SEO quốc tế) đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường mục tiêu cũng như kiến thức SEO chuyên sâu hơn. Có nhiều vấn đề nảy sinh khi SEO global và sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 7 lý do khiến bạn thất bại khi SEO ở thị trường nước ngoài.

SEO Global là gì?

SEO Global (hay còn gọi là International SEO – SEO quốc tế) là phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho nhiều địa điểm và đối tượng trên phạm vi toàn cầu.
SEO Global
SEO Global là SEO trên phạm vi toàn cầu

Khi SEO Global, chủ yếu không có sự thay đổi lớn về chiến lược mà vấn đề chủ yếu là từ ngôn ngữ. Bạn sẽ cần xuất bản nội dung bằng các ngôn ngữ khác nhau, nơi mà các đối tượng mục tiêu của bạn sinh sống và truy cập trang web.

SEO quốc tế cũng có thể tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu bạn thấy rằng đối thủ cạnh tranh của mình không tối ưu hóa nội dung của họ cho một quốc gia hoặc ngôn ngữ khác, bạn có thể tạo nội dung dành riêng cho khu vực đó.

Top 7 sai lầm khi SEO Global

Mặc dù có nhiều quy tắc mà các marketer nên biết, đây là một số vấn đề phổ biến nhất dẫn đến thất bại khi SEO quốc tế:

1. Không sử dụng URL khác nhau cho mỗi ngôn ngữ/quốc gia

Mỗi phiên bản ngôn ngữ của trang web cần được xác định bởi một URL riêng để có thể được Google thu thập thông tin, lập chỉ mục và xếp hạng. Việc này tốt hơn là để hệ thống trả lại nội dung dựa theo suy đoán của nó về ngôn ngữ của người dùng.

URL version
Nên sử dụng URL khác nhau cho mỗi phiên bản ngôn ngữ

Như Google đã đề cập trong tài liệu chính thức của mình: “Google có thể không thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hoặc xếp hạng tất cả nội dung của bạn cho các ngôn ngữ khác nhau. Điều này là do các địa chỉ IP mặc định của Googlebot dường như được đặt tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, các bot sẽ gửi các HTTP request mà không thiết lập ngôn ngữ trong yêu cầu.”

Đây là lý do tại sao bạn nên thiết lập cấu trúc URL riêng cho từng phiên bản ngôn ngữ của trang web. Bạn có thể sử dụng ccTLD, thư mục con hoặc tên miền phụ. Mỗi cách trên đều có ưu và nhược điểm riêng và bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên đặc điểm, mục tiêu và hạn chế của riêng mình.

2. Tự động chuyển hướng sang phiên bản quốc tế mà không có tùy chọn

Bạn có thể muốn điều hướng người dùng của mình đến phiên bản ngôn ngữ hoặc quốc gia có liên quan đến họ, nhưng không nên thực hiện điều đó tự động bằng redirect. Redirect có thể gây nhầm lẫn và mang lại trải nghiệm khó chịu cho những người dùng muốn xem nội dung bằng một ngôn ngữ cụ thể nào đó.

Lỗi chuyển hướng khi SEO global
Người dùng có thể muốn xem một phiên bản ngôn ngữ nào đó

Hầu hết các IP của Googlebot đến từ Hoa Kỳ và một số ít các quốc gia khác. Chính vì vậy, Google chưa thể thu thập thông tin từ tất cả các quốc gia. Nếu chúng ta redirect trang web đến những phiên bản dành cho số ít các quốc gia đó thì Googlebot cũng bị chuyển hướng. Như vậy, Googlebot chỉ có thể thu thập dữ liệu của một số phiên bản ngôn ngữ chứ không phải tất cả.

Khi sử dụng redirect, bạn không chỉ chuyển hướng người dùng mà cả bot của công cụ tìm kiếm. Đó là lý do tại sao cần cho phép người dùng duyệt bất kỳ phiên bản quốc tế nào mà họ đã truy cập. Vì qua đó, chúng ta cũng cho phép Googlebot thu thập dữ liệu của bất kỳ phiên bản nào thay vì phiên bản dựa trên IP của người dùng.

chuyển hướng googlebot khi SEO global
Không chỉ người dùng mà bot cũng bị chuyển hướng

3. Không địa phương hóa nội dung của các phiên bản

Ngay cả khi mục tiêu của bạn là các quốc gia nói cùng một ngôn ngữ, bạn cũng không nên sử dụng cùng nội dung cho các phiên bản khác nhau của trang web. Nội dung trên mỗi phiên bản phải được cải biên lại cho phù hợp với từng khu vực địa lý và quốc gia.

Dù sử dụng cùng ngôn ngữ, người dùng ở các quốc gia khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau và cách dùng từ ngữ khác nhau. Thị hiếu của họ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, trong phiên bản Hoa Kỳ của Adidas thì danh mục giày đá bóng nam được gọi là “Soccer Cleats”. Trong khi đó, phiên bản Anh lại sử dụng từ “Football Boots” cho cùng danh mục.

us uk language
Từ ngữ khác nhau dù sử dụng cùng ngôn ngữ

Việc phát triển một danh sách từ khóa riêng cho từng quốc gia cũng rất quan trọng. Danh sách này nếu được xác nhận bằng người bản địa ở quốc gia đó thì càng tốt vì người dùng ở các quốc gia khác nhau có hành vi tìm kiếm khác nhau. Sau đó, hãy sử dụng danh sách từ khóa này để tối ưu hóa nội dung trên web cũng như quảng cáo.

4. Sử dụng một ccTLD cho nhiều quốc gia

Các trang web ban đầu nhắm mục tiêu đến một quốc gia cụ thể, thường là thị trường nội địa, và sử dụng một ccTLD cụ thể (tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia) có thể sẽ gặp thách thức khi mở rộng ra quốc tế.

ccTDL
Vị trí của ccTLD

Những trang web này sẽ không có tùy chọn để nhắm mục tiêu các quốc gia khác như gTLD (các tên miền cấp cao chung như .com, .org, .net) vì gTLD không được liên kết với một quốc gia nào. Miền gTLD có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu đến nhiều quốc gia bằng cách tạo các thư mục con hoặc tên miền phụ có thể được định vị địa lý thông qua Google Search Console.

Một số doanh nghiệp không biết điều này và cố gắng nhắm mục tiêu đến các quốc gia khác bằng cách bật thư mục con trong khi URL đã có ccTLD – tức đã được định vị địa lý cho một quốc gia. Do đó, khi mở rộng sang các thị trường quốc tế mới, các doanh nghiệp có ccTLD (thay vì gTLD) sẽ cần nhắm mục tiêu đến các thị trường khác bằng cách sử dụng ccTLD riêng cho từng phiên bản ngôn ngữ.

5. Cho rằng Google hỗ trợ nhắm mục tiêu theo châu lục với tên miền .asia hoặc .eu hoặc giá trị “eu” trong Hreflang

Google không hỗ trợ (ít nhất là chưa) nhắm mục tiêu theo cấp độ châu lục, lục địa. Một số người cho rằng sử dụng các TLD khu vực như .eu hoặc .asia được coi là gTLD hoặc giá trị khu vực “.eu” cho Châu Âu trong hreflang. Tuy nhiên đây là một quan điểm không được công nhận rộng rãi.

Khi thiết lập URL để nhắm đến thị trường châu Âu, một số người vẫn cân nhắc việc sử dụng tên miền .eu. Thay vào đó, nên sử dụng gTLD với các thư mục con cụ thể có thể được định vị địa lý thông qua Google Search Console và được gắn thẻ bằng chú thích hreflang để nhắm mục tiêu đến các quốc gia châu Âu cụ thể.

domain
Google hiện chưa hỗ trợ nhắm mục tiêu cấp châu lục

6. Thiết lập canonical cho tất cả các phiên bản web

Đôi khi, ngay cả sau khi địa phương hóa nội dung thì nội dung trên các phiên bản vẫn rất giống nhau. Đặc biệt là với các phiên bản ở các quốc gia nói cùng ngôn ngữ (như tiếng Anh của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh hay Úc). Vì lo ngại vấn đề trùng lặp nội dung nên một số doanh nghiệp đã thiếp lập canonical cho tất cả các phiên bản.

Thực tế là, nếu các phiên bản này được định vị địa lý cho các thị trường khác nhau thì nội dung sẽ không bị coi là trùng lặp. Đó là vì các phiên bản web nhắm mục tiêu đến các đối tượng khác nhau và cần phải được lập chỉ mục để được xếp hạng hiệu quả ở mỗi quốc gia. Bạn không cần phải đặt thẻ canonical vì mỗi phiên bản web được coi là duy nhất vì nó nhắm mục tiêu đến những vị trí địa lý khác nhau.

gắn thẻ canonical khi seo global
Thẻ canonical được dùng để xác định nội dung gốc ưu tiên xếp hạng

7. Triển khai Hreflang mà không tuân theo quy trình đã được kiểm chứng

Một số SEOer gặp phải khó khăn khi SEO Global do vướng phải các lỗi như sử dụng các giá trị không được hỗ trợ, chỉ định quốc gia mà không có giá trị ngôn ngữ, hoặc URL không thể lập chỉ mục cùng nhiều vấn đề khác. Nhìn chung, những lỗi này thường xảy ra do triển khai hreflang thiếu quy trình kiểm chứng, quy trình này sẽ giống như sau:

A. Xác định ngôn ngữ và phạm vi quốc gia áp dụng

Xác định các phiên bản ngôn ngữ và quốc gia cần sử dụng hreflang, đặc biệt là những phiên bản có kết quả tìm kiếm quốc tế sai lệch và cần được ưu tiên.

B. Lựa chọn phương pháp thực hiện

Đánh giá phương pháp triển khai hreflang phù hợp nhất (các tag trong phần đầu HTML, HTTP header hoặc sitemap XML) dựa trên các yêu cầu của dự án cũng như hạn chế của trang web.

hreflang
hreflang dùng để xác định mục tiêu ngôn ngữ của một trang web

C. Chỉ định mã Hreflang

Xác định thẻ hreflang sẽ được sử dụng trong quá trình triển khai. Bạn có thể tham khảo tài liệu chính thức của Google cho phương pháp đã chọn cũng như các định dạng và giá trị của quốc gia và ngôn ngữ được hỗ trợ để tránh việc các vị trí, tag, thuộc tính hoặc giá trị không được hỗ trợ.

D. Triển khai Hreflang trong môi trường thử nghiệm

Thu thập dữ liệu các trang được gắn thẻ (thông qua một trang web và cách khác là thu thập dữ liệu sitemap XML, nếu đây là phương pháp triển khai đã chọn) trong môi trường thử nghiệm để xác định lỗi gắn thẻ tiềm ẩn.

test environment
Nên thử nghiệm hreflang trước khi áp dụng thực tế

E. Theo dõi và khắc phục sự cố triển khai Hreflang sau khi triển khai thực tế

Thu thập lại dữ liệu các trang được gắn thẻ sau khi khởi chạy chúng trên trang web để xác định vấn đề còn tồn đọng và bắt đầu theo dõi chúng thông qua báo cáo International Targeting của Google Search Console. Tiếp tục theo dõi và xem có vấn đề nào xảy ra khi xuất bản các trang mới hay thay đổi, loại bỏ các trang hiện có không.

F. Thiết lập các quy tắc Hreflang cần tuân theo

Lập tài liệu về phạm vi triển khai hreflang và các quy tắc cần tuân thủ để xác định các phương pháp tốt nhất và có thể được xem xét sau này khi cần. Với quy trình triển khai hreflang như trên, lỗi được giảm thiểu và nếu chúng xảy ra, hãy nhanh chóng xác định và giải quyết.

Những câu hỏi thường gặp về SEO global

Tại sao SEO global lại quan trọng?

SEO global cho phép bạn tạo và tối ưu hóa nội dung để tiếp cận khán giả trên thị trường quốc tế. Bằng cách này, người dùng quốc tế có thể tìm thấy trang web của bạn khi họ tìm kiếm ở quốc gia của họ và nội dung của bạn sẽ được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm của họ, từ đó giúp gia tăng chuyển đổi.

Sự khác biệt giữa global SEO và Local SEO là gì?

Dưới đây là năm điểm khác biệt chính giữa hai loại này:
Đối tượng mục tiêu: Local SEO tập trung vào việc thu hút khách hàng địa phương và phục vụ một khu vực địa lý nhỏ, thường là trong một thành phố hoặc khu vực. Mặt khác, global SEO nhắm đến đối tượng lớn hơn trải rộng trên nhiều quốc gia và châu lục.
Nghiên cứu từ khóa: Local SEO yêu cầu nghiên cứu từ khóa dành riêng cho một khu vực cụ thể, trong khi global SEO yêu cầu nghiên cứu từ khóa ở cấp độ toàn cầu.
Sự cân nhắc về ngôn ngữ và văn hóa: Local SEO thường không tính đến sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, global SEO phải xem xét ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia mà nó đang nhắm mục tiêu để đảm bảo rằng nội dung có liên quan và phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Danh sách và trích dẫn địa phương: Local SEO tập trung mạnh vào danh sách và trích dẫn doanh nghiệp địa phương, trong khi global SEO tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng liên kết từ các trang web có thẩm quyền cao, được công nhận trên toàn cầu.
Cấu trúc tên miền: Local SEO thường sử dụng tên miền cục bộ, chẳng hạn như .ca hoặc .co.uk, trong khi global SEO yêu cầu sử dụng tên miền toàn cầu, chẳng hạn như .com, được công nhận trên toàn thế giới.

Lời kết

SEO global có thể mang lại rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức. Việc tập trung vào các khía cạnh quan trọng và tránh các lỗi phổ biến như Miko Tech đã nêu trên sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược SEO thành công, giúp trang web của bạn vươn tầm quốc tế một cách hiệu quả và bền vững.

18.08.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!