Cần làm gì sau khi thiết kế website là điều là nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Việc thiết kế website chỉ là bước đầu tiên để tăng độ hiện diện trực tuyến. Nếu chỉ thiết kế nhưng không có kế hoạch duy trì thì doanh nghiệp của bạn rất dễ bị chiếm vị trí trên SERP. Do đó, sau khi thiết kế xong website bạn nên bắt đầu suy nghĩ về việc làm sao để chăm sóc website.
Những điều cần làm sau khi thiết kế website
Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế một trang web, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Thực tế, giai đoạn quan trọng chỉ mới bắt đầu. Website chỉ có giá trị thực sự khi nó được triển khai và quản lý một cách hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những bước cần phải thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành thiết kế trang web.
1. Đăng tải nội dung
Nội dung website là một trong những điều quan trọng nhất để thu hút lưu lượng truy cập đến website của doanh nghiệp. Một trang web không có bất cứ nội dung nào khó mà thu hút được người đọc. Điều đó cũng giống như bạn muốn câu cá nhưng cần câu lại không có mồi vậy.
Nội dung trên một website thường liên quan đến chủ đề chính của website đó. Ví dụ, một website bán quần áo có thể xây dựng nội dung xoay quanh thời trang. Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đánh giá một trang web dựa trên nội dung. Để tối ưu hóa cho SEO, bạn cần có nội dung tốt, từ khóa phù hợp và hệ thống backlink chất lượng cao. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đăng tải nội dung mới để tạo ấn tượng tích cực với Google.
2. Cài đặt công cụ theo dõi
Hiệu quả của website có thể được theo dõi thông qua các công cụ như Google Analytics (GA) và Google Search Console (GSC). Sau khi có được website đã thiết kế, bạn hãy liên kết website với GA và GSC. Bạn có thể biết được các số liệu như lượt nhấp, lượt truy cập, thời gian ở trên trang cũng như những nội dung nào thu hút người đọc nhất thông qua hai công cụ này.
Không chỉ vậy, Google Search Console có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề về lập chỉ mục trên trang. Khi có lỗi liên quan đến việc lập chỉ mục, bạn sẽ nhận được email thông báo từ Google. Bạn có thể xem chi tiết lỗi cũng như gửi thông báo đã khắc phục cho Google để được xem xét lại. Những lỗi này có thể là lý do khiến website không có được thứ hạng cao.
3. Tạo trang 404
Trang 404 là một trang hiển thị khi nội dung người dùng đang tìm kiếm không tồn tại do đã bị xóa hoặc di chuyển sang địa chỉ khác. Thay vì hiển thị một trang trắng, thiết kế trang 404 cho phép bạn cung cấp một trải nghiệm thân thiện hơn cho người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết lập sao cho trang 404 có liên kết đến trang chính hoặc những nội dung khác liên quan đến nội dung họ đang tìm kiếm. Điều này giúp giảm tỷ lệ thoát trang và giữ chân người đọc lâu hơn.
4. Đăng ký Bộ Công Thương
Tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp muốn mở website hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký với Bộ Công Thương. Đăng ký trang web có thể giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn đối với nội dung trên trang web, thương hiệu hoặc tên miền.
Sau khi đăng ký website với Bộ Công Thương, mọi thông tin của doanh nghiệp đều được xác thực công khai. Do đó, điều này giúp người xem tin tưởng hơn vào thương hiệu và mạnh dạn tương tác trên website. Những website đã đăng ký sẽ có logo biểu thị đã đăng ký ở phần footer. Nếu là logo thật, khi nhấp vào bạn sẽ được dẫn đến trang thông tin doanh nghiệp trên website chính của Bộ Công Thương.
5. Kiểm tra độ tương thích trên các thiết bị khác nhau
Mức độ tương thích trên các thiết bị khác nhau của website cũng là một trong những yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Sau khi bạn đăng tải nội dung lên website, hãy kiểm tra xem các bài viết hiển thị ra sao trên các thiết bị di động. Ví dụ như bài viết có bị lỗi font chữ, hình ảnh có bị mờ hay có bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng hay không?
Mọi người sử dụng nhiều loại thiết bị để truy cập trang web, chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính bảng, và điện thoại thông minh. Kiểm tra độ tương thích giúp đảm bảo rằng tất cả người dùng có được trải nghiệm trang web tốt nhất. Trang web không tương thích có thể dẫn đến việc người dùng rời bỏ trang web khi họ gặp khó khăn trong việc truy cập. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất đi những cơ hội kinh doanh.
6. Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Sao lưu (backup) là quá trình tạo ra bản sao dự phòng của dữ liệu hoặc thông tin quan trọng trên máy tính, thiết bị di động hoặc hệ thống máy chủ. Mục tiêu chính của việc sao lưu dữ liệu là đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố hoặc mất mát dữ liệu.
Bạn sẽ không bao giờ biết được những sự cố nào có thể xảy ra, do đó việc phòng ngừa trước những gì có thể xảy ra là vô cùng quan trọng. Nếu dữ liệu của bạn bị hỏng hoặc mất, bạn có thể sử dụng dữ liệu sao lưu để khôi phục nhanh chóng thông tin quan trọng mà không cần phải thay thế hoặc tái tạo lại toàn bộ dữ liệu.
7. Tạo Title, Meta Description cho trang
Một trong những điều mà bạn cần quan tâm là viết title, meta description cho trang chủ website. Bạn cần gây ấn tượng với hai yếu tố này và sau đó là tối ưu onpage cho từng bài viết riêng lẻ. Trang chủ là trang hiển thị đầu tiên khi người dùng tìm kiếm thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Do đó, việc tạo tile và meta description cho trang này là một trong những điều bạn nên làm sau khi đã thiết kế website.
8. Gắn favicon cho website
Favicon (viết tắt của “favorite icon”) là biểu tượng nhỏ, thường có kích thước 16×16 hoặc 32×32 pixel. Favicon xuất hiện ở phần tab trình duyệt web và nằm ở ngoài cùng bên trái của mỗi tab trên trình duyệt. Favicon thường là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu của bạn. Biểu tượng nhỏ này sẽ giúp khách hàng nhận ra trang web của bạn dễ dàng hơn khi họ mở nhiều tab khác nhau.
Lời kết
Trong khi việc thiết kế website là bước quan trọng để tạo ra một trang web hấp dẫn và chuyên nghiệp, việc duy trì nó cũng là điều cần được quan tâm. Bài viết trên đã nêu ra một số điều bạn cần quan tâm sau khi thiết kế website. Trong thời gian duy trì website, đừng quên thường xuyên kiểm tra hoạt động của web và sửa các lỗi kỹ thuật nếu có. Chúc bạn thành công và đừng quên đọc thêm nhiều bài viết thú vị tại chuyên mục Blog của Miko Tech nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…