fbpx
Logo

Visual merchandising là gì? 6 hình thức nghệ thuật bài trí

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Visual merchandising là một kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong việc thu hút khách hàng và tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo trong ngành bán lẻ. Đó là một nghệ thuật thể hiện nỗ lực của các thương hiệu trong việc tạo ra môi trường mua sắm hấp dẫn thông qua cách trưng bày sản phẩm đầy sáng tạo. Ngay sau đây, Miko Tech sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật này cũng như những yếu tố quan trọng khi trưng bày sản phẩm.

Visual merchandising là gì?

Visual merchandising là nghệ thuật trưng bày sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy việc bán hàng.
visual merchandising
Visual Merchandising là nghệ thuật bài trí bán hàng

Khi bạn đi qua một con phố thời trang hoặc trung tâm mua sắm, có thể bạn đã từng dừng lại trước một cửa hàng vì ấn tượng với bộ trang phục của mannequin. Bạn nghĩ trong lòng, “Tôi sẽ vào xem thử”, và sau một thời gian ngắn, bạn có thể sẽ “mua thật”. Đó chính là lúc visual merchandising thể hiện sức mạnh của nó.

Nghệ thuật bài trí là quá trình lên kế hoạch, thiết kế và trưng bày các sản phẩm để làm nổi bật những tính năng hoặc lợi ích của chúng. Mục tiêu của việc này là để thu hút và khuyến khích khách hàng mua một sản phẩm nào đó. Ban đầu, visual merchandising chỉ được áp dụng tại các cửa hàng B&M, tuy nhiên dần dần thì các kỹ thuật này cũng được áp dụng cho các cửa hàng trực tuyến.

Các chuyên gia visual merchandising chia sẻ rằng việc khó nhất trong công việc này là phải duy trì sự sáng tạo trong môi trường thương mại. Bất kỳ ai cũng có thể sắp xếp cửa hàng, nhưng việc bài trí sao cho phản ánh cá tính thương hiệu và truyền đạt thông điệp bằng hình ảnh để thu hút người xem đến mức họ muốn mua hàng không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, nghệ thuật bài trí là một nghề đặc biệt.

Lợi ích của visual merchandising với thương hiệu

Như vậy, bạn đã hiểu được visual merchandising là gì. Vậy việc trưng bày sản phẩm đẹp mắt và sáng tạo sẽ mang lại lợi ích gì cho các thương hiệu?

Thúc đẩy doanh số

Một cửa hàng được bài trí tốt có thể tạo ra tác động tích cực đến doanh số bán hàng. Khi sản phẩm được trưng bày một cách hấp dẫn, khách hàng có xu hướng bị thu hút và có thể dành thời gian ghé thăm cửa hàng.

Khi bước chân vào cửa hàng, khách hàng sẽ xem qua những sản phẩm có trong cửa hàng và khám phá thêm nhiều thông tin như các chương trình ưu đãi hiện có, các dòng sản phẩm bán chạy,…. Trong khoảng thời gian này, khách hàng có thể có nhận thức rõ ràng rằng thương hiệu hướng đến hình ảnh như thế nào. Từ đó, họ có thể nhớ đến thương hiệu khi cần những trang phục theo phong cách tương tự.

visual merchandiser là gì
Cửa hàng được bài trí đẹp mắt có thể thu hút nhiều khách hàng

Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Bằng cách sử dụng các yếu tố thiết kế và sáng tạo độc đáo, visual merchandising giúp thương hiệu tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng giữa các cửa hàng khác. Thông qua cách sử dụng bố cục, màu sắc, ánh sáng và các sản phẩm đồ họa, thương hiệu có thể khuyến khích người xem khám phá cửa hàng. Ví dụ, một thương hiệu cao cấp có thể sử dụng phong cách bài trí tối giản, tinh tế để trưng bày sản phẩm.

Sử dụng không gian hiệu quả

Cho dù cửa hàng của bạn không quá rộng, các kỹ thuật visual merchandising có thể giúp bạn sử dụng không gian hiệu quả hơn. Chẳng hạn, việc sử dụng các kệ treo tường có thể giúp tiết kiệm không gian sàn và bạn có thể sử dụng ánh sáng để tạo điểm nhấn. Không gian bên ngoài cửa hàng cũng có thể được đổi mới với đèn hoặc biển hiệu để cửa hàng bắt mắt hơn.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Visual merchandising giúp tạo ra một không gian mua sắm dễ dàng tiếp cận và thuận tiện cho khách hàng. Bằng cách sắp xếp sản phẩm một cách logic và hợp lý, khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm mình cần và tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Khi không gian cửa hàng được sắp xếp gọn gàng, trưng bày thông minh và chuyên nghiệp thì khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng và đánh giá cao thương hiệu hơn.

visual merchandising là gì
Visual merchandising giúp nâng cao độ hài lòng của khách hàng

6 hình thức visual merchandising

Có nhiều hình thức visual merchandising trên thực tế. Một số hình thức có thể được thực hiện khá nhanh chóng chỉ trong vài ngày, trong khi đó một số khác có thể đòi hỏi ngân sách lớn hơn để triển khai. Sau đây là một số hình thức bài trí thông dụng nhất:

1. Cửa sổ trưng bày (Window Display)

Window display là khu vực trưng bày sản phẩm được bài trí tại ô cửa kính ở mặt tiền cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ vào mua sắm. Cách thức này thường được sử dụng để trưng bày các sản phẩm mới, các sản phẩm đặc biệt hoặc theo mùa, và các sản phẩm nổi bật mà cửa hàng muốn quảng cáo.

Window display sử dụng các yếu tố như ánh sáng, màu sắc, trang trí và các yếu tố sáng tạo khác để tạo ra một không gian trưng bày hấp dẫn. Hình thức này cũng có thể giúp truyền tải thông điệp và phong cách mà thương hiệu đang hướng đến cho khách hàng.

visual merchandising
Window Display là cách trưng bày sản phẩm ở khu vực kính cửa hàng

2. Màn hình tương tác thông minh (Interactive Display)

Các nhà bán lẻ đang không ngừng nỗ lực để tạo ra những trải nghiệm độc đáo trong cửa hàng của họ. Gần đây, một xu hướng kết hợp thế giới thực và thế giới kỹ thuật số đang được nhiều nhà bán lẻ ưa chuộng chính là sử dụng các bảng hiệu kỹ thuật số. Lý do đằng sau sự thành công của hình thức này chính là hình ảnh luôn thay đổi và dễ dàng thu hút người qua đường hơn các biển hiệu hay hình ảnh tĩnh.

3. Biển hiệu (Signage)

Signage là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các biển hiệu, biểu ngữ hoặc bất kỳ phương tiện giao tiếp nào được sử dụng để truyền đạt thông tin, hướng dẫn hoặc quảng cáo trong môi trường công cộng hoặc thương mại. Mục đích của signage là cung cấp thông tin, hướng dẫn hoặc quảng cáo cho khách hàng hoặc người đi qua.

Signage có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn khách hàng trong không gian công cộng, tạo sự nhận biết thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận thông tin. Các loại biển hiệu có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, kim loại, gỗ, kính hoặc vải. Ngoài ra, hiện nay cũng đã có những loại biển hiệu kỹ thuật số giúp tạo ra các thông điệp động cho cửa hàng.

visual merchandiser là gì
Sử dụng các biển hiệu giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng

4. Trưng bày ở quầy thanh toán (Checkout Display)

Checkout Display là khu vực trưng bày tại quầy thanh toán trong cửa hàng. Mục đích chính của khu vực này là thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra cơ hội bán hàng cuối cùng trước khi họ rời khỏi cửa hàng. Thông thường, khu vực này được sử dụng để trưng bày các sản phẩm phụ, đính kèm hoặc có giá trị bổ sung với các sản phẩm mà khách hàng đã mua.

5. Ma-nơ-canh (Mannequins)

Sử dụng ma-nơ-canh là hình thức quen thuộc nhất của visual merchandising. Hình thức này khá hiệu quả vì các chúng mô phỏng hình thể con người và có thể giúp khách hàng dễ dàng hình dung các sản phẩm may mặc khi được mặc lên sẽ trông như thế nào. Các nhà bán lẻ sẽ lựa chọn ma-nơ-canh dựa trên đặc điểm tệp khách hàng mục tiêu, ví dụ như trẻ em, nam hoặc nữ,…

mannequin
Ma-nơ-canh thường được sử dụng trong các cửa hàng may mặc

6. Website

Các kỹ thuật visual merchandising thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhưng cũng có thể áp dụng cho website. Đối với các cửa hàng trực tuyến, việc trưng bày sản phẩm sao cho bắt mắt là rất quan trọng. Hình ảnh sản phẩm cần rõ ràng, sắc nét và nên được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để người dùng xem chi tiết sản phẩm.

Lúc này, bạn có thể cần đến các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để giúp thiết kế giao diện web chuẩn UX/UI. Miko Tech là một agency thiết kế website có kinh nghiệm trong ngành và có thể giúp bạn thiết kế website sao cho đẹp mắt và phù hợp với nhu cầu của mình.

Các yếu tố quan trọng trong visual merchandising

Có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong visual merchandising. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những yếu tố thị giác quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi bài trí cửa hàng.

Tác động tới các giác quan của khách hàng

Đôi khi, chúng ta chỉ tập trung vào việc tạo ra các hiệu ứng thị giác mà quên rằng bốn giác quan còn lại cũng có thể được tận dụng. Bí quyết để tạo ra trải nghiệm mua sắm đặc biệt cho khách hàng chính là tạo ra những tương tác đa giác quan, hay còn được gọi là “sensory branding”.

  • Thị giác: Có vô số tín hiệu thị giác mà bạn có thể sử dụng để truyền đạt thông điệp của mình. Việc sử dụng màu sắc, ánh sáng,… tại cửa hàng, thương hiệu có thể nắm bắt ánh nhìn của khách hàng và khuyến khích họ ghé vào cửa hàng.
  • Thính giác: Âm nhạc bạn phát trong cửa hàng có ảnh hưởng đến cách khách hàng hành xử khi mua sắm. Ví dụ, bạn có thể khiến mọi người chậm lại bằng cách phát nhạc nhẹ nhàng.
  • Xúc giác: Các cửa hàng có thể cho phép cham hoặc thử bất cứ sản phẩm nào mà họ muốn.
  • Khứu giác: Thực tế có một bộ môn khoa học được gọi là “scent marketing” (tiếp thị mùi hương) và đã được áp dụng bởi một số thương hiệu toàn cầu như Samsung, Sony và Verizon. Mùi hương là yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống não bộ của bạn và điều khiển cả cảm xúc lẫn trí nhớ.
  • Vị giác: Yếu tố này thường được áp dụng trong các cửa hàng thực phẩm. Các thương hiệu F&B có thể cho người tiêu dùng thử các sản phẩm mới của họ trước khi mua hàng.
food sampling
Một số thương hiệu F&B có thể cho phép khách hàng thử trước khi mua

Màu sắc chủ đạo

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong visual merchandising. Màu sắc có thể giúp thương hiệu thu hút sự chú ý, thể hiện một ý nghĩa nào đó và tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm thuần chay, bạn có thể muốn lựa chọn các tone màu tạo cảm giác mát mẻ như các tone xanh lá. Nếu muốn nổi bật, bạn sẽ không muốn sử dụng cùng màu với đối thủ.

Tìm hiểu thêm về: Visual Design Là Gì? Vai trò và nhiệm vụ của thiết kế trực quan

Không gian trống

Không gian trống (white space) là các khu vực trong cửa hàng của bạn mà không được trang trí bởi bất kỳ yếu tố thiết kế nào. Không gian này không cần phải được sơn màu trắng mà chỉ đơn giản là không có gì cả. Các không gian trống có tác dụng quan trọng đối với nhà bán lẻ vì nó tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái. Chúng cũng giúp làm nổi bật các khu trưng bày sản phẩm và phân chia các khu vực rõ ràng hơn.

white space
White space đơn giản là những không gian trống

Ánh sáng

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tâm trạng và cảm xúc cho khách hàng trong cửa hàng. Việc họ cảm thấy như đang ở trong một hộp đêm, sàn diễn thời trang, hay thoải mái như ngay tại nhà phần lớn phu thuộc vào cách bạn quyết định sử dụng ánh sáng. Sử dụng đèn chiếu điểm để làm nổi bật một số sản phẩm nhất định cũng là một cách để đảm bảo mọi người nhìn thấy các sản phẩm chủ đạo của bạn.

Quy luật bộ ba (Rule of Three)

Khi trưng bày cửa hàng, nhiều visual merchandiser sẽ tuân theo quy tắc bộ ba, tức là khi trưng bày các sản phẩm, hãy trưng bày theo các set gồm 3 sản phẩm. So với một sản phẩm đơn lẻ hay sự đối xứng cứng nhắc, bố cục theo nhóm ba tạo ra cảm giác cân bằng và hài hòa hơn.

Ví dụ, nếu bạn đang bài trí các vật phẩm theo kích cỡ, bạn có thể sắp xếp 3 vật phẩm với 3 kích cỡ khác nhau như S, M, L. Bộ ba thường tạo cảm giác hoàn chỉnh và thỏa mãn hơn so với các số lẻ khác. Do đó, khách hàng dễ nhớ bố cục trưng bày sản phẩm này hơn.

Tổng kết

Visual merchandising là một yếu tố quan trọng trong ngành bán lẻ và đòi hỏi các thương hiệu cần có sự tìm hiểu về tâm lý khách hàng. Bằng cách tận dụng không gian bán hàng kết hợp với các ý tưởng bài trí sáng tạo, các thương hiệu có thể tăng doanh số bán hàng nhờ thu hút khách hàng. Hy vọng Miko Tech có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và hãy chia sẻ bài viết nếu hữu ích nhé!

06.02.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!