Đối với công việc lập trình, có khá nhiều kiến thức đòi hỏi các lập trình viên phải tiếp nhận và tiếp thu. Trong đó, clean code là một trong những kiến thức quan trọng mà lập trình viên không thể bỏ qua nếu muốn làm việc hiệu quả.
Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của Miko Tech sẽ mang đến cho bạn biết clean code là gì, đặc điểm của clean code, lý do cần tiến hành clean code trong lập trình và các yếu tố ảnh hưởng tới clean code. Đọc ngay nhé!
Tham khảo ngay các dịch vụ thiết kế website nổi bật của Miko Tech:
1. Clean code là gì?
Clean code được dịch ra có nghĩa là mã nguồn sạch. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách đầy đủ nhất thì clean code bao gồm các cách tổ chức và triển khai mã nguồn khoa học, dễ hiểu và đem lại hiệu quả cao.
Nhìn chung, clean code có bản chất là sự định hướng về cách tư duy để tối ưu các mã code. Thông qua đó, các mã code sẽ trở nên dễ đọc và hiểu hơn. Ngoài ra, khi dùng clean code, người dùng cũng sẽ dễ dàng phát hiện lỗi và bảo trì nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại code sạch còn góp phần tăng đáng kể giá trị cho dự án. Qua đó, các lập trình viên khác khi sử dụng code sạch cũng có thể hiểu được ý nghĩa cũng như cấu trúc của hệ thống.
2. Đặc điểm của clean code là gì?
Dễ đọc hiểu
Clean code phải dễ đọc, dễ hiểu và không gây hiểu lầm về mục đích và ý nghĩa. Cụ thể, clean code phải giúp người đọc hiểu được các khía cạnh như:
- Cách vận hành của các ứng dụng
- Sự tương tác giữa các object (đối tượng)
- Vai trò, chức năng của mọi class (lớp)
- Chức năng của tất cả method (phương thức)
- Mục đích của mỗi expression (biểu thức) và biến (variable)
Dễ thay đổi
Khi tiến hành thực hiện các thay đổi trên code thì các chức năng gốc vẫn phải đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. Để đáp ứng được những điều đó, code phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Class và method phải được khai báo gần, nhỏ và chỉ có một chức năng duy nhất
- Class phải có open API (Open application programming interface – giao diện lập trình ứng dụng mở) rõ ràng, ngắn gọn
- Chức năng của class và method phải hoạt động bình thường và có thể dự đoán được
- Dễ kiểm tra code, đã có sẵn hoặc dễ viết test case của component testing (kiểm thử thành phần)
- Người đọc có thể dễ dàng hiểu được và thay đổi test
3. Lý do cần tiến hành Clean code trong lập trình
Dễ bảo trì
Bảo trì là yêu cầu quan trọng khi sử dụng phần mềm, sản phẩm kỹ thuật. Do đó, nếu phần mềm không được phát triển tốt thì sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho việc bảo trì. Chính vì vậy, đảm bảo chất lượng của source code là công việc cần được chú trọng.
Clean code sẽ giúp cho việc bảo trì, nâng cấp phần mềm được dễ dàng và ít tốn kém hơn. Điều này được xem là một trong các giá trị kinh tế lớn nhất mà clean code có thể mang lại. Ngoài ra, clean code còn giúp dev hạn chế tối đa các chi phí tốn kém cho dự án.
Giúp người khác dễ đọc code
Thông thường, để phát triển một chương trình hay phần mềm thì sẽ cần đến sự kết hợp của nhiều người trong một nhóm. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng mỗi người có một kiểu code khác nhau và việc đọc , hiểu được code của nhau là không đơn giản.
Do đó, nếu lập trình viên dùng và áp dụng clean code một cách linh hoạt và hợp lý thì code sẽ trở nên dễ đọc hơn. Những người khác trong team đều có thể đọc và hiểu được quá trình phát triển dự án và chủ động, thuận lợi hơn trong công việc.
Đánh giá được trình độ của lập trình viên
Để đánh giá được trình độ thực tế của một lập trình viên, bạn cần phải căn cứ vào nhiều tiêu chí và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh kỹ thuật thì việc sử dụng clean code sẽ phần nào thể hiện được trình độ của lập trình viên đó.
Bên cạnh đó, sử dụng clean code còn phản ánh được mức độ kinh nghiệm của một lập trình viên. Áp dụng clean code thường xuyên sẽ giúp lập trình viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sửa và hoàn thiện các code bị lỗi.
Qua đó, lập trình viên sẽ trau dồi được các kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề khi phát sinh lỗi code. Điều này sẽ vô cùng có ích cho lập trình viên trong quá trình làm việc và phát triển các dự án.
Tạo nên các nguyên tắc chung
Đối với các công ty thiết kế phần mềm, muốn hoạt động trở nên uy tín và chuyên nghiệp thì đòi hỏi phải thiết lập nên những nội quy, nguyên tắc chung.
Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các công ty thiết kế phần mềm, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Khi mỗi thành viên trong công ty tuân thủ theo những quy tắc, tiêu chuẩn chung thì công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng và chất lượng. Ngược lại, khi không có một quy tắc chung được đặt ra thì sản phẩm sẽ có nhiều lỗi và chất lượng thấp hơn.
Nhìn chung, không phải công ty nào cũng sở hữu các lập trình viên có trình độ tương đương. Tuy nhiên, nếu có 1 đến 2 lập trình viên hiểu và áp dụng được clean code thì việc hướng dẫn cả nhóm theo một nguyên tắc chung sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ phát triển
Một đội ngũ phát triển phần mềm được đánh giá cao, được coi là chuyên nghiệp khi tạo được mã nguồn hoàn thiện. Mức độ đạt chuẩn, tuân thủ quy tắc chung của source code sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp hóa của đội ngũ phát triển phần mềm.
Muốn đạt được trình độ chuyên nghiệp trong từng bộ phận thì người lãnh đạo sẽ có vai trò rất lớn. Trong đó, clean code là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sự chuyên nghiệp cho mỗi team và rộng hơn là một công ty, doanh nghiệp.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới Clean code là gì?
Nhìn chung, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến clean code nhưng cơ bản nhất vẫn là các yếu tố sau:
- Định danh: Yêu cầu với biến, hàm, lớp hay package phải súc tích, đơn giản, dễ hiểu và thể hiện được ý nghĩa. Tuyệt đối không sử dụng những tên chung chung, khó hiểu hay dễ gây hiểu lầm.
- Hàm: Yêu cầu đối với hàm khi đặt không quá dài, không làm nhiều nhiệm vụ khác nhau và không có quá nhiều tham số. Đặc biệt, bạn không nên quá lạm dụng ghi chú và sử dụng ghi chú không đúng mục đích.
- Định dạng mã nguồn – Format: Định dạng mã nguồn – Format chính là các khoảng cách lùi đầu dòng.
- Thiết kế và kiến trúc: Yếu tố này khiến cho quá trình mở rộng hay thay đổi theo yêu cầu thực tế gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu đi các bản kiểm thử: Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc không đảm bảo được độ ổn định, chất lượng của mã nguồn.
Miko Tech đã tổng hợp cho bạn đầy đủ thông tin về clean code là gì, đặc điểm của clean code, lý do cần tiến hành clean code trong lập trình và các yếu tố ảnh hưởng tới clean code.
Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và thú vị về clean code. Hãy đọc thật kỹ bài viết để tích lũy cho mình thêm kiến thức về lập trình nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/