fbpx
Logo

Brand personality là gì? 6 bước tạo tính cách thương hiệu

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Brand personality là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập. Vậy brand personality là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng từ những ngày đầu? 6 bước xây dựng, 5 yếu tố của brand personality là gì? Tất cả sẽ được Miko Tech giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem Nhanh

Brand Personality là gì?

Brand Personality là một thuật ngữ Marketing chỉ tính cách thương hiệu. Đây chính là những đặc điểm khác biệt về mặt cảm xúc của thương hiệu mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhìn nhận. Brand Personality có thể bao gồm các cá tính giống với tính cách con người như mạnh mẽ, quyết đoán, nhẹ nhàng, nữ tính, quyến rũ,…
Brand personality là gì
Brand personality là gì?

Tính cách thương hiệu sẽ gắn liền với văn hóa, hình ảnh và bản sắc thương hiệu. Hơn thế nữa, mọi sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch truyền thông của thương hiệu đều phải thống nhất và thể hiện được nét tính cách đó.

Đây có thể được xem là một trong những yếu tố nhận diện thương hiệu (Brand Recognition) về mặt cảm xúc đối với khách hàng.

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng cá tính thương hiệu?

Brand Personality tạo sự khác biệt cho thương hiệu

Brand personality đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự độc đáo và nhận diện cho thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu trở nên khác biệt và dễ dàng nhận ra trong đám đông, giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.

Brand Personality giúp định hình những chiến dịch Marketing

Tính cách thương hiệu cũng định hình chiến dịch Marketing bằng việc xác định giá trị, mục tiêu và tôn chỉ của thương hiệu. Cụ thể, tính cách thương hiệu sẽ giúp khách hàng biết được:

  • Thương hiệu của bạn đang đại diện cho điều gì?
  • Thương hiệu có đóng góp gì cho xã hội?
  • Thương hiệu của bạn có tầm nhìn, sứ mệnh ra sao?

Những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng cho những ý tưởng khi làm Marketing cho thương hiệu.

định hình chiến dịch
Brand Personality giúp định hình những chiến dịch Marketing

Vì vậy, khi thực hiện Marketing nói chung, Digital Branding nói riêng hay bất kỳ hoạt động thương hiệu nào khác, bạn cần đảm bảo chiến dịch ấy phải đáp ứng đúng tính cách thương hiệu được xây dựng.

Brand Personality giúp thương hiệu thống nhất cách thể hiện, giao tiếp

Ngoài việc xác định chiến dịch Marketing, Brand Personality còn giúp thương hiệu thống nhất giọng điệu, cách thể hiện, cách dùng từ, tương tác với khách hàng trên mạng xã hội, email, website các sự kiện,…

Nếu doanh nghiệp của bạn có tính cách năng động thì nên đầu tư cho các sự kiện âm nhạc, fanpage Facebook hoặc bình luận ở các group nổi tiếng khác nhằm gây sự thích thú. Nếu tính cách thương hiệu của bạn là điềm tĩnh, chuyên nghiệp thì mọi chiến dịch Marketing và hoạt động trên mạng xã hội cần có sự chỉn chu.

Brand Personality giúp doanh nghiệp kết nối tốt với khách hàng

Để doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng trung thành thì bên cạnh chất lượng sản phẩm/dịch vụ, bạn còn phải gia tăng sự kết nối giữa thương hiệu với khách hàng về mặt cảm xúc.

Khi tính cách thương hiệu trở nên rõ ràng, dễ nhận diện thì sẽ mang lại sự gần gũi, chân thực hơn với khách hàng. Ngoài ra, Brand Personality uy tín cũng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được lòng tin đối với công chúng. Đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp vượt qua những tin đồn, khủng hoảng hình ảnh trong truyền thông.

Tìm hiểu thêm về: Brand Association Là Gì? Cách Xây Dựng Liên Tưởng Thương Hiệu

Brand Personality giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu

Khi có một cá tính độc đáo thì thương hiệu của bạn sẽ trở nên nổi bật, dễ nhận biết và đáng nhớ. Đây chính là bước đầu tiên giúp gia tăng nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) trong tâm trí khách hàng.

Brand Personality giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu
Brand Personality giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu

2 mô hình giúp xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp

Bạn có thể xác định tính cách thương hiệu dựa theo 2 mô hình được đánh giá cao sau đây:

Mô hình 12 tính cách thương hiệu của nhà tâm lý học Carl Jung

Mô hình này được nhà tâm lý học người Thụy Sĩ – Carl Jung nêu ra trong lý thuyết của ông về 12 tính cách con người. Mô hình 12 Archetype bao gồm 12 đặc điểm tính cách riêng biệt, mỗi tính cách sẽ thể hiện những thái độ, hành vi và mang đến giá trị hoàn toàn khác nhau.

Sau này, những nhà làm Marketing đã áp dụng lý thuyết này vào trong xây dựng thương hiệu, tạo nên mô hình 12 Brand Archetype. Ý tưởng này biến thương hiệu – một khái niệm vô hình trở thành một hình mẫu cụ thể, có hồn, có sức sống và dễ liên tưởng hơn.

Mô hình 12 tính cách thương hiệu của nhà tâm lý học Carl Jung
Mô hình 12 tính cách thương hiệu của nhà tâm lý học Carl Jung

Mô hình phân chia Brand Personality với 12 tính cách cơ bản như sau:

  1. The Outlaw – Hình mẫu ngoài vòng pháp luật: Luôn muốn phá vỡ các quy tắc, nổi loạn, hoang dã.
    Ví dụ: Harley Davidson, Apple, Uber, MTV,…
  2. The Magician – Ảo Thuật Gia: Luôn tạo ra sự đặc biệt, bất ngờ và không lường trước được, mở ra thế giới quan mà chưa từng có ai nhìn thấy.
    Ví dụ: Walt Disney, Sony, MAC Cosmetics, Snickers,…
  3. The Hero – Anh hùng: Có đặc điểm luôn mạnh mẽ, tự tin, truyền cảm hứng và can đảm, đôi khi sẽ hơi xa cách.
    Ví dụ: Nike, Adidas, FedEx, BMW, Marvel,…
  4. The Lover – Hình mẫu người nhân tình: Tạo cảm giác thân mật, đam mê, gợi cảm, lãng mạn, ấm áp, đôi khi hơi quá mơ mộng.
    Ví dụ: Victoria’s Secret, Chanel, L’Oréal,…
  5. The Jester – Hình mẫu chú hề: Luôn mang đến niềm vui cho mọi người, hài hước, tinh nghịch và có đôi lúc hơi bốc đồng.
    Ví dụ: M&M’s, Old Spice, Skittles, Doritos, Ben & Jerry’s,…
  6. The Everyman – Hình mẫu bình thường: Thân thiện, trung thành, dễ dàng chia sẻ và kết nối với tất cả mọi người nhưng sẽ thiếu đi tính nổi bật cho riêng mình.
    Ví dụ: McDonald’s, eBay, Budweiser, Wal-Mart,…
  7. The Caregiver – Hình mẫu quan tâm, chăm sóc: Mang đặc điểm hào phóng, vị tha, từ bi.
    Ví dụ: UNICEF, WWF, Johnson & Johnson, Huggies,…
  8. The Ruler – Hình mẫu thích kiểm soát: Mang đặc tính của người lãnh đạo, luôn tuân thủ các quy tắc, có tính trách nhiệm và hoạt động một cách có tổ chức, kỷ cương.
    Ví dụ: Rolex, Mercedes-Benz, Rolls-Royce, Microsoft,…
  9. The Creator – Hình mẫu sáng tạo: Là thương hiệu tạo được những giá trị lâu dài, bền vững, luôn sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, đôi khi hơi xa rời thực tế.
    Ví dụ: Adobe, YouTube, Pinterest, Lego, Pixar,…
  10. The Innocent – Hình mẫu ngây thơ: Có đặc điểm là luôn tinh khiết, tươi trẻ, lạc quan, đơn giản, hướng tới sự hạnh phúc, lãng mạn và chân thành.
    Ví dụ: Dove, Coca-Cola,…
  11. The Sage – Hình mẫu khôn ngoan: Biểu thị sự giàu kiến thức, trí tuệ, luôn chu toàn, đáng tin cậy và đôi lúc hơi tự kiêu.
    Ví dụ: Các thương hiệu của trường Đại học, Bệnh viện Quốc tế (như Harvard University, Mayo Clinic,…).
  12. The Explorer – Hình mẫu khai phá: Mang đặc tính thích phiêu lưu, luôn năng động, tham vọng, độc lập, tiên phong trong mọi bước đi.
    Ví dụ: Jeep, National Geographic, Red Bull, NASA,…

Mỗi hình mẫu tính cách nêu trên sẽ có những ưu/nhược điểm và cách thức thể hiện riêng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mô hình Brand Personality Framework của Jennifer Aaker để lựa chọn cá tính cho thương hiệu.

Mô hình Brand Personality Framework của Jennifer Aaker

Mô hình Brand Personality Framework được phát triển bởi Jennifer Aaker, một nhà nghiên cứu và giảng viên hàng đầu về tiếp thị tại Trường Kinh doanh Haas, Đại học California, Berkeley. Mô hình này giúp những người làm marketing xác định và phát triển tính cách cho thương hiệu của họ.

Mô hình Brand Personality Framework của Aaker dựa trên ý tưởng rằng thương hiệu có thể có một “tính cách” tương tự như con người, và điều này có thể làm tăng sự tương tác và gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng.

Brand Personality Framework của Jennifer Aaker là gì
Mô hình Brand Personality Framework của Jennifer Aaker

Mô hình này chia tính cách thương hiệu thành 5 chiều chính, cụ thể:

Sincerity (Chân thành)

Nhóm tính cách liên quan đến tính cách của thương hiệu liên quan đến sự thành thật, trung thực, và đáng tin cậy. Thương hiệu có tính cách chân thành thường được xem là đáng tin cậy và tận tâm.

Ví dụ: chiến dịch “Campaign for Real Beauty” của Dove tập trung vào việc thúc đẩy hình ảnh thực tế về đẹp của phụ nữ. Từ đó Dove xây dựng tính cách thương hiệu chân thành, tôn trọng và ủng hộ phụ nữ trong việc chấp nhận và yêu thương bản thân.

Đồng thời, thể hiện rằng họ không chỉ là một công ty sản phẩm làm đẹp mà còn là một người bạn chân thành đồng hành trong cuộc hành trình tự tin và tự yêu thương.

Excitement (Sự hào hứng)

Tính cách này đại diện cho tính cách năng động, phấn khích và thú vị của thương hiệu. Thương hiệu có tính cách hào hứng thường tạo ra sự kích thích và thú vị cho khách hàng.

Ví dụ: Coca-Cola cũng có một phần tính cách hào hứng. Chiến dịch quảng cáo của họ thường liên quan đến niềm vui, kỳ nghỉ và những khoảnh khắc vui vẻ.

Competence (Năng lực)

Nhóm tính cách liên quan đến khả năng và chuyên môn của thương hiệu. Thương hiệu có tính cách năng lực thường được xem là đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

Ví dụ: Thương hiệu Apple nổi tiếng với tính cách năng lực. Sản phẩm của họ luôn được biết đến với chất lượng, thiết kế và tính năng xuất sắc.

Tính cách Competence (Năng lực) của Apple
Nhóm tính cách liên quan đến khả năng và chuyên môn của thương hiệu

Sophistication (Tinh tế)

Tính cách này liên quan đến tính cách thượng lưu, tinh tế và thanh lịch của thương hiệu. Thương hiệu có tính cách tinh tế thường hướng đến đối tượng mục tiêu yêu thích sự lịch lãm.

Ví dụ: Thương hiệu trang sức Tiffany & Co. là biểu tượng của tính cách tinh tế. Họ nổi tiếng với những sản phẩm trang sức và đồ trang sức được làm từ các loại ngọc quý và kim loại quý, thể hiện sự thanh lịch và đẳng cấp.

Ruggedness (Mạnh mẽ)

Đây đại diện cho tính cách mạnh mẽ, cá tính và thể thao của thương hiệu. Thương hiệu có tính cách mạnh mẽ thường được xem là phù hợp cho những người tìm kiếm sự thách thức và sự mạo hiểm.

Ví dụ: Hãng xe hơi Jeep nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và thể thao. Các mẫu xe của Jeep thường được thiết kế để đối phó với điều kiện địa hình khắc nghiệt và thể hiện tính mạnh mẽ và phiêu lưu.

Tính cách thương hiệu của Jeep
Tính cách Ruggedness (Mạnh mẽ) của Jeep

Mô hình này giúp thương hiệu xác định những đặc điểm tính cách cốt lõi của họ và làm cho thương hiệu trở nên dễ dàng nhận biết và gắn kết với khách hàng. Nó cũng giúp trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo để thể hiện và phát triển tính cách thương hiệu một cách hiệu quả.

Quy trình 6 bước xây dựng tính cách thương hiệu

Sau khi hiểu được brand personality là gì, vậy thì cùng tìm hiểu cách xây dựng tính cách thương hiệu qua các bước sau. Dưới đây là 6 bước xây dựng brand personality hiệu quả cho thương hiệu:

Quy trình 6 bước xây dựng tính cách thương hiệu
Quy trình 6 bước xây dựng tính cách thương hiệu

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi thực hiện bất cứ hoạt động xây dựng thương hiệu nào thì bạn cũng cần phải hiểu rõ thị trường, khách hàng của mình. Doanh nghiệp của bạn cần có tính cách thương hiệu phù hợp với sở thích, tính cách chung của nhóm đối tượng mục tiêu.

Những gì bạn cần nghiên cứu bao gồm: Khách hàng mục tiêu là gì? Thói quen của họ ra sao? Họ thích kết bạn với những người có tính cách như thế nào? Thương hiệu mà họ ưa thích có tính cách gì?

Bước 2: Định vị thương hiệu

Doanh nghiệp cần hiểu rõ chính bản thân của mình. Tính cách cần phản ánh được giá trị của thương hiệu, liên quan đến sứ mệnh, mục tiêu,… mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhìn nhận về thương hiệu. Khi đã xác định được những yếu tố cốt lõi đó thì tính cách thương hiệu của bạn sẽ dần được định hình rõ ràng.

👉Tìm hiểu thêm về: Định vị thương hiệu là gì? 4 bước xây dựng định vị hiệu quả

Bước 3: Liệt kê danh sách các tính từ phù hợp với nghiên cứu

Giai đoạn này bao gồm việc tạo sự tương tác để loại bỏ những tính cách không phù hợp với tiêu chuẩn của thương hiệu. Thương hiệu không nhất thiết phải có duy nhất một tính cách, mà có thể được thể hiện qua nhiều tính cách (thường là 2 hoặc tối đa 3). Những tính cách này cần phải có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau.

Do đó, ngoài việc lựa chọn các tính cách thích hợp, bạn cũng cần xem xét khả năng kết hợp và tính logic giữa chúng.

Bước 4: Chọn và phối các tính cách phù hợp với thương hiệu

Giai đoạn này bao gồm việc trao đổi để loại bỏ những tính cách không phù hợp với tiêu chuẩn của thương hiệu. Brand Personality không nhất thiết phải chỉ có 1 mà nên được thể hiện bằng nhiều tính cách (thường là 2 hoặc tối đa là 3). Những tính cách này phải liên quan và bổ trợ cho nhau.

Do đó, bên cạnh lựa chọn ra những tính cách phù hợp thì bạn còn phải xem xét khả năng kết hợp và logic của chúng.

Bước 5: Triển khai xây dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality) ngoại tuyến

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được tính cách thương hiệu thì bạn cần cho mọi người biết đến “thương hiệu của bạn là ai” qua những hoạt động truyền thông. Bạn cần sử dụng các đặc điểm trong tính cách thương hiệu để làm cơ sở khi giao tiếp với khách hàng.

Bước 6: Xây dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality) trên Internet

Trên môi trường Internet, tính cách thương hiệu sẽ được thể hiện rõ ràng qua hình ảnh, âm thanh, giọng điệu,… Do đó, cách khai thác Content Marketing trên website, thông điệp quảng cáo, cách gửi mail, ấn phẩm truyền thông,… của thương hiệu cần thể hiện rõ Brand Personality.

Trong giai đoạn đầu, có thể khách hàng sẽ không ghi nhớ và nhận ra tính cách thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, qua những nỗ lực truyền thông hiệu quả thì chắc chắn Brand Personality sẽ dần tạo được ấn tượng sâu sắc trong mắt công chúng và khách hàng mục tiêu.

Làm thế nào để truyền tải tính cách thương hiệu?

Sau khi đã xác định được hình mẫu và giá trị muốn theo đuổi, thương hiệu cần biết cách truyền tải những điều này đến đối tượng khách hàng của mình. Có ba yếu tố quan trọng mà thương hiệu cần cân nhắc là hệ thống nhận diện thương hiệu (visual identity), tiếng nói của thương hiệu (brand voice) và hành động (actions).

Nhận diện thương hiệu (Visual identity)

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, phông chữ, mã màu, hình ảnh, phong cách thiết kế được quy định và sử dụng trong các ấn phẩm marketing. 

Tiếng nói của thương hiệu (Brand Voice)

Tiếng nói của thương hiệu là cách mà thương hiệu lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để truyền đạt thông điệp đến khách hàng. Để làm được điều này, thương hiệu cần cân nhắc về các từ ngữ, thuật ngữ và tông giọng, đảm bảo chúng đều nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông như social media, website, email và blog.

Xem tiếp tại: Brand voice là gì? Cách xây dựng, sử dụng hiệu quả brand voice

brand voice
Tiếng nói của thương hiệu (Brand Voice)

Hành động (Actions)

Bên cạnh việc lựa chọn tiếng nói cho riêng mình, thương hiệu cũng cần chú ý đến hành động biến những lời nói, cam kết đó thành sự thật. Một số hành động của thương hiệu có thể kể đến như việc giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ, đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng, hay trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Top 4 ví dụ về brand personality của một số doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về Brand Personality, Miko Tech sẽ nêu ra 4 ví dụ về brand personality của một số thương hiệu nổi tiếng và cách mà họ xây dựng các cá tính đó.

Ví dụ về tính cách thương hiệu của Vinamilk

Vinamilk đã thay đổi thương hiệu vào ngày 6/7/2023. Mục tiêu của việc thay đổi này là mang đến nguồn năng lượng mới và trẻ trung, để người tiêu dùng tin tưởng Vinamilk hơn và phù hợp hơn với thế hệ người dùng mới. Định vị thương hiệu của Vinamilk đã có sự dịch chuyển nhằm bắt kịp xu thế thời đại và tầm nhìn chiến lược.

  • Thương hiệu Vinamilk xây dựng nên tính cách quan tâm, ân cần và chu đáo. Những đặc tính này là vô cùng phù hợp với một thương hiệu sữa – luôn nỗ lực để chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho người dân Việt Nam.
  • Đối tượng khách hàng chính của Vinamilk cũng là những người quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe. Vì vậy, việc tạo dựng sự ân cần, quan tâm, chu đáo đến khách hàng đã giúp thương hiệu có được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cụ thể, trong các chiến dịch quảng cáo truyền hình, Vinamilk luôn xây dựng TVC xoay quanh hình ảnh chú bò nhảy múa cùng các bạn nhỏ. Những thông điệp về sức khỏe như “mắt sáng, dáng cao” cũng được thương hiệu lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa tươi với sự phát triển của cơ thể.

Ví dụ về tính cách thương hiệu của Vinamilk
Vinamilk luôn xây dựng hình ảnh xoay quanh chú bò

Trên môi trường Internet, Vinamilk cũng tích cực thể hiện sự chu đáo, quan tâm đến sức khỏe người dân Việt Nam qua:

  • Những bài viết chia sẻ kiến thức dinh dưỡng trên fanpage Facebook.
  • Các video quảng cáo về sữa sạch và phương pháp dinh dưỡng trên kênh YouTube. Đặc biệt, một số video quảng cáo ngắn của Vinamilk còn là “chương trình hoạt hình” ưa thích của rất nhiều trẻ nhỏ.
  • Trên website, Vinamilk cũng tập trung xây dựng câu chuyện về phát triển con người, xã hội ngày một khỏe mạnh, tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, trên các phương tiện Digital và quảng cáo offline, Vinamilk luôn sử dụng những hình ảnh gần gũi với thiên nhiên, tone màu xanh – trắng tượng trưng cho sự yên tâm, vững chắc và không ngừng nỗ lực để chăm lo cho sức khỏe, cuộc sống con người.

Khám phá thêm: Brand Image Là Gì và Cách Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu

Ví dụ về tính cách thương hiệu của Apple

Từ khi được sáng lập cho đến nay, Apply luôn đặt sự tối ưu lên hàng đầu. Vì vậy, thương hiệu này cũng mang tính cách tối ưu, tự do, đổi mới, là một biểu tượng của phong cách sống hiện đại.

Tính cách này được thể hiện rõ ràng qua thiết kế tinh giản của logo, tên thương hiệu và cả những dòng sản phẩm. Thiết kế của Apple cũng luôn đổi mới, phá cách và sáng tạo, trở thành thương hiệu dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh.

Ví dụ về tính cách thương hiệu của Apple
Apple mang tính cách tối ưu, tự do, đổi mới, là một biểu tượng của phong cách sống hiện đại.

Không chỉ thể hiện rõ ràng qua thiết kế sản phẩm mà tính cách tối ưu, đổi mới và ưa tự do, không rập khuôn của Apple còn được nhìn thấy ở:

  • Hạn chế quảng cáo rầm rộ để khẳng định đẳng cấp thương hiệu. Thay vào đó, Apple chi tiền cho các sản phẩm mẫu và nghiên cứu phát triển tính tối ưu, ngày càng tinh giản.
  • Sử dụng ít quảng cáo truyền hình nhưng mỗi quảng cáo đều chất lượng, ít sử dụng hình ảnh và âm thanh quá nhiều nhưng lại nêu được sự tự do, thoải mái của người dùng khi sử dụng sản phẩm.
  • Sử dụng ngôn ngữ truyền thông đơn giản: Thay vì khuếch đại sự tân tiến của sản phẩm bằng những thuật ngữ chuyên ngành, Apple lựa chọn mô tả một cách đơn giản, dễ hiểu nhất như “màn hình có đèn LED”, “camera 4 mắt”,…
  • Trên các trang mạng xã hội, Apple hầu như không tương tác với công chúng và cũng không sử dụng Content Social quá dài dòng. Thiết kế website của thương hiệu cũng tập trung vào sự tối giản, mới mẻ.

Ví dụ về tính cách thương hiệu Coca-Cola

Tính cách của thương hiệu Coca-Cola chính là vui vẻ, vô tư và yêu thương. Coca-Cola định vị thương hiệu của mình sẽ mang đến tiếng cười, niềm hạnh phúc và phấn khích cho đối tượng khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, có thể thấy rằng sản phẩm nước ngọt Coca-Cola rất được ưu ái trong những bữa tiệc, dịp cuối năm hoặc ngày Lễ, Tết. Coca-Cola luôn muốn sản phẩm và chiến dịch truyền thông của mình đem đến niềm hạnh phúc, niềm phấn khởi cho con người, qua đó giúp họ tận hưởng “A coke and a smile”.

Ví dụ về tính cách thương hiệu Coca-Cola
Màu đỏ của thương hiệu cho thấy sự vui vẻ, hạnh phúc và phấn khởi – đúng như tính cách mà Coca-Cola muốn thể hiện.

Coca-Cola là một trong những thương hiệu đầu tư nội dung sâu sắc cho những chiến dịch truyền thông của mình. Mỗi chiến dịch được thực hiện đều vận dụng kết hợp các công cụ truyền thông tích hợp (IMC) hợp lý. Mời bạn cùng điểm qua một số chiến dịch nổi trội thể hiện được tính cách của Coca-Cola:

  • Chiến dịch Love Story – tính cách yêu thương: Truyền thông về tầm quan trọng của việc tái chế chai nhựa qua câu chuyện tình yêu của 2 cái vỏ chai rỗng.
  • Chiến dịch Taste the Feeling – tính cách yêu thương: Ghi nhận những cảm xúc sâu sắc và khoảnh khắc hằng ngày của người dân trên khắp thế giới khi uống Coca-Cola. Chiến dịch này đã kết hợp đa dạng những công cụ truyền thông như quảng cáo truyền hình, quảng cáo in ấn, quảng cáo kỹ thuật số,…
  • Chiến dịch London 2012, #ThatsGold – tính cách vui vẻ, vô tư và thích tiệc tùng: Nhằm hưởng ứng cho các sự kiện thể thao. 2 Chiến dịch này đã cho thấy Coca-Cola ưa thích tiệc tùng, náo nhiệt ra sao.

Ví dụ về tính cách thương hiệu Nike

Ngay từ slogan “Cứ làm điJust do it” cho tới sứ mệnh “Mang lại cảm hứng và đổi mới cho mọi vận động viên – thể hiện sự phấn khích, đam mê và năng lượng”. Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra tính cách của Nike là một người hâm mộ thể thao, một vận động viên cuồng nhiệt và một người luôn đổi mới và hướng về phía trước.

Ví dụ về tính cách thương hiệu Nike
Nike quan tâm đến những gì mới nhất và tốt nhất khi nói đến sức khỏe và thể chất.

Những câu hỏi thường gặp (FAQs) về tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu tiếng Anh là gì?

– Tính cách thương hiệu, tiếng anh là Brand Personality. Brand Personality là những đặc điểm mà thương hiệu cố gắng truyền tải đến khách hàng, bao gồm uy tín, thân thiện, trách nhiệm, và sự thú vị…

Làm thế nào để bạn đo lường tính cách thương hiệu?

– Để đo lường tính cách thương hiệu của bạn, bạn có thể khảo sát, phỏng vấn hoặc nhóm tập trung để yêu cầu khách hàng đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên những đặc điểm này và so sánh chúng với đối thủ cạnh tranh.

Tính cách thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của khách hàng?

– Khái niệm tính cách thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu thương hiệu vì người tiêu dùng có xu hướng nhân cách hóa thương hiệu bằng cách gán các đặc điểm con người cho chúng.
Việc tạo ra tính cách thương hiệu gây được tiếng vang với người tiêu dùng sẽ mang lại sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng cao hơn trong thời gian dài.

Tính cách thương hiệu (brand personality) ảnh hưởng như thế nào đến lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty)?

– Tính cách thương hiệu là một chiến lược marketong tiềm năng nhằm tăng cường lòng trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể. Nhiều khách hàng quan tâm đến một thương hiệu vì sự tương đồng giữa cá tính của họ và thương hiệu.

Lời kết

Như vậy, Miko Tech đã cung cấp thông tin để bạn hiểu được Brand Personality là gì. Qua đó, giúp bạn nhận biết được 6 bước xây dựng và 5 yếu tố của Brand Personality. Hy vọng bài viết đã giúp bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuật ngữ quan trọng này và giúp doanh nghiệp của mình xây dựng Brand Personality thành công.

06.09.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!