fbpx
Logo

Brick And Mortar Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của B&M

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Một trong những mô hình kinh doanh truyền thống nhưng vẫn giữ vững giá trị và vai trò quan trọng là Brick and Mortar (hay còn gọi là B&M). Nhưng Brick and Mortar là gì và vì sao lại quan trọng đối với các doanh nghiệp? Trong bài viết sau, Miko Tech sẽ giải thích thêm về thuật ngữ này cũng như đánh giá những ưu điểm của mô hinh kinh doanh này nhé!

Brick and Mortar là gì?

Brick and mortar (viết tắt là B&M) là thuật ngữ dùng để chỉ các doanh nghiệp có cửa hàng hoặc văn phòng vật lý thực tế, nơi khách hàng có thể đến và tương tác trực tiếp.

Thuật ngữ này xuất phát từ hình ảnh các viên gạch (brick) và vữa (mortar) được dùng để xây dựng các tòa nhà, tượng trưng cho sự hiện diện vật lý của doanh nghiệp. Mô hình brick and mortar khác biệt với các doanh nghiệp trực tuyến ở chỗ nó có cửa hàng hoặc văn phòng mà khách hàng có thể ghé thăm. Ví dụ, các cửa hàng thời trang là những loại hình doanh nghiệp brick and mortar điển hình.

Brick And Mortar Là Gì
Brick and Mortar là gì?

Ưu điểm của Brick and Mortar

Trong thời đại công nghệ hiện nay, với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, nhiều người đã đặt câu hỏi về tương lai của các cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh brick and mortar vẫn có những ưu điểm riêng giúp nó tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ:

Xây dựng lòng tin

Việc sở hữu cửa hàng vật lý giúp doanh nghiệp khẳng định sự uy tín và tạo dựng lòng tin với khách hàng. Khách hàng có thể trực tiếp đến cửa hàng để xem sản phẩm, trao đổi với nhân viên và giải quyết thắc mắc một cách nhanh chóng, từ đó gia tăng độ tin tưởng và khả năng quay lại mua hàng.

Trải nghiệm mua sắm trực tiếp

Một trong những lợi thế lớn nhất của các cửa hàng Brick and Mortar là khả năng cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tiếp cho khách hàng. Khách hàng có thể trực tiếp xem hoặc thử sản phẩm để đánh giá chất lượng một cách chính xác hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm như quần áo, giày dép, đồ trang sức khi nhiều khách hàng sẽ muốn kiểm tra chất liệu hoặc kích cỡ trước khi mua.

brick and mortar shop
Một số khách hàng thích được nhìn thấy sản phẩm trực tiếp

Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng

Các cửa hàng brick-and-mortar cung cấp môi trường xã hội nơi khách hàng có thể tương tác trực tiếp với nhân viên bán hàng và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn ngay lập tức. Khi mua hàng online, việc chờ đợi phản hồi sẽ khiến khách hàng suy nghĩ lại và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Nhưng với mô hình Brick and Mortar, khách hàng có xu hướng ra quyết định nhanh chóng hơn.

Cơ hội kinh doanh bổ sung

Các cửa hàng brick and mortar có thể tận dụng không gian vật lý của mình để cung cấp các dịch vụ bổ sung hoặc tổ chức các sự kiện như buổi giới thiệu sản phẩm, hội thảo, hoặc các hoạt động cộng đồng. Điều này có thể giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Hỗ trợ bán hàng đa kênh

Brick and Mortar đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel). Cửa hàng Brick and Mortar có thể đóng vai trò như trung tâm kho hàng và trung tâm dịch vụ khách hàng cho các kênh bán hàng trực tuyến. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng, hoặc trả hàng đổi sản phẩm tại cửa hàng.

omnichannel
Các cửa hàng Brick and Mortar là một phần trong chiến lược Omnichannel

Hạn chế của Brick and Mortar

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, mô hình kinh doanh Brick and Mortar cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Hiểu rõ những hạn chế của Brick and Mortar là gì sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời đại công nghệ số.

Chi phí vận hành cao

Các doanh nghiệp Brick and Mortar truyền thống phải chi trả các chi phí để duy trì hoạt động như tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhân viên cửa hàng, tiền internet,… Doanh nghiệp cũng phải chi trả khoản chi phí thuê mặt bằng cao, đặc biệt là khi cửa hàng tọa lạc tại khu vực đắc địa hoặc có diện tích rộng. Chi phí này có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

mô hình brick and mortar
Chi phí duy trì các cửa hàng Brick and Mortar khá cao

Khả năng tiếp cận hạn chế

Doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận một số lượng khách hàng nhất định thông qua các cửa hàng vật lý. Cửa hàng tọa lạc tại khu vực ít người qua lại có thể ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Khả năng mở rộng thị trường sang các khu vực địa lý mới có thể gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Ngoài ra, các cửa hàng có giờ hoạt động nhất định và có thể không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Di dời khó khăn

Việc di dời một cửa hàng Brick and Mortar thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Hầu hết các cửa hàng vật lý thường ký hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn, việc chấm dứt hợp đồng trước hạn có thể dẫn đến khoản phí phạt cao. Ngoài ra việc thi công cửa hàng mới cũng đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực đáng kể.

Brick and Mortar là gì
Việc di dời các cửa hàng B&M khá khó khăn

Cần có sự quản lý chặt chẽ

Điều hành một cửa hàng vật lý đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ về tồn kho, sắp xếp hàng hóa cũng như các hoạt động hàng ngày. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức từ phía quản lý. Mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở thêm các cửa hàng mới là một quá trình tốn kém và phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn lực về tài chính và nhân lực.

Chịu tác động của ngoại cảnh

Các cửa hàng vật lý dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết xấu, thiên tai, hoặc các sự kiện không mong muốn khác. Điều này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến doanh thu. Tình hình kinh tế của khu vực nơi cửa hàng hoạt động cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Khi kinh tế địa phương gặp khó khăn, sức mua của người tiêu dùng giảm khiến doanh thu cửa hàng bị ảnh hưởng.

ưu nhược điểm brick and mortar
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Brick and Mortar

Tương lai của mô hình Brick and Mortar

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, các cửa hàng vật lý vẫn có những tiềm năng và lợi thế riêng. Trong bối cảnh kinh tế và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tích hợp trải nghiệm mua sắm trực tuyến và trực tiếp để tạo ra sự liền mạch cho khách hàng.

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt

Các cửa hàng bán lẻ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi phải cạnh tranh với những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy vô vàn sản phẩm trên các trang web bán hàng và sàn thương mại điện tử. Đối với những người dùng bận rộn thì việc đặt hàng online là giải pháp tiện lợi được ưu tiên.

mô hình Brick and Mortar
Các nền tảng mua sắm online đang trở nên rất phổ biến

Không thể bị thay thế hoàn toàn

Mặc dù mô hình kinh doanh B&M đã phần nào chịu sự cạnh tranh của các cửa hàng và dịch vụ trực tuyến nhưng nó không thể bị thay thế hoàn toàn. Một số ngành nghề và dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất khi được triển khai dưới mô hình Brick and Mortar.

Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, mọi người không thể làm xét nghiệm online mà cần được thăm khám trực tiếp. Hay trong lĩnh vực F&B, nhiều người lựa chọn đến cửa hàng không hẳn vì sản phẩm mà vì một giá trị vô hình. Chẳng hạn như nhiều bạn trẻ đến quán cafe không chỉ để mua cà phê mà còn là “mua” không gian.

brick and mortar
Không gian có thể là một lợi thế cạnh tranh vô hình của doanh nghiệp

Kết hợp Brick and Mortar với kinh doanh online

Thay vì loại bỏ một trong hai, việc kết hợp cả hai hình thức kinh doanh B&M và trực tuyến sẽ mang lại lợi ích tổng thể cho các doanh nghiệp. Hai mô hình kinh doanh này bù trừ cho những khuyết điểm của nhau và việc kết hợp chúng giúp thương hiệu tiếp cận được khách hàng đa kênh và tối đa hóa lợi nhuận.

Lời kết

Bài viết trên của Miko Tech đã cho bạn hiểu hơn mô hình Brick and mortar là gì, ưu nhược điểm của nó cũng như xem xét mức độ cần thiết của nó đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện đại. Hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!

13.05.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!