Mã vạch là những đoạn mã trắng đen mà chúng ta vẫn thường thấy khi mua hàng hóa. Thế nhưng bạn có biết rằng không phải mã vạch nào cũng giống nhau mà còn được phân loại? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại mã vạch thông dụng cũng như ứng dụng của từng loại trong thực tế.
Mã vạch là gì?
Mã vạch là một loại mã sử dụng các đường thẳng đứng màu đen có độ dày và chiều cao khác nhau, khoảng trắng cùng các con số.
Mã vạch được sử dụng để xác định các sản phẩm cụ thể và thông tin về chúng. Máy tính được liên kết với máy quét có thể đọc các mã này và truy xuất dữ liệu cho sản phẩm đó.
Ngày nay, mã vạch không chỉ được tìm thấy trên các mặt hàng bán lẻ và còn có trên sách, các loại giấy phép, vé máy bay, giấy tờ tùy thân… Chúng giúp việc quản lý thông tin quan trọng về con người hoặc sản phẩm trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mục đích của việc sử dụng sử dụng
Mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm bán lẻ, sản xuất và hậu cần. Dưới đây là một số mục đích chính của mã vạch:
Nhận dạng sản phẩm
Mã vạch có thể được sử dụng để nhận dạng sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng. Mã vạch chứa thông tin về sản phẩm như tên, giá cả, mô tả, thành phần và các thông tin khác. Khi được quét, thông tin này có thể hiển thị trên màn hình hoặc được sử dụng để tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Quản lý hồ sơ và tài liệu
Khi tài liệu và hồ sơ được gắn mã vạch, các thông tin về chúng có thể được nhập và quản lý trong hệ thống quản lý tài liệu. Nhân viên có thể sử dụng máy quét mã vạch để quét và cập nhật thông tin về tài liệu và hồ sơ một cách dễ dàng.
Quản lý hàng tồn kho
Mã vạch giúp theo dõi và quản lý hàng tồn kho trong các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng. Nó giúp định danh và kiểm soát số lượng hàng hóa, vị trí lưu trữ, ngày hết hạn và các thông tin khác liên quan đến hàng tồn kho.
Theo dõi lô hàng
Mã vạch được sử dụng để theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển và giao nhận. Mỗi khi hàng hóa được chuyển đi, mã vạch sẽ được quét và cập nhật trong hệ thống theo dõi. Điều này giúp theo dõi vị trí và tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và đảm bảo việc giao nhận hàng hóa đúng và đầy đủ.
Thanh toán
Hiện nay, mã vạch được sử dụng rộng rãi trong dịch vụ thanh toán tại những cửa hàng tiện lợi, quán ăn, shop thời trang,… Chẳng hạn như một số nhà hàng cung cấp mã QR để khách hàng quét khi thanh toán chuyển khoản thay vì phải nhập tay số tài khoản.
Tham khảo ngay: 7 Website Check Mã Vạch Online Free thông dụng nhất
Phân loại các loại mã vạch thông dụng như thế nào?
Thông thường, các loại mã vạch thông dụng được chia thành mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính) và mã vạch 2D (mã vạch ma trận).
Mã vạch 1D
Mã vạch 1D là loại mã vạch như tên gọi của nó, chứa những vạch đứng màu đen với các con số ở phía dưới. Đây là loại mã vạch mà chúng ta thường thấy trên các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Loại mã vạch này mã hóa thông tin theo một chiều từ trái qua phải và được ứng dụng nhiều trong quản lý hàng hóa, bán lẻ, vận chuyển và logistics.
Mã vạch 2D
Mã vạch 2D được xem như phiên bản nâng cấp hơn của mã vạch 1D và có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn bao gồm văn bản, URL, hình ảnh, số… Một ví dụ phổ biến của mã vạch 2D là mã QR.
Mã vạch 2D có thể được mã hóa theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Chúng thường được sử dụng trong thanh toán trực tuyến, ví điện tử, quảng cáo, vé sự kiện và theo dõi sản phẩm y tế.
Các loại mã vạch thông dụng nhất hiện nay
Kể từ hệ thống mã vạch đầu tiên xuất hiện vào năm 1970, ngày càng có nhiều loại mã vạch được phát triển và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại mã vạch thông dụng nhất được sử dụng hiện nay và đặc điểm của chúng.
1. Mã UPC
Mã UPC (Universal Product Code) là một hệ thống mã vạch 1D được sử dụng phổ biến trên toàn cầu để nhận dạng và quản lý hàng hóa tại các điểm bán thương mại. Mã gồm 12 chữ số, được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các vạch đen và trắng song song.
Mã UPC có cấu tạo gồm 3 phần: mã nhà sản xuất, mã sản phẩm và số kiểm tra. Đơn vị quản lý việc cấp mã UPC là GS1 (Global Standards One), đây là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận có nhiệm vụ đảm bảo tính chuẩn mực và khả dụng của mã vạch trên toàn thế giới.
Ngành nghề sử dụng UPC là ngành bán lẻ và quản lý chuỗi cung ứng. Ban đầu, loại mã này được phát triển và sử dụng chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada nhưng hiện nay, nó đã được sử dụng ở hầu hết các quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
2. Mã EAN
Mã EAN (European Article Number) có nhiều điểm tương đồng với mã UPC và cũng được sử dụng để định danh và quản lý hàng hóa. Khác với mã UPC, mã EAN có 2 loại là EAN-8 (8 chữ số) và EAN-13 (13 chữ số). Loại mã EAN-13 thường được sử dụng hơn và có khả năng chứa nhiều thông tin hơn mã UPC.
Mã EAN được sử dụng phổ biến trong ngành bán lẻ để quản lý hàng tồn kho, quét mã khi bán hàng và theo dõi doanh thu. Ngoài ra, mã EAN cũng được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng, ngành công nghiệp và sản xuất, bao gồm cả ngành dược phẩm.
3. Code 39 (Mã 39)
Mã 39 là một loại mã 1D phổ biến vì nó dễ đọc và có thể được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Mã vạch 39 không có độ dài cố định và có thể được tạo ra với độ dài tùy biến. Nó cũng cho phép mã hóa cả ký tự in hoa và ký tự số, giúp đảm bảo tính linh hoạt trong việc mã hóa các dữ liệu.
Mã 39 được sử dụng trong nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và ngành sản xuất ô tô. Nó cho phép mã hóa các ký tự và ký hiệu đặc biệt và được sử dụng để định danh và quản lý các sản phẩm, linh kiện và thành phần trong các ngành công nghiệp tương ứng.
4. Code 128 (Mã 128)
Code 128 (hay mã 128) là mã vạch 1D phổ biến và linh hoạt được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Mã vạch 128 hỗ trợ một bộ ký tự rộng, bao gồm tất cả các ký tự chữ cái, chữ số và ký hiệu đặc biệt, từ những ký tự ASCII cơ bản cho đến các ký tự mở rộng.
Ưu điểm lớn nhất của Code 128 là mật độ dữ liệu cao. Các mã vạch này có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu tuyến tính, khiến chúng trở nên lý tưởng để xác định các vật phẩm vận chuyển hoặc đóng gói. Những điểm này làm cho mã 128 trở thành lựa chọn hàng đầu cho hoạt động vận chuyển và chuỗi cung ứng.
5. Code 93 (Mã 93)
Mã vạch 93 được xem như một lựa chọn thay thế an toàn và tiện lợi cho mã 39. Mã 93 có kích thước nhỏ gọn, khả năng mã hóa dữ liệu tốt hơn mã 39 và hỗ trợ ASCII đầy đủ. Với ưu điểm về kích thước và lưu trữ dữ liệu lớn, mã 93 ngắn hơn khoảng 25% so với mã 39.
Mã 93 có thể được sử dụng trong nhiều ngành nghề từ tự động hóa, logistics cho đến bán lẻ. Trong lĩnh vực logistics, mã 93 được sử dụng để mã hóa thông tin về vận đơn, container,… từ đó theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
6. Mã MSI Plessey
Mã MSI Plessey là một hệ thống mã vạch tuyến tính được sử dụng để mã hóa thông tin trong các sản phẩm và vật phẩm. Nó được đặt tên theo tên của công ty MSI (Monarch Services Inc.) và Plessey, hai công ty đầu tiên phát triển mã vạch này. Mã MSI Plessey chỉ có khả năng mã hóa chữ số, nhưng có thể lưu trữ tới 9 chữ số.
Mã MSI Plessey được sử dụng trong các ngành công nghiệp như bán lẻ, quản lý hàng hóa và kiểm soát kho hàng. Tuy nhiên, do sự phát triển của các hệ thống mã vạch khác như mã 128 và mã QR, mã MSI Plessey không còn phổ biến như trước đây.
7. Mã ITF (Interleaved 2 Of 5)
Mã ITF, viết tắt của Interleaved 2 of 5, là một hệ thống mã vạch 1D được sử dụng để mã hóa thông tin trong các sản phẩm và vật phẩm. Cũng như mã MSI Plesey, Mã ITF chỉ mã hóa số chứ không mã hóa ký tự. Mã vạch ITF có thể mã hóa bất kỳ số chữ số nào, miễn là có chữ số chẵn trong mã.
ITF mã hóa các cặp chữ số, trong đó chữ số đầu tiên được mã hóa bằng 5 vạch đen, trong khi chữ số thứ hai được mã hóa bằng 5 dấu cách. Nó thường được dùng trong ngành vận chuyển và logistics, đóng gói, quản lý kho… Tuy nhiên, do sự phát triển của các mã vạch khác nhưng ITF đã không còn được sử dụng rộng rãi như trước.
8. Mã QR
Mã QR (Quick Response) là một dạng mã vạch hai chiều (2D) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nó được phát triển bởi Denso Wave – một công ty liên kết của Toyota vào năm 1994 và đã trở thành một loại mã cực kỳ phổ biến hiện nay.
Chúng hỗ trợ bốn chế độ dữ liệu khác nhau: số, chữ số và chữ cái, dữ liệu byte/binary, và cả chữ Kanji. Mã QR có khả năng mã hóa một lượng lớn thông tin, bao gồm văn bản, địa chỉ URL, thông tin liên hệ, dữ liệu định dạng và nhiều loại nội dung khác.
Ngày này, chúng ta có thể bắt gặp mã QR ở rất nhiều nơi, ví dụ như thanh toán chuyển khoản hoặc ví điện tử. Chúng cũng được ứng dụng trong các sự kiện để đăng ký tham dự sự kiện hoặc mua vé điện tử. Thông thường, QR code sẽ dẫn người dùng đến một trang web hoặc một ứng dụng.
Xem thêm hướng dẫn thanh toán bằng mã QR qua file dưới đây:
9. Mã Datamatrix
Mã DataMatrix là một loại mã vạch hai chiều (2D) được sử dụng để mã hóa và lưu trữ thông tin. Nó được thiết kế để chứa một lượng lớn dữ liệu trong một không gian nhỏ. Nhờ đó, chúng có thể chứa nhiều dữ liệu hơn và chiếm ít dung lượng hơn trên sản phẩm.
Mã Datamatrix thường được sử dụng để dán nhãn các vật dụng nhỏ, hàng hóa và tài liệu. Trên thực tế, Liên minh Doanh nghiệp Điện tử của Hoa Kỳ (EIA) cũng khuyến nghị rằng chúng nên được sử dụng để dán nhãn các linh kiện điện tử có kích thước khá nhỏ.
10. Mã PDF417
Mã PDF417 được sử dụng để lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, chẳng hạn như ảnh, vân tay và chữ ký. Chúng có thể chứa hơn 1,1 kilobyte dữ liệu mà máy có thể đọc được, khiến chúng mạnh hơn nhiều so với các loại mã vạch 2D khác.
PDF417 là định dạng mã vạch có thể lưu trữ dữ liệu lên tới 1.776 ký tự với kích thước nhỏ. Điều này khiến nó trở nên lý tưởng cho các ứng dụng có không gian hạn chế, chẳng hạn như trên thẻ nhận dạng hoặc nhãn vận chuyển.
Nhờ hiệu quả dữ liệu của chúng, mã PDF417 phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm quản lý vận tải và hàng tồn kho. Loại mã vạch này rất phù hợp để tạo chứng minh thư do nhà nước cấp hoặc vé máy bay.
Lời kết
Bài viết trên đã cho bạn hiểu hơn về các loại mã vạch thông dụng cũng như ứng dụng của chúng trong những ngành nghề nhất định. Hy vọng bài viết của Miko Tech đã cho bạn biết thêm những kiến thức thú vị và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/