fbpx
Logo

Cấu trúc website chuẩn SEO: 17+ Tiêu Chuẩn Tối Ưu Website 2024

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Việc xây dựng cấu trúc website góp phần giúp cho hoạt động trực tuyến của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cấu trúc website chuẩn SEO còn là đòn bẩy cho hoạt động SEO hiệu quả.

Vậy cấu trúc website chuẩn SEO là gì? 17 checklist chuẩn SEO 2023 mà bạn nên biết. Qua bài viết này, Miko Tech sẽ mang đến cho bạn thông tin về cấu trúc website chuẩn SEO là gì, vì sao website cần có cấu trúc chuẩn SEO và 17 checklist chuẩn SEO 2023.

Cấu trúc website chuẩn SEO là gì?

Website Structure (Cấu trúc website) là cách mà các trang của một website được sắp xếp và liên kết với nhau bằng liên kết nội bộ. Một cấu trúc website hợp lý sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu website và người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận được với những thông tin cần thiết.

Cấu trúc website chuẩn SEO là khi cấu trúc website được sắp xếp hợp lý, từ đó công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng xác định được một trang nằm ở đâu trên website. Ngoài ra, một cấu trúc website chuẩn SEO còn giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi truy cập website.

Việc công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc kết hợp với tối ưu trải nghiệm người dùng là yếu tố góp phần giúp website của bạn được xếp hạng cao trên Google.

Vì sao website cần có cấu trúc chuẩn SEO?

Sau đây là 4 lý do mà một website cần có cấu trúc chuẩn SEO:

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Khi một website có cấu trúc chuẩn SEO sẽ tạo điều kiện giúp người dùng có thể dễ dàng tìm được thứ họ cần một cách nhanh chóng. Yếu tố trải nghiệm người dùng được nâng cao sẽ mang lại một lợi ích cực lớn chính là giảm tỷ lệ Bounce Rate.

Cấu trúc website chuẩn SEO giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
Cấu trúc website chuẩn SEO giúp giảm tỷ lệ thoát trang.

Việc giảm tỷ lệ Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) là một yếu tố cực kì quan trọng để Google đánh giá chất lượng và thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm.

Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ ở lại trang lâu hơn sẽ còn giúp tăng cao khả năng chuyển đổi.

Tăng độ uy tín của website

Một website có nhiều liên kết nội bộ (internal link) từ các trang trên website thì sẽ có độ uy tín cao. Đồng thời, việc có backlink trỏ về website chính cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng website.

Điều này sẽ giúp website dễ dàng xếp hạng cao trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Tăng hiển thị sitelink (liên kết bổ sung)

Sitelink (liên kết bổ sung) là một dạng hiển thị hay một định dạng danh sách trên công cụ tìm kiếm (SERPs). Điều này dẫn đến kết quả là khi người dùng tìm kiếm sẽ có những liên kết bổ sung đi kèm với trang chủ.

Sitelink (liên kết bổ sung) giúp tăng điều hướng website.
Sitelink (liên kết bổ sung) giúp tăng điều hướng website.

Sitelink hiển thị tốt trên kết quả tìm kiếm sẽ có một lợi thế rất lớn trong SEO. Sitelink giúp tăng khả năng điều hướng website hiệu quả để người dùng tìm kiếm những thông tin liên quan và phù hợp.

Điều này sẽ góp phần làm tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng sự tin tưởng của người dùng, tăng tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.

Hỗ trợ SEO

Một website có cấu trúc tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho SEO không những cho hiện tại mà còn cho cả tương lai về sau. Lợi ích mà việc có cấu trúc website chuẩn SEO mang lại không chỉ tăng thứ hạng mà còn mở rộng phạm vi tìm kiếm.

Từ đó, trang web sẽ thu về lượng traffic lớn và bền vững, tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

Googlebot crawl và index trang nhanh hơn

Việc cấu trúc website chuẩn SEO tốt sẽ giúp Googlebot nhanh chóng crawl dữ liệu và index (lập chỉ mục) các nội dung liên quan tất cả trang trên website. Đồng thời, việc kết hợp sử dụng sitemap sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm.

17 checklist chuẩn SEO của website 2023

1. Đáp ứng ý định người dùng

Khi bạn sắp xếp cấu trúc trang và chọn liên kết thì bạn cần xem xét 3 câu hỏi chính như sau:

  • Người dùng đang tìm kiếm danh mục nào và họ có xu hướng tìm gì trên các website?
  • Phần nào của website quan trọng?
  • Làm thế nào để tất cả các site mà có cấu trúc có thể liên quan đến nhau?

Một cấu trúc website chuẩn SEO tốt sẽ đáp ứng tốt ý định của người dùng và cung cấp những gì họ muốn một cách rõ rằng và nhanh chóng nhất.

2. Làm phẳng cấu trúc thông tin

Một cấu trúc trang web “phẳng” là website có cấu trúc mà các trang quan trọng không nằm quá xa trang chủ. Điều này có nghĩa là người truy cập cần ít lần “nhấp chuột” hơn khi điều hướng. Ở đây có một quy tắc cần chú trọng về vấn đề UX/UI là “Quy tắc 3 lần nhấp“.

Đây là quy tắc thể hiện cho việc sẽ không có trang (site) quan trọng nào mà nằm cách trang chủ nhiều hơn 3 lần “nhấp chuột”. Điều này có thể hiểu là website dẫn link đến 10 trang có cấu trúc website khác nhau và tiếp tục liên kết đến 10 cấu trúc website khác nữa.

Làm phẳng cấu trúc thông tin là việc các trang quan trọng không nằm quá xa trang chủ.
Làm phẳng cấu trúc thông tin là việc các trang quan trọng không nằm quá xa trang chủ.

Nhưng bạn cần phải đảm bảo làm sao mà người dùng có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trong 1000 website chỉ trong 3 lần nhấp chuột.

Một vấn đề phát sinh đó là nếu mỗi trang có cấu trúc chứa hơn 10 liên kết thì số trang mà có được trong 3 lần nhấp sẽ tăng theo cấp số nhân.

Điều này dẫn đến một hệ quả là Click depth càng sâu, URL càng yếu. “Click depth” là gì? Click depth là số lượt nhấp mà người dùng cần để đến được một trang nào đó.

Vì thế, một cấu trúc website chuẩn SEO hiệu quả sẽ có Click depth thấp để giúp người dùng dễ tìm kiếm các trang quan trọng.

Việc bạn tạo quá nhiều liên kết trên website sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Vì vậy, bạn chỉ nên giữ các trang quan trọng và các trang có thẩm quyền cao nhất là đủ.

Làm thế nào để kiểm tra click depth? Công cụ Audit SEO ngày nay sẽ giúp bạn làm việc này một cách dễ dàng và cung cấp báo cáo chi tiết chẳng hạn như Screaming Frog,…

3. Tận dụng các Hub page

Hub Page là một trang tổng quan quan trọng giới thiệu một chủ đề hoặc danh mục kết nối với các danh mục con và các chủ đề cụ thể hơn.

Tận dụng Hub page
Tận dụng Hub page

Vai trò của Hub page:

  • Cung cấp một cái nhìn tổng quan và nhanh về chủ đề.
  • Giải đáp tất cả câu hỏi quan tâm hàng đầu của người đọc.
  • Liên kết đến các chủ đề phụ và các sản phẩm hàng đầu.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng hơn so với các trang danh mục thông thường.
  • Xây dựng thẩm quyền cho một chủ đề cụ thể.

Cấu trúc hub page tốt cần đảm bảo hub page có nhiều link liên quan trỏ đến, điều này sẽ giúp cấu trúc website chuẩn SEO.

4. Tạo cấu trúc Silo

Việc tạo cấu trúc Silo để giúp cấu trúc website chuẩn SEO là việc sắp xếp nội dung trên website với những chủ đề có liên quan nhau. Nói cách khác, tạo cấu trúc silo là việc phân cấp nội dung trên website theo chủ đề.

Sử dụng cấu trúc silo để cấu trúc website chuẩn SEO.
Sử dụng cấu trúc silo để cấu trúc website chuẩn SEO.

Cấu trúc silo cho website giúp điều hướng người dùng và công cụ hiểu nội dung tốt hơn. Một cấu trúc silo cho website sẽ bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Điều hướng
  • Liên kết theo ngữ cảnh
  • Cấu trúc URL

5. Liên kết chéo trang có liên quan ngữ cảnh

Việc liên kết chéo trang có liên quan đến ngữ cảnh là việc các trang có thể liên kết với nhau miễn sao là chúng có liên quan nhau. Cụ thể hơn chính là “chiến lược đi link chéo” hay thường được biết đến là việc đi link nội bộ (internal link).

Mỗi SEOer sẽ có cách đi link nội bộ riêng. Thông thường, việc lựa chọn dẫn link giữa các trang có cấu trúc như sau: nội dung của bài viết liên quan đến nhau hay có chung một tầng gốc silo.

6. Liên kết Authority site với Landing page chuẩn cấu trúc website

Authority site (trang có thẩm quyền) là trang web chất lượng cao được công cụ tìm kiếm và người trong ngành tin tưởng vào nội dung chất lượng và chuyên sâu mà trang này mang lại. Từ đó, website được xếp hạng cao, chất lượng và nhận về lượng truy cập lớn.

7. Chia trang, xem tất cả trang, cuộn vô hạn

Khi một trang danh mục có hàng trăm ngàn đầu mục thì 3 kỹ thuật (chia trang, xem tất cả trang, cuộn vô hạn) sẽ giúp làm phẳng cấu trúc website một cách hiệu quả.

Kỹ thuật chia trang là giải pháp được ưa thích nhất. Việc chia trang 1, trang 2, trang 3,…. sẽ giúp làm phẳng cấu trúc trang web hiệu quả nếu bạn chia đúng.

Kỹ thuật “xem tất cả” trang có chứa hàng trăm ngàn đầu mục thì sẽ có thể làm giảm tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng không cao.

Kỹ thuật “cuộn vô hạn” là một phương pháp khi áp dụng thì kết quả sẽ tải liên tục vào trình duyệt của người dùng.

8. Điều hướng nhiều chiều thông minh

Điều hướng nhiều chiều (faceted navigation) là điều hướng có cấu trúc cho phép người dùng lọc, sắp xếp và thu hẹp lại kết quả tìm kiếm dựa trên tính năng và tiêu chí mà họ muốn.

Điều này giúp người dùng nhanh chóng tìm được sản phẩm và tạo ra sự chuyển đổi cao.

Đối với công cụ tìm kiếm, việc điều hướng nhiều chiều tạo ra hàng triệu cấu trúc URL nội dung tương tự nhau. Vì thế, bạn chỉ nên khuyến khích các bot thu thập thông tin và lập chỉ mục website mà bạn muốn.

Công cụ mà bạn có thể sử dụng để lập hoặc không lập chỉ mục trang bao gồm: Google Search Console, Robots.txt, Rel=Canonical,….

9. Xây dựng cấu trúc website bằng HTML site map

Sơ đồ cấu trúc website chuẩn SEO (sitemap) có 2 loại:

  • XML: Được dùng cho các công cụ tìm kiếm.
  • HTML: Viết cho người dùng của website
Việc xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO bằng HTML sitemap giúp điều hướng website dễ dàng hơn.
Việc xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO bằng HTML sitemap giúp điều hướng website dễ dàng hơn.

Việc xây dựng cấu trúc website bằng HTML site map giúp người xem website của bạn tìm thấy điều hướng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sitemap còn giúp người dùng cảm thấy cấu trúc website có tổ chức, đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

Đây là cấu trúc giúp bạn tìm được những mục đang còn thiếu trên website của mình và hạn chế việc bị trùng lặp nội dung.

10. Gắn link nội dung mới thật nổi bật

Việc gắn link nội dung mới sẽ giúp thông báo cho người dùng về những thông tin mới ở tên website của bạn. Tuy nhiên, chỉ gắn link mới thôi là chưa đủ, bạn cần phải gắn link thật “nổi bật”. Điều này sẽ giúp tạo được lượng truy cập và tương tác lớn vào bài viết mới.

Tận dụng sidebar để gắn link nội dung mới thật "nổi bật" trên website.
Tận dụng sidebar để gắn link nội dung mới thật “nổi bật” trên website.

Bạn có thể gắn link nổi bật lên trang chủ nhưng không phải lúc nào cũng làm như thế được. Vì thế, có một giải pháp mà các website thường áp dụng đó là tận dụng sidebar.

Việc này vừa giúp gắn link nội dung mới thật nổi bật mà vẫn tốt nhất cho trải nghiệm người dùng.

11. Liên kết bài viết mới với bài viết cũ

Khi website xuất bản một bài viết mới, nội dung mới thì bạn hãy cố gắng liên kết với một vài nội dung cũ mà có liên quan nhưng vẫn hữu ích.

Điều này không những giúp bạn tạo dựng liên kết giữa các nội dung mà còn tăng thẩm quyền của những trang cũ. Tốt nhất là bạn nên có thói quen tối ưu nội dung cũ và xây dựng nội dung mới nhé!

12. Navigational Breadcrumbs

Navigational Breadcrumbs
Navigational Breadcrumbs

Breadcrumbs giúp định hướng và hiển thị vị trí chính xác của bạn trên website. Chúng trợ giúp điều hướng cực tốt cho người truy cập trang web. Đặc biệt là đối với website sàn thương mại điện tử thì nên áp dụng breadcrumbs bởi vì giúp điều hướng khách truy cập tốt.

Ngoài ra, Breadcrumbs còn giúp Google hiểu cách cấu trúc website chuẩn SEO và phân loại thông tin trong kết quả tìm kiếm.

13. Giảm liên kết không cần thiết

Tại sao lại cần giảm liên kết không cần thiết? Bởi vì mỗi trang có một lượng liên kết nhất định, chia đều cho các external link (liên kết ngoài), điều này có nghĩa là càng nhiều liên kết lên trang thì thẩm quyền mỗi liên kết càng ít.

Nếu có quá nhiều liên kết không liên quan đến nội dung sẽ có ảnh hưởng không ít liên kết đến cấu trúc website thì bạn nên loại bỏ những liên kết không phù hợp.

Bạn cần phải tuân theo nguyên tắc để giảm liên kết không cần thiết đó là: xem xét mức độ liên quan theo chủ đề và mục đích của người dùng rồi tới click depth.

Vậy làm thế nào để biết được một trang hữu ích cho mục đích của người dùng? Công cụ có tên là Hotjar sẽ hỗ trợ việc này. Công cụ này giúp kiểm tra bản đồ nhiệt của một website.

Hotjar - công cụ kiểm tra bản đồ nhiệt của website
Hotjar – công cụ kiểm tra bản đồ nhiệt của website

Công cụ này sẽ cho thấy dữ liệu người dùng thường tập trung tương tác nhiều ở phần nào trên website. Từ đó, quyết định loại bỏ liên kết sẽ được chắc chắn hơn.

14. Cấu trúc website URL phân cấp

Việc cấu trúc website URL phân cấp sẽ mang lại những lợi ích nhất sau đây:

  • Người dùng hiểu rõ cấu trúc URL sẽ dẫn về đâu
  • Từ khóa trong URL giúp xếp hạng cải thiện hơn và tăng CTR
  • Google dựa vào URL phân cấp đánh giá tầm quan trọng và mức độ liên quan.

15. Anchor Text là một phần của cấu trúc website chuẩn SEO

Tại sao anchor text là một phần của cấu trúc website chuẩn SEO? Bởi vì điều hướng công cụ này được sử dụng trên toàn bộ cấu trúc 1 website.

Anchor text là một phần của cấu trúc website chuẩn SEO.
Anchor text là một phần của cấu trúc website chuẩn SEO.

Ngoài ra, Google cũng sẽ nhờ vào anchor text để chỉ ra được mức độ liên quan cho nội dung được gắn link. Việc này giúp thông báo và khuyến khích người dùng bấm vào đoạn văn bản được gắn anchor text đó.

16. Tiêu đề bài viết và Mô tả

Tiêu đề bài viết và mô tả là yếu tố rất quan trọng trong quá trình SEO trang web. Bởi vì người truy cập sẽ bị thu hút cái nhìn từ tiêu đề và đoạn mô tả trước nên 2 yếu tố này không những cho người dùng biết là được cung cấp đúng từ khóa mà còn đúng nội dung hữu ích.

17. Thẻ hình ảnh

Hình ảnh là một yếu tố bên cạnh nội dung cần được lưu tâm. Kể cả Google cũng hiển thị kết quả tìm kiếm bằng hình ảnh. Ngoài ra, lượng người dùng có xu hướng và nhu cầu tìm kiếm hình ảnh cũng khá cao.

Vì vậy mà việc tối ưu thẻ hình ảnh cũng nên được chú ý dùng trong cấu trúc website chuẩn SEO.

Trên đây, Miko Tech đã cùng bạn tìm hiểu về cấu trúc website chuẩn SEO là gì? 17 checklist chuẩn SEO 2023. Đồng thời bài viết cũng mang đến cho bạn về lý do mà website cần có cấu trúc chuẩn SEO.

Hy vọng rằng qua bài viết này thì các bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc website chuẩn SEO để tối ưu cấu trúc website của mình một cách hiệu quả nhé!

30.11.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!