fbpx
Logo

CDN là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về CDN

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Nhiều người thắc mắc CDN là gì khi bắt đầu tìm hiểu về khái niệm này. Với sự gia tăng về nhu cầu truy cập nhanh chóng vào nội dung online, CDN – Content Delivery Networks (Mạng phân phối nội dung) đã trở thành một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực website. Cùng Miko Tech tìm hiểu về CDN trong bài viết sau nhé.

Những nội dung được xem nhiều nhất:

1. CDN – Content Delivery Networks là gì?

CDN là gì? CDN (Content Delivery Network) là mạng lưới máy chủ lưu giữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website và phân phối đến nhiều máy chủ PoP. Có thể gọi CDN đơn giản là Mạng lưới phân phối nội dung.

Mạng lưới máy chủ CDN được đặt ở khắp mọi nơi trên toàn cầu.

CDN là gì?
CDN là gì?

Từ PoP (Points of Presence), dữ liệu sẽ tiếp tục được gửi đến người dùng cuối. Pop thường được hiểu là các điểm hiện diện trong hệ thống CDN. Các điểm hiện diện nàу có mặt ở nhiều khu ᴠực trên thế giới. Mỗi một PoP có thể chứa nhiều nút (Nodeѕ) và mỗi một nút thì có nhiều máу chủ (ѕerᴠer).

Thông qua CDN, bản sao nội dung trên máy chủ gần nhất sẽ được trả về cho người dùng khi họ truy cập website.

2. CDN hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, CDN hoạt động bằng cách liên kết với máy chủ với mục tiêu để cung cấp nội dung nhanh nhất, không tốn nhiều chi phí, đáng tin cậy và bảo mật nhất có thể thông qua c.

Để cải thiện tốc độ và kết nối, CDN sẽ đặt nhiều máy chủ tại những điểm trao đổi giữa các mạng khác nhau.

Vậy, CDN server là gì? CDN server là một mạng lưới gồm nhiều Server được triển khai tại nhiều Data center (Trung tâm dữ liệu) khác nhau.

cdn server là gì
Nhiều máy chủ đặt tại nhiều điểm trao đổi mạng giúp cải thiện tốc độ

Các IXP (Internet exchange point) là những địa điểm chính mà các nhà cung cấp Internet khác nhau kết nối để cung cấp quyền truy cập vào lưu lượng truy cập bắt nguồn từ nhiều mạng khác nhau.

CDN còn thực hiện một số biện pháp tối ưu hóa việc truyền dữ liệu client/server tiêu chuẩn. CDN đặt trung tâm dữ liệu (data center) tại các vị trí chiến lược trên toàn cầu, tăng cường bảo mật và được thiết kế để có thể tiếp tục duy trì khi gặp các loại lỗi và hiện tượng tắc nghẽn Internet khác nhau.

3. CDN phù hợp với đối tượng nào?

CDN là dịch vụ phù hợp với mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, không phải website nào cũng cần sử dụng CDN.

Ai nên sử dụng CDN?
Ai nên sử dụng CDN?

Nếu bạn biết cách áp dụng CDN vào website của mình thì CDN có thể sẽ đem lại hiệu quả cao. CDN thực sự hữu ích khi:

  • Máy chủ của website đặt xa người dùng.
  • Lượt truy cập lớn, tốn nhiều băng thông.
  • Có nhiều lượt truy cập từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • Sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

4. Ưu nhược điểm của CDN là gì?

Mặc dù CDN mang lại cho website rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, CDN chưa phải là một dịch vụ hoàn hảo bởi nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng của mình.

4.1 Ưu điểm của CDN

Ưu điểm của CDN sẽ phát huy tùy vào độ lớn của website, vị trí tương đối với dữ liệu gốc, và lượng traffic được tạo ra. Một công ty kinh doanh bán hàng tại chỗ, phục vụ cho những người mua gần đó sẽ không hưởng lợi gì nhiều từ CDN.

Vậy, một CDN hiệu quả sẽ giúp bạn không phải đánh đổi lợi thế của giao diện mà trình tìm kiếm và người dùng ưa thích. Hãy xem qua 4 lợi ích chính của một Content Delivery Network được chia sẻ dưới đây. Mỗi lợi ích tác động lẫn nhau, để giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ nguồn nội dung phức tạp, và lượng lớn traffic.

Một mạng lưới phân phối nội dung (CDN) sẽ cần phải đáp ứng được bốn điều sau:

Giảm băng thông

Vấn đề lớn nhất mà dịch vụ hosting thường đối mặt là băng thông. CDN xử lý lượng lớn băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập ra. Vì vậy, chi phí chính cho băng thông đến điểm truy cập chính giảm xuống và giá thành cũng sẽ giảm đi.

content delivery networks
Cài đạt CDN giúp giảm lượng băng thông cần thiết

Điều này làm được nhờ vào các công cụ tối ưu hệ thống như caching, đặt data vào trong khu vực lưu trữ tạm ở các máy tính khác nhau hoặc trên các thiết bị khác nhau.

Tìm hiểu chi tiết hơn về Băng thông là gì? Đơn vị và phương pháp đo băng thông hiệu

Tăng tốc độ

Một trong số các yếu tố lớn nhất tăng tỉ lệ thoát trang là độ trễ. Độ trễ là thời gian cần thiết để truyền dữ liệu qua lại giữa người dùng và máy chủ host website, nó bị tác động bởi:

  • Độ trễ đọc file vì blocked storage
  • Độ trễ xử lý file từ server
  • Giao thức chuyển file, ví dụ như mạng cáo quang sẽ nhanh hơn cáp coaxial
  • Tốc độ quảng bá và tốc độ truyền dữ liệu từ một máy tới máy khác
Cài đặt CDN giúp tối ưu giảm độ trễ khi tải trang
Cài đặt CDN giúp tối ưu giảm độ trễ khi tải trang

Các vấn đề trên có thể được giải quyết hoặc giảm thiếu nhờ vào một mạng lưới phân tán nội dung tốt.

Cải thiện bảo mật

Khi tất cả các dữ liệu truyền được xử lý tại một máy chủ duy nhất, dữ liệu truyền đi dễ bị xâm nhập/đánh mất dữ liệu hơn khi gặp các kiểu tấn công như DDoS – từ chối dịch vụ, và các vấn đề khác.

DDoS là kiểu tấn công truyền nhiều thông tin từ nhiều địa điểm và người dùng khác nhau vào cùng 1 thời điểm được chỉ định; hoạt động này cũng có thể được triển khai bởi bots. Mục đích là khiến server bị quá tải dẫn đến sập do có quá nhiều traffic.

content delivery network là gì
CDN hỗ trợ bảo mật

Hoạt động này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày, khiến cho website không truy cập được từ những người dùng bình thường. Sử dụng DDoS filter và phân tán truy vấn sang xử lý ở các địa điểm khác nhau sẽ phần nào giảm thiểu, hoặc ngăn chặn sự tăng đột biến traffic như vậy.

Bạn cũng có thể sử dụng CDN để chống lại hacker tiếp cận thông tin nhạy cảm nữa. Việc này là nhờ vào CDNs liên tục làm mới TLS/SSL certificates, tạo ra độ chứng thực và mã hóa cao hơn. Chúng cũng đồng thời phân tán traffic khỏi server chính sang proxies.

Giải đáp thắc mắc Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? cũng như tổng hợp các thông tin về SSL certificate.

Cải thiện việc phân phối nội dung

Website của bạn có lượng traffic lớn, nhưng phần cứng không ổn định có thể gây ra downtime và hầu hết các người dùng Internet không thể chấp nhận được việc này. Bằng cách phân tán nội dung trong hệ thống content delivery network, bạn sẽ ít phải gặp phải tình trạng traffic quá tải.

CDN network
Sử dụng CDN giúp hạn chế tối đa tình trạng quá tải

4.2 Nhược điểm của CDN

Trước khi tham gia, bạn cũng nên tham khảo một vài lưu ý về dịch vụ để có thể sử dụng CDN một cách hiệu quả nhất:

Gặp trở ngại trong việc tích hợp với các nền tảng tùy chỉnh

Bạn có thể dễ dàng tích hợp CDN với nền tảng nổi tiếng như Drupal hoặc WordPress. Ngược lại với việc phát triển ứng dụng tùy chỉnh, bạn có thể gặp khó khăn khi sửa đổi nhiều dòng mã.

Không có bản sao cục bộ nên bắt buộc kết nối mạng để quản trị dịch vụ

Mạng CDN chứa hầu hết các dữ liệu tĩnh được cập nhật. Do đó, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ứng dụng. Nói cách khác, để xem trước những thay đổi mới nhất bạn đã thực hiện, bạn sẽ cần kết nối Internet vì bạn sẽ không có bản sao cục bộ.

Hiệu quả phụ thuộc bởi PoP

Tốc độ tải trang là “con dao hai lưỡi” vì nếu CDN có PoP đặt gần vị trí của người dùng thì tốc độ truy cập website tại đó sẽ nhanh. Còn nếu CDN có PoP đặt xa vị trí của người dùng thì tốc độ truy cập website tại đó sẽ chậm hơn so với bình thường.

5. Một số hình thức CDN cơ bản

Dịch vụ CDN sẽ bao gồm một số hình thức phổ biến như:

5.1 Pull HTTP/Static CDN

Đối với Pull HTTP/Static, sau khi khai báo tên miền của website cần sử dụng CDN hoặc IP máy chủ. Các PoP CDN sẽ tự động truy cập tới website và lưu lại bản sao nội dung tĩnh bên trong. Sau đó, bạn có thể truy cập tập tin trên website với đường dẫn CDN được cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN.

cdn
Pull CDN

5.2 POST/PUSH/PUT/Storage CDN

Bạn sẽ tải thẳng các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ thông qua các giao thức phổ biến như FTP hoặc HTTP. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ của máy chủ.

push cdn
Push CDN

5.3 Streaming CDN

Phương thức Streaming CDN sẽ giúp CDN phân phối nội dung phát live trực tuyến video (streaming). Từ máy chủ cho người dùng để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.

content delivery network
Streaming CDN

6. Lưu ý khi lựa chọn dịch vụ CDN

Nếu content của bạn chỉ có một lượng nhỏ truy cập ở vị trí địa lí gần nơi đặt máy chủ, không cần thiết phải dùng CDN.

Ngược lại, nếu nội dung của bạn được nhiều người truy cập và sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Đăng kí tham gia mạng lưới Content delivery network là cần thiết giúp tăng trải nghiệm người dùng. Khi đăng ký dịch vụ CDN, bạn cũng cần lưu ý 2 điều sau:

6.1 Hệ thống PoP

Hệ thống Pop là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ CDN. Chính vì thế, hệ thống PoP cũng là yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ CDN. Hầu hết các khách hàng khi chọn dịch vụ CDN đều lưu ý đến hệ thống PoP. Tốt nhất thì bạn nên chọn các dịch vụ CPN có hỗ trợ PoP ở những quốc gia có nhiều người dùng nhất.

dịch vụ CDN chuyên nghiệp
Hệ thống PoP

6.2 Ngân sách và phương thức thanh toán

Điều thứ 2 mà bạn cần quan tâm đó chính là ngân sách và phương thức thanh toán. Bởi vì có thể bạn sẽ phải làm việc với những nhà cung cấp quốc tế. Do đó vấn đề thanh toán và giá cả phần nào cũng tương đối phức tạp.

CDN network
Chi phí và hình thức thanh toán khá quan trọng khi sử dụng CDN

Ngoài ra, hình thức thanh toán như thế nào cũng là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm. Bạn có thể chọn hình thức sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Hoặc là trả cố định theo tháng, theo năm hay theo quý tùy vào khả năng của bạn như thế nào.

7. Một số câu hỏi thường gặp về CDN

Nếu bạn là người thích tìm hiểu, và hay đặt câu hỏi về mọi thứ, đây là một số thông tin cần thiết cho bạn về CDN.

CDN tăng tốc độ website như thế nào?

Có 3 cách khiến giúp cho một CDN tốt tăng tốc thời gian tải trang.
– Bằng cách phân tán và lưu trữ các nội dung như hình ảnh, văn bản, file media.
– Bằng cách tiết kiệm băng thông của server gốc, truyền nội dung qua các địa điểm khác nhau gần nhất với người dùng.
– Bằng cách xử lý lượng traffic tăng đột biến trong các ngày lễ hoặc các vấn đề khẩn cấp mà không gián đoạn dịch vụ.
Xem thêm nội dung 20 mẹo tối ưu tốc độ website để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất

Website loại nào hưởng lợi từ CDN?

Bất kỳ website nào có người dùng ngoài khu vực đang bán sản phẩm đều có thể hưởng lợi từ CDN. CDN cũng hữu dụng cho blogger và website có lượng traffic lớn.

CDNs có an toàn không?

CDN thật sự an toàn. Vì CDN được triển khai ở mạng lưới rộng lớn, chúng tạo ra được một “vùng đệm” kết nối giữa server gốc và người dùng. CDN hoạt động như một lớp bảo mật khác, bao quanh mạng lưới nội bộ của hệ thống của bạn.

CDN có giống với dịch vụ hosting không?

CDNs không chứa website như dịch vụ web hosting, nó chỉ lưu trữ một phiên bản tạm thời của nội dung của website đó (không bao gồm các thành phần khác của website) nên có thể tăng tốc độ website được. CDN không chỉ cải thiện tốc độ, nó còn giúp tránh được sự gián đoạn dịch vụ, bảo mật kém, và việc truyền nội dung chậm.
Tóm lại, dịch vụ web hosting cung cấp nền tảng để lưu trữ website của bạn, còn CDN cung cấp một vùng đệm để truyền website đó hiệu quả hơn. Nhờ vậy, khách truy cập sẽ hài lòng hơn và chi phí kinh doanh sẽ giảm xuống.

CDN có hoạt động với điện thoại hay các thiết bị di động không?

Chúng hoạt động với bất kỳ máy tính bàn, laptop, điện thoại hay bất kỳ các thiết bị nào có kết nối tới internet. Tất cả tiến trình được xử lý giữa nó và nguồn nội dung, chứ không phải từ máy của người dùng cuối.

Bài viết trên đã giải đáp về CDN là gì và công dụng và lợi ích của content delivery networkMiko Tech hi vọng bạn có thể áp dụng nó và vận hành website của bạn thật hiệu quả. Nếu thấy nội dung này hay, hãy chia sẻ bài viết này để cho mọi người nhé.

Trần Tiến Duy - Giảng viên Digital Marketing tại FPT

Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.

Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viênNgoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.

Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/

27.04.2023 Trần Tiến Duy
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll