Google chưa index bài viết website sẽ là lý do chính khiến lưu lượng truy cập website chưa tăng lên. Vậy Google index là gì mà có sức ảnh hưởng lớn như vậy? Có cách nào để Google Index nhanh không? Cùng Miko Tech tìm hiểu trong nội dung sau.
Tìm hiểu thêm những nội dung liên quan:
- 12+ Kỹ thuật SEO cơ bản giúp tối ưu Website hiệu quả
- Cách trở thành chuyên gia SEO thực hiện dự án SEO thành công
- Cách đăng ký Google News 2024 để trở thành nguồn tin uy tín
Google Index là gì?
Index là gì?
Index có nghĩa là chỉ mục, là một tập hợp các thông tin và sắp xếp theo một quy luật nào đó để giúp cho việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn.
Tùy vào mức độ hay quy mô thông tin mà việc index sẽ chia nhỏ theo: chuyên mục, chủ đề,… nhưng vẫn được sắp xếp theo quy luật.
Google index là gì?
Google Index hay còn gọi là Indexing có nghĩa là lập chỉ mục. Google Index là quá trình Google thu thập, phân tích và đánh giá các website theo một quy luật nhất định và xếp hạng website trên trang kết quả tìm kiếm.
Ngay khi người dùng tìm kiếm một nội dung có trong trang web, cơ sở dữ liệu sẽ trích xuất và trả về những dữ liệu của website mà công cụ tìm kiếm đã lập chỉ mục.
Google Index URL SEO như thế nào?
Để có thể lập chỉ mục, Google sẽ lấy thông tin website của bạn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Chính website của bạn
- Nội dung về website do người dùng gửi
- Quy trình quét nội dung
- Cơ sở dữ liệu công khai trên hệ thống Internet và nhiều nguồn khác
Sau đó, quá trình Index URL sẽ được tiến hành với 3 bước như sau:
- Thu thập dữ liệu: Khi phát hiện có một URL mới, Google sẽ truy cập vào URL, thu thập thông tin, nội dung của URL và trang web.
- Lập chỉ mục: Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung trên trang, lưu lại các hình ảnh hoặc video có trên trang vào một thư viện tại máy chủ. Ngoài ra, Google cũng sẽ tìm hiểu về nội dung của trang theo cách khác. Tất cả mọi thông tin có được sẽ lưu trữ vào hệ thống dữ liệu của máy chủ và tạo thành các chỉ mục, sắp xếp, phân loại thông tin hợp lý.
- Phân phát: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ cố gắng tìm kiếm câu trả lời phù hợp nhất từ những chỉ mục được thiết lập và gợi ý cho người dùng.
Vai trò quan trọng của việc lập chỉ mục đối với website
Một website chưa được thu thập thông tin sẽ không thể lập chỉ mục cũng có nghĩa là website không tồn tại đối với công cụ tìm kiếm google. Do vậy, việc lập chỉ mục rất quan trọng, giúp cho nội dung của bạn tiếp cận đến khách hàng mục tiêu càng nhanh.
Các trang web không được lập chỉ mục sẽ không có trong cơ sở dữ liệu của Google. Do đó, công cụ tìm kiếm không thể hiển thị các trang web trong các trang kết quả cho công cụ tìm kiếm google (SERPs).
Google thực hiện index nhằm thu thập nội dung trên trang, lưu trữ và làm căn cứ xếp hạng trang. Cơ sở cốt lõi để tiến hành SEO an toàn, hiệu quả. Khi các dữ liệu được chứng nhận đạt chuẩn thì quá trình làm SEO sẽ thuận lợi hơn.
Đặc biệt đối với các trang bán hàng, tin tức, việc Google index nhanh chóng là rất cần thiết. Chậm đi một giây là bạn mất cơ hội tiếp xúc với vô số khách hàng, mất đi lượng traffic đáng kể.
Đừng quên xem “Cách Submit website lên Google” để giúp Google có thể index nhanh chóng hơn nhé
Google index mất bao lâu?
Google là một kho dữ liệu khổng lồ, hàng ngày có vô số thông tin mới chưa được index. Vì vậy, Google mất khá nhiều thời gian để index và xếp hạng Top 10.
Quá trình index của Google không những phụ thuộc vào cấu trúc website hay chất lượng link mà còn phụ thuộc lớn vào lượng truy cập của người dùng.
Thông thường, các website sẽ được index và lên hạng trong vòng 1-2 tháng. Lâu hơn có thể kéo dài từ 5-6 tháng để Google so sánh website của bạn với website khác sau đó phân hạng cho website.
Đối với bài viết trên website, thời gian index mất từ 10 -15 ngày và nhanh nhất là từ 5-7 ngày, khi bài viết chuẩn SEO và hữu ích thì có thể ở trong top 10.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, một số website lại có thời gian index lâu hơn nên thứ hạng của mỗi website trên bảng xếp hạng là không giống nhau.
Đặc biệt, nếu Google index chậm đối thủ có thể sao chép nội dung của bạn để lên TOP tìm kiếm và biến bạn thành người sao chép. Index càng nhanh website của bạn càng có lợi vì việc Index sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án và đặc biệt là hiệu quả tối ưu SEO.
Tại sao phải quan tâm hiệu quả SEO? Xem ngay đáp án tại bài viết “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO“
Tại sao website của bạn bị index chậm?
Website bị index chậm sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của bạn. Có nhiều lý do khiến website của bạn không được Google index sớm như:
- Nội dung Website chưa chuẩn SEO, chưa sử dụng rel=”nofollow” hợp lý, website có nhiều link chết (lỗi nghiêm trọng).
- Website mới, không có Sitemap.xml, không cài đặt Webmaster Tools để Ping Sitemap.xml hay sử dụng tính năng Fetch as Google (Tìm nạp như Google).
- Không có liên kết chất lượng, liên kết có độ tươi cao, bạn không sử dụng Social…
- Thẻ và robots.txt ngăn cản sự truy xuất của Google. Hãy tìm hiểu và sử dụng hợp lý.
- Page của bạn đang bị Google phạt vì tội SPAM từ khóa, link (Google Penguin).
- Trang web của bạn không có đủ Authority.
- Máy chủ bị chậm.
- Quá nhiều URL.
- Quá nhiều lỗi trên trang web của bạn.
Điều bạn cần làm chính là xem xét lại các thông tin, kỹ thuật xem vấn đề là gì và sử dụng 15 cách Google index nhanh sau đây để tối ưu trên Google nhé.
15 Cách Google index nhanh chóng
1. Cập nhật nội dung mới, không trùng lặp với lịch trình đều đặn
Google không thích các nội dung trùng lặp. Google ưu tiên những trang web có nội dung mới, hữu ích, nếu trang web của bạn được index nhưng lại có nội dung trùng lặp hay “xào nấu” lại nhiều có thể sẽ bị phạt.
Không chỉ cần đầu tư nội dung chất lượng, tần suất cũng là một yếu tố quan trọng để Google index nhanh chóng. Bạn nên đề ra một lịch trình đăng tải và cập nhật các bài viết đều đặn mỗi ngày hoặc tối thiểu là 3 bài viết/tuần.
Điều tạo ra thói quen để Googlebot ghé thăm trang web bạn thường xuyên và đảm bảo nội dung của bạn đến với người dùng một cách nhanh nhất.
2. Cải thiện tốc độ tải trang
Googlebot cũng giống như một người dùng thông thường. Để quyết định có lập chỉ mục cho bài viết hay không thì điều đầu tiên chính là kiểm tra qua nội dung đã đủ điều kiện hay chưa.
Các “bot” đều có một thời gian chờ nhất định đối với một trang nào đó. Nếu tốc độ tải trang quá chậm các bot sẽ thoát khỏi trang và nội dung của bạn sẽ không được index. Do đó, chú ý đến tốc độ load của website là cần thiết để Google index nhanh hơn.
Vì thế đừng bỏ qua 20 mẹo tối ưu tốc độ website này nhé.
3. Cách index google mới nhất trên Google Search Console
- Copy URL trang web.
- Truy cập https://search.google.com/search-console/about hoặc sử dụng “Fetch as Googlebot” trong Webmaster Tools.
- Nhập URL yêu cầu lập chỉ mục và nhấp Submit.
4. Xây dựng backlink chất lượng
Khi backlink của bạn sở hữu thuộc tính rel=”dofollow”, các bots của google sẽ nghĩ đó là 1 link an toàn. Link sẽ trỏ vào đường dẫn và Index vào Google, website sẽ được tính điểm cộng trong Pagerank của Google.
Một trong những cách tạo backlink chất lượng nhất chính là đặt link ở những website uy tín và thường xuyên tương tác để tạo uy tín cho trang web của bạn.
Muốn Google index nhanh nhất có thể, hãy lựa chọn đi link ở các website mạnh, quan trọng. Vì Google sẽ ưu tiên thu thập các thông tin ở các tran mạnh hơn các trang kém quan trọng khác.
5. Khai báo Sitemap với Google
Sitemap giúp Google truy cập và xem xét nội dung và cung cấp một số hướng dẫn về tần suất bao lâu nên quét thông tin một lần.
- Sau khi cài đặt thành công các bạn truy cập vào Google Search Console và nhấp vào bắt đầu ngay bây giờ (Start).
- Tiếp đến ở cột bên trái các bạn chọn mục Sơ đồ trang web.
- Thêm sơ đồ trang web ở góc trên bên phải màn hình và nhấp gửi.
6. Sử dụng Google Indexing API
Một sự kết hợp hoàn hảo giữa plugin Rank Math SEO và Indexing API giúp bài viết hoặc trang web của bạn được Google index nhanh hơn.
Bạn có thể dùng Google Index API như một cách giúp Google index nhanh hơn qua các bước sau:
- Tạo tài khoản Google Cloud.
- Tạo Project Google Cloud.
- Tạo tài khoản dịch vụ.
- Tạo API Key (JSON).
- Cấp quyền quản trị cho Google index API.
- Cấu hình instant indexing trong Plugin Rank Math.
- Nhập URL của bài viết publish trong Google indexing API và nhấp Send to API.
Xem thêm chi tiết về plugin Rank Math SEO và hướng dẫn sử dụng Rank Math SEO chi tiết
7. Chạy quảng cáo
Bạn có thể tạo một tài khoản hoặc thuê dịch vụ Google Ads để chạy quảng cáo cho một số link trên web. Chỉ cần tốn một ít chi phí nhưng lại khá hiệu quả vì khi chạy ads Googlebot chắc chắn sẽ ghé thăm website của bạn để thu thập dữ liệu.
8. Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn
Cấu trúc web cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ index. Hãy kiểm tra xem liệu cấu trúc code của bạn có chứa mã độc hay các thành phần ẩn khác không để kịp thời khắc phục.
9. Tối ưu SEO Onpage
Hai yếu tố chính trong SEO Onpage bạn cần quan tâm:
- Tối ưu hình ảnh: Cung cấp hình ảnh chất lượng, kích thước tối ưu và cung cấp mô tả ở thẻ ALT
- Xây dựng internal link: chèn link các bài viết cũ và thường xuyên update các liên kết từ bài mới về các bài cũ. Chú ý chèn một cách tự nhiên.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm “25 Checklist tối ưu SEO Onpage cho Website“
10. Xóa mã Crawl Block trong tệp robots.txt
Crawl Block có thể là nguyên nhân khiến Google không index trang web của bạn. Hãy thử kiểm tra và khắc phục bằng cách xóa hai đoạn mã sau đây nếu chúng xuất hiện:
- User-agent: Googlebot2. Disallow: /
- User-agent: *2. Disallow: /
11. Xóa các thẻ Noindex giả mạo
Google sẽ không index trang nếu bạn đã yêu cầu Noindex, nếu bạn muốn giữ một số trang Web ở chế độ riêng tư. Có hai cách để làm thực hiện tìm xóa thẻ Noindex như sau:
Cách 1: Thẻ meta
Nếu trang web của bạn có chứa một trong hai thẻ meta này trong phần <head> thì Google sẽ không index:
- 1<meta name=”robots” content=”noindex”>
- 1<meta name=”googlebot” content=”noindex”>
Để tìm tất cả các trang có thẻ meta noindex trên trang web của bạn. Bạn hãy chạy thu thập thông tin với kiểm tra trang web của Ahrefs và chuyển đến báo cáo trang nội bộ.
Nhấp qua để xem tất cả các trang bị ảnh hưởng. Xóa thẻ meta noindex khỏi bất kỳ trang nào mà chúng không thuộc về.
Cách 2: X-Robots-Tag
Công cụ kiểm tra URL trong Google Search Console cho bạn biết liệu Google có bị chặn thu thập dữ liệu trang hay không vì tiêu đề.
Bạn chỉ cần nhập URL của bạn, sau đó tìm kiếm “Indexing allowed? No: ‘noindex’ detected in ‘X‑Robots-Tag’ http header”.
Chạy thu thập thông tin trong công cụ Kiểm tra trang web của Ahrefs. Sau đó, bạn sử dụng “Robots information in HTTP header” trong Data Explorer, nếu bạn muốn kiểm tra thẻ noindex trên website.
12. Đăng ký URL bài viết lên cỗ máy tìm kiếm Freewebsubmission
Bước 1: Truy cập vào https://www.freewebsubmission.com/.
Bước 2: Kéo xuống mục Free Web Submission điền đầy đủ thông tin.
Bước 3: Bấm chọn Submit Your Site để khai báo với cỗ máy tìm kiếm.
13. Ping URL lên các công cụ hỗ trợ index
- Tập hợp danh sách các URL cần thông báo với công cụ tìm kiếm.
- Truy cập vào Pingfarm.com hoặc GooglePing.com
- Paste các URL vào, rồi bấm Ping.
Các công cụ hỗ trợ Google index là gì cho nhanh chóng? Bạn có thể tham khảo một số trang Ping khác bạn có thể sử dụng:
- Twingly.com.
- Pingomatic.com.
- Feedshark.brainbliss.com.
- Mypagerank.net.
- PingMyUrl.com.
- Totalping.com.
- Ping.in.
- Pingler.com.
- GooglePing.com.
- Pingoat.net.
14. Xóa thẻ Canonical tag giả mạo
Thẻ chuẩn cho Google biết phiên bản ưa thích của trang là: <link rel=”canonical” href=”/page.html/”>.
Hầu hết trang hoặc không có Canonical Tag mà được gọi là Canonical Tag. Trang tự tham chiếu để Google biết rằng chính trang này là phiên bản duy nhất được ưa thích và muốn lập chỉ mục.
Nếu trang có thẻ canonical giả mạo thì Google sẽ không biết về phiên bản ưu tiên và chắc chắn trang của bạn sẽ không được Google index.
Để Check Canonical, hãy sử dụng công cụ kiểm tra URL của Google. Nếu Canonical trỏ đến một trang khác bạn sẽ thấy cảnh báo “Trang thay thế có Canonical Tag”.
Nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn có thể sử dụng Ahrefs vào Ahrefs’ Site Audit rồi chuyển đến Data Explorer.
Tm kiếm các trang trong sơ đồ trang web của bạn với các thẻ kinh điển không tự tham chiếu. Những kết quả trả về là những trang có thẻ Canonical không hợp lệ hoặc không nên có trong Sitemap của bạn ngay từ đầu.
15. Tạo nút share Social
Khi bài viết của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội, độ tin tưởng của trang web sẽ được tăng lên và Googlebot sẽ chú ý đến website bạn nhiều hơn. Một số kênh xã hội không thể bỏ qua như Facebook, Zalo, Pinterest,….
Cách kiểm tra dữ liệu đã được Google Index hay chưa?
Kiểm tra index Google bằng cú pháp
Cách đơn giản nhất để kiểm tra dữ liệu của bạn đã được Google index hay chưa đó là trực tiếp vào Google nhập URL website muốn kiểm tra theo cấu trúc “site:url”.
Những trang trên website của bạn đã lập chỉ mục Google sẽ được hiển thị ở phần kết quả. Nếu không có bất kỳ trang nào xuất hiện, điều này có nghĩa là website của bạn chưa được Google Index.
Kiểm tra bằng Google Search Console (Google Webmaster Tool)
- Đi tới Google Search Console.
- Trong thanh tìm kiếm của Google, hãy nhập “site:example.com”.
- Kết quả sẽ được hiện ở hai dạng dưới đây:
Dùng SEOquake để kiểm tra
SEOquake là một plugin SEO hoàn toàn miễn phí được tích hợp sẵn trên các trình duyệt như Mozilla Firefox, Google Chrome và Opera. Thao tác trên SEOquake rất đơn giản ngay cả khi bạn mới tiếp cận với SEO.
Bước 1: Truy cập link tải SEOquake trên cửa hàng Chrome.
Bước 2: Ấn vào nút “Thêm vào Chrome”.
Bước 3: Trình duyệt Chrome hiện ra cửa sổ và bạn ấn vào nút “Thêm tiện ích”.
Bước 4: Cài đặt xong, SEOquake sẽ hiện ở phía góc của trình duyệt như trên.
Một số lưu ý với Google index
1. Kiểm soát index thường xuyên
Sau khi khai báo Google để lập chỉ mục, bạn cần theo dõi xuyên suốt, thông thường từ 2 đến 4 tuần định kỳ. Đặc biệt với 4 chỉ số sau:
- Số lần nhấp chuột: chính là số lần nhấp chuột dẫn đến website từ trang hiển thị các kết quả tìm kiếm của Google.
- Số lần hiển thị: là số lần mà 1 URL trên website được người dùng nhìn thấy ở trang hiện các kết quả tìm kiếm.
- Tỷ lệ nhấp chuột (viết tắt là CTR): chỉ số được tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
- Vị trí trung bình website của bạn được xếp hạng trên Google.
2. Sắp xếp link index theo từng nhóm từ khóa chủ đề
Sắp xếp link index theo từng nhóm từ khóa chủ đề để việc quản lý dễ dàng hơn và quan trọng nhất là tạo điều kiện để Google đánh giá cao nội dung trên website.
3. Cung cấp link index có mang lại giá trị cho người dùng
URL sau khi được thu thập, đánh giá và lập chỉ mục sẽ được cung cấp đến người dùng, có nghĩa là URL đã mang một nội dung và giá trị nhất định.
Khi link index tạo ra giá trị riêng cho cộng đồng người tra cứu trên Google, điều này sẽ vô cùng có lợi cho website của bạn. Khi đó, giá trị nội dung sẽ giúp bạn thu hút nhiều lượt khách hàng truy cập và trở thành người dùng trung thành với thương hiệu của bạn.
Câu hỏi thường gặp về Google Index
Tại sao trang web của tôi không được lập chỉ mục?
Trả lời: Lý do phổ biến nhất khiến một trang web không được lập chỉ mục là vì web quá mới; hãy kiên nhẫn và yêu cầu Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho nó. Dưới đây là những lý do phổ biến khác khiến một trang web hoặc một phần của trang web có thể chưa được lập chỉ mục:
– Thiết kế của trang web có thể gây khó khăn cho việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
– Có thể bản thân trang web thậm chí còn chặn thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục một cách rõ ràng.
– Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể nội dung được lưu trữ trước đó trên một tên miền đang gây ra sự cố. Trong trường hợp này, bạn có thể muốn gửi yêu cầu xem xét lại nêu chi tiết về thay đổi nội dung và quyền sở hữu. Nếu trang web gần đây đã được chuyển đến một địa chỉ khác, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ các nguyên tắc về việc di chuyển trang web.
– Có thể chủ sở hữu trước đó hoặc người khác có quyền truy cập vào trang web đã yêu cầu xóa thông qua Search Console. Bạn có thể hủy các yêu cầu này bằng cách sử dụng Công cụ xóa.
Tôi đã thay đổi một số nội dung trên các trang của mình. Tại sao nội dung ấy không được cập nhật trong kết quả tìm kiếm?
Trả lời: – Việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang trong một trang web có thể mất một chút thời gian. Đây là một số mẹo có thể giúp tăng tốc quá trình lập chỉ mục này: Yêu cầu Google recrawl URL. Nếu bạn đang sử dụng Sitemap file, hãy đảm bảo cập nhật ngày sửa đổi cuối cùng. Nếu nội dung trang web của bạn được lập chỉ mục với nhiều URL, việc giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp trong trang web của bạn nói chung sẽ cho phép trình thu thập thông tin tìm thấy nội dung được cập nhật nhanh hơn.
Trang web của tôi sử dụng các trang được tạo bằng PHP, ASP, CGI, JSP, CFM, v.v. Những trang này có còn được lập chỉ mục không?
Trả lời: – Hoàn toàn có! Miễn là các công nghệ này phục vụ các trang hiển thị trong trình duyệt mà không cần cài đặt hoặc kích hoạt plugin đặc biệt, Google thường có thể thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng chúng mà không gặp sự cố. Google không có ưu tiên; các trang web đều tương đương nhau về thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng.
Hy vọng bạn đã hiểu Google index là gì và áp dụng thành công các cách index Google nhanh nhất. Nếu bạn đang băn khoăn không biết giúp google index website thế nào. Hãy liên hệ với Miko tech, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ làm trang web uy tín, chuẩn SEO giúp website của bạn nhanh chóng đc index trên các công cụ tìm kiếm.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/