fbpx
Logo

7 Bước Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Cho Sản Phẩm Hoàn Chỉnh

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Quá trinh lập kế hoạch marketing là một bước quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công. Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng kế hoạch marketing mà bạn có thể tham khảo.

Kế hoạch marketing là gì?

Một kế hoạch marketing (marketing plan) là một tài liệu mô tả chiến lược quảng cáo mà một tổ chức sẽ triển khai để tạo ra cơ hội tiếp thị và đạt được thị trường mục tiêu của mình. Nó hướng dẫn chi tiết cách mà công ty sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu và đạt được các mục tiêu tiếp thị của mình như thế nào.

marketing plan
Marketing plan mô tả chi tiết những việc cần thực hiện

Vì sao cần lập kế hoạch marketing?

Mục đích của việc lập kế hoạch marketing là quyết định cách doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho người tiêu dùng. Kế hoạch này phải phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Chẳng hạn một công ty mới thành lập có kế hoạch mở rộng quy mô thường sẽ lên kế hoạch mở rộng tệp khách hàng.

Kế hoạch marketing là một công cụ cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công. Nó có thể giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu, đặt ra mục tiêu, phát triển chiến lược và đo lường kết quả. Không có kế hoạch marketing rõ ràng, doanh nghiệp có khả năng lãng phí thời gian và tiền bạc vào các hoạt động không mang lại hiệu quả.

Đọc thêm về: Chiến lược marketing là gì? 8 chiến lược, phương pháp xây dựng

7 bước lập kế hoạch marketing chi tiết

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước bạn cần thực hiện để lập marketing plan hiệu quả:

1. Nêu rõ sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn và giá trị

Bước đầu tiên khi viết một kế hoạch marketing là nêu rõ sứ mệnh của bạn. Trước khi bắt tay vào những phần sau, nêu rõ nhưng sứ mệnh, tầm nhìn và nhiệm vụ của công ty là ý tưởng không tồi.

Với những người sẽ đọc kế hoạch marketing của bạn, phần này là rất quan trọng để giúp họ có hiểu biết tổng quát về mục tiêu marketing, các hoạt động và kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.

các bước lập kế hoạch marketing
Trình bày rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh công ty là cần thiết

2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh bao gồm các xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, sự biến đổi trong ngành, và các yếu tố ảnh hưởng khác. Việc nắm bắt thông tin này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và quyết định kinh doanh một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc hiểu đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược marketing hiệu quả hơn và tạo điểm nhấn đối với khách hàng.

nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu thị trường và đối thủ để tìm ra điểm đột phá

3. Xác định mục tiêu cụ thể

Tiếp theo, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua hoạt động marketing. Mục tiêu này có thể liên quan đến tăng trưởng doanh số, tăng độ nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, và nhiều mục tiêu khác.

Việc xác định rõ ràng mục tiêu giúp bạn tập trung hơn vào những việc cần làm và tránh bị phân tâm. Ví dụ, mục tiêu của bạn là tăng doanh thu trong quý tiếp theo. Hãy xác định xem bạn muốn tăng doanh thu bao nhiêu % hay một số con số cụ thể nào khác.

Mục tiêu càng cụ thể hóa thì người xem càng dễ hình dung và người cần thực hiện cũng hiểu được nhiệm vụ của mình.

Tìm hiểu thêm về: Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Mục Tiêu Marketing Theo SMART

mục tiêu lập kế hoạch marketing
Xác định mục tiêu cần đạt được

4. Xác định khách hàng mục tiêu

Đây là bước xác định ai là đối tượng khách hàng mà bạn muốn thu hút. Hãy xác định những đặc điểm về họ như tuổi tác, địa điểm sinh sống, giới tính, công việc,… Hiểu được thị trường mục tiêu của mình là cách để bạn cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần. Từ đó cải thiện doanh số và đảm bảo sự tồn tại bền vũng của doanh nghiệp.

Dựa trên từng phân khúc khách hàng mà những vấn đề cũng như nhu cầu của họ có thể khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định thị trường mục tiêu là quan trọng trước khi tiến hành các bước lập kế hoạch marketing tiếp theo.

target customer
Xác định khách hàng mục tiêu để có chiến lược phù hợp

5. Lập chiến lược marketing

Sau khi đã biết đối tượng mục tiêu là ai và những dữ liệu về học, đây là bước tận dụng chúng để tìm cách tiếp cận được họ. Chẳng hạn như đối tượng của bạn là những người trẻ tuổi, họ có hành vi tiêu dùng như thế nào hay họ sử dụng mạng xã hội nào nhiều nhất sẽ là điều bạn nên khai thác.

Trong khi tìm cách lên chiến lược tiếp cận khách hàng, hãy cân nhắc những công cụ có thể hỗ trợ bạn làm điều đó tốt hơn. Ví dụ như nếu bạn muốn lập chiến dịch email marketing, hãy sử dụng những công cụ có thể hỗ trợ bạn thực hiện nó như Mailchimp chẳng hạn.

Hiện nay có rất nhiều kênh để bạn có thể thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Việc ứng dụng tiếp thị đa kênh có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

6. Xác định ngân sách

Ngân sách là một yếu tố quan trọng vì bạn chẳng thể triển khai bất cứ kế hoạch marketing nào mà không dùng đến có tiền. Khi đã lập xong chiến lược marketing, hãy tính toán xem chi phí bạn cần bỏ ra cho mỗi hoạt động là bao nhiêu. Hãy cố gắng cân đo đong đếm sao cho chi phí được sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả.

Những công ty có ngân sách rủng rỉnh có phần thoải mái hơn vì họ có đủ nguồn lực để thực hiện những chiến lược marketing xịn sò và tiến hành thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau. Với những công ty nhỏ có ngân sách hạn hẹp, hãy xem xét điều chỉnh lại chiến lược nếu chi phí vượt quá khả năng công ty có thể chi trả.

ngân sách lập kế hoạch marketing
Hãy xác định ngân sách cần chi

7. Chốt kế hoạch và triển khai

Hãy kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch và gửi cho các bộ phận liên quan để tất cả mọi người đều hiểu được việc mình cần làm và mục tiêu cuối cùng là gì. Kế hoạch marketing sẽ giúp họ hợp tác hơn để cùng mang lại thành công cho công ty.

Nội dung của một marketing plan

Kế hoạch marketing là một tài liệu phác thảo các mục tiêu, chiến lược và chiến thuật cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Một kế hoạch tiếp thị tốt nên có tối thiểu các phần sau:

Bản tóm tắt hoạt động (Executive Summary)

Bản tóm tắt hoạt động là một bản tổng quan ngắn gọn về toàn bộ kế hoạch marketing. Nó nên mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp của bạn, thị trường mục tiêu, mục tiêu marketing và chiến lược tiếp thị của bạn.

Phần này thường là nội dung đầu tieenmaf nhà đầu tư hay cấp trên của bạn sẽ đọc vì vậy hãy đảm bảo nội gung ngắn gọn, súc tích. Lý tưởng nhất, executive summary chỉ nên nằm gọn trong khoảng một đến hai trang.

executive summary
Executive Summary là phần đầu tiên trong marketing plan

Phân tích tình hình

Phân tích tình hình là một đánh giá toàn diện về môi trường marketing hiện tại của doanh nghiệp. Phân tích này bao gồm phân tích về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các mô hình hỗ trợ phân tích môi trường kinh doanh như mô hình SWOT hay mô hình PESTEL để có được cái nhìn tổng quan.

Mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing xác định là những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua marketing. Một mô hình có thể giúp bạn trong phần này là mô hình SMART. Nên nhớ rằng mục tiêu của bạn cần rõ ràng và phải đo lường được.

Chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kế hoạch toàn diện để quảng bá, tiếp thị và bán hàng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Để đạt được mục tiêu, một chiến lược marketing có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như quảng cáo truyền thống, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung, quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo qua email.

Lập chiến lược marketing
Lập kế hoạch marketing là bước cần phải có

Chiến thuật marketing

Chiến thuật marketing là cách thức cụ thể mà một doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu marketing. Chiến thuật của bạn phải đo lường được và có thể theo dõi để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chúng.

Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội, bạn có thể theo dõi số lượng người theo dõi mà bạn có được cũng như số lượt thích và chia sẻ mà bài đăng của bạn nhận được.

Ngân sách

Ngân sách là số tiền mà doanh nghiệp sẽ phân bổ kế hoạch marketing của bạn. Bạn nên phân bổ ngân sách theo cách hỗ trợ các mục tiêu và chiến lược tiếp thị của mình.

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng lưu lượng truy cập trang web, bạn có thể phân bổ một phần ngân sách của mình để thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Ngân sách marketing
Hãy tính toán ngân sách cần có

Ví dụ về một kế hoạch marketing

Lập kế hoạch marketing có thể gây khó khăn cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một bản mẫu marketing plan từ Forbes để bạn có thể tham khảo. Tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà các phần có thể được thay đổi.

Mẫu kế hoạch marketing được công khai trong một bài đăng bởi David Lavinsky trên website của Forbes vào tháng 9 năm 2013. Dù đã gần 10 năm nhưng bản kế hoạch này vẫn được nhắc đến như một hình mẫu hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp làm theo. Bản kế hoạch gồm 15 phần, cụ thể là:

  1. Tóm tắt (Executive Summary).
  2. Những khách hàng mục tiêu.
  3. Đặc điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ (USP – Unique Selling Proposition).
  4. Chiến lược định giá & định vị.
  5. Kế hoạch phân phối.
  6. Ưu đãi cho khách hàng.
  7. Tài liệu marketing.
  8. Chiến lược khuyến mãi.
  9. Chiến lược marketing trực tuyến.
  10. Chiến lược chuyển đổi.
  11. Liên doanh và hợp tác.
  12. Chiến lược giới thiệu (Referral Strategy).
  13. Chiến lược tăng giá giao dịch.
  14. Chiến lược giữ chân khách hàng.
  15. Dự trù tài chính.

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích cho bạn hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch marketing và các bước chi tiết để lập được một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Hy vọng Miko Tech đã cung cấp những thông tin bổ ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!

22.06.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!