fbpx
Logo

Market analysis là gì? Quy trình phân tích thị trường nên biết

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Market analysis góp phần tạo nên sự thành công khi doanh nghiệp tung sản phẩm mới ra thị trường. Đồng thời, kết quả của market analysis giúp doanh nghiệp thấu hiểu được khách hàng, đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Vậy thì, market analysis là gì? mục tiêu cần đạt được thực hiện market analysis là gì? Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu quy trình phân tích thị trường hiệu quả, tối ưu phải không nào?

Hãy đọc ngay bài viết market analysis là gì? Quy trình phân tích thị trường nên biết của Miko Tech ngay sau đây để giải đáp thắc mắc cho mình nhé

Market analysis là gì?

Khái niệm về market analysis là gì?

Market analysis được hiểu là phân tích thị trường. Đây là quá trình phân tích thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, rút ra quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường, từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh.
Market analysis được hiểu là phân tích thị trường
Market analysis được hiểu là phân tích thị trường

Phân tích thị trường là quy trình quan trọng để đảm bảo sản phẩm được bán ra nhiều nhất và có thể thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, giúp việc thâm nhập thị thị trường (Market penetration) trở nên dễ dàng hơn. Việc phân tích bao gồm các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến sản phẩm như :

  • Hành vi mua hàng của người tiêu dùng
  • Xu hướng sản phẩm
  • Kênh quảng cáo
  • Đối thủ cạnh tranh

Từ các dữ liệu đã thu thập được, doanh nghiệp bắt đầu xử lý thông tin, đánh giá các số liệu thực tế để tạo ra các chiến lược kinh doanh khác nhau. Tùy từng thời điểm, doanh nghiệp sẽ xây dựng, triển khai các chiến lược phù hợp.

Tại sao doanh nghiệp cần phân tích thị trường?

Phân tích thị trường là một bước quan trọng, là nền tẩng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp khi bán sản phẩm mới. Cụ thể, phân tích thị trường đem lại các lợi ích như:

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh: Qua phân tích thị trường, bạn sẽ xây dựng những lộ trình đúng đắn, đồng thời tránh những rủi ro không đáng có.
  • Mở rộng cơ hội: Phân tích thị trường giúp lường trước được những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt cũng như có cơ hội mới để phát triển.
  • Nắm được tâm lý, nhu cầu của khách hàng: Khi bạn hiểu được khách hàng muốn gì thì sản phẩm của bạn tạo ra mới được đón nhận.
  • Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh: Bạn sẽ biết được ưu, nhược điểm trong sản phẩm của đối thủ, từ đó, tạo ra điểm khác biệt hoặc tạo ra sản phẩm mới mà khắc phục được các nhược điểm mà đối thủ mắc phải.

Mục đích cần đạt khi phân tích thị trường

Kết quả phân tích thị trường sẽ đem lại nhiều hướng đi mới, vấn đề mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục đích mà doanh nghiệp cần hướng tới là khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, khả năng tăng trưởng… Cụ thể:

  • Phân tích những hành vi của khách hàng và các yếu tố tác động đến việc mua sắm, tiêu dùng, từ đó, xác định thói quen và thái độ của khách hàng.
  • Xác định xu thế của thị trường, nhu cầu của xã hội và hướng đến thị trường mục tiêu.
  • Phân tích sự tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị trường. Bạn sẽ tiếp thị ở kênh nào, dùng hình thức tiếp thị gì? Bạn sẽ tồn tại chiến lược này trong thời gian bao lâu?
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh về lượng khách hàng, mặt hàng mà họ đang cung cấp.
Mục đích của phân tích thị trường
Mục đích của phân tích thị trường

Những vấn đề cần tập trung khi phân tích thị trường

Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ thực hiện trên nhiều phương diện, khía cạnh để có kết quả khách quan, chính xác nhất. Tuy nhiên, để việc phân tích phục vụ tối đa cho hoạt động kinh doanh thì cần tập trung vào các vấn đề sau:

Hành vi tiêu dùng của khách hàng

Hành vi thể hiện qua thái độ của khách hàng. Để xác định thái độ của người tiêu dùng, nhà phân tích thường dùng phương pháp so sánh tính điểm dựa vào các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng. 

Yếu tố tác động được cụ thể hóa bằng những tiêu chuẩn. Trên cơ sở các tiêu chuẩn được chọn lọc cho một loại hàng hóa do nhiều doanh nghiệp khác nhau sản xuất, nhà phân tích so sánh cho điểm cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp. 

Sau đó, nhà phân tích tính tổng điểm của từng sản phẩm. Dựa trên kết quả phân tích, chúng ta sẽ biết được thái độ và ý muốn của người tiêu dùng. 

Ngoài ra, số điểm của mỗi tiêu chuẩn được xác định dựa vào sức hấp dẫn của tiêu chuẩn đó khiến người tiêu dùng quan tâm khi mua sản phẩm đang được so sánh. Tiêu chuẩn càng quan trọng càng có số điểm hệ số cao.

Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là thị trường hiện tại và là cơ sở xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định thị trường mục tiêu phản ánh khả năng và triển vọng phát triển thị trường của doanh nghiệp trong tương lai.

Quy mô của thị trường mục tiêu vừa thể hiện thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu vừa thể hiện tình trạng và mức độ cạnh tranh hiện tại. Đây là mục tiêu của các hướng tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp. 

Hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường

Hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường
Hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường

Quy mô của thị trường mục tiêu có thể mở rộng nhờ vào việc quản lý, tiếp thị tốt. Nghĩa là, doanh nghiệp có thể thôn tính phần thị trường của các đối thủ cạnh tranh hoặc thâm nhập vào phần thị trường không tiêu dùng tương đối. 

Ngược lại, quy mô thị trường mục tiêu cũng có thể bị thu hẹp. Do vậy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường để xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh đúng đắn.

Quy trình phân tích thị trường nên biết

Tuỳ thuộc vào quy mô, mục tiêu, phương pháp khác nhau mà doanh nghiệp lựa chọn quy trình phân tích thị trường khác nhau. Sau đây, Miko Tech sẽ giới thiệu quy trình phân tích thị trường tối ưu mà bạn nên biết, cụ thể:

Xác định mục đích chính

Doanh nghiệp tiến hành phân tích thị trường vì nhiều lí do khác nhau như xác định và đánh giá đối thủ cạnh tranh, tình trạng thị trường hoặc phân tích khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quyết định mục đích của việc phân tích.

Mục đích chính có thể được chia làm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Bên trong nghĩa là đối với nội bộ doanh nghiệp. Việc phân tích để thực hiện các cải tiến trong công ty của mình như quản lý hiệu quả dòng tiền hay nguồn nhân sự phát triển sản phẩm,…
  • Bên ngoài có nghĩa là công ty có thể cần một số trợ giúp hoặc thay đổi bên ngoài doanh nghiệp như tìm kiếm một khoản vay kinh doanh.

Bên cạnh đó, đánh giá tình trạng của một ngành cụ thể cũng rất quan trọng cho nghiên cứu. Doanh nghiệp nên sử dụng các chỉ số như quy mô và mức tăng trưởng dự kiến để phác thảo điều kiện của ngành mà bạn muốn tham gia.

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng trong quy trình phân tích thị trường. Do đó, bạn phải đảm bảo đã chọn đúng đối tượng mục tiêu, xác định chân dung những người sẽ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu đặc biệt cho tệp khách hàng đang hướng đến. Việc phân tích nên tập trung vào khách hàng lý tưởng và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phân tích thị trường. Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian để đánh giá đối thủ, vị trí của họ trên thị trường, điểm mạnh, điểm yếu và phẩm chất vượt trội.

Sau đó, nhà phân tích sẽ đánh dấu các đối thủ cạnh tranh nổi bật nhất. Qua đó, bạn có thể nhận thức được vị trí của họ trong thị trường để có chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Thu thập, nghiên cứu dữ liệu

Thông tin khách hàng là nguồn “tài nguyên” quý giá mà doanh nghiệp cần phải có. Nếu việc thu thập dữ liệu hoặc thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác sẽ rất có lợi trong việc phân tích.

Sau khi thu thập được đầy đủ dữ liệu, nhà phân tích tiến hành nghiên cứu dữ liệu bằng 02 phương pháp cơ bản là nghiên cứu thứ cấp và nghiên cứu sơ cấp. Cụ thể:

1. Nghiên cứu thứ cấp

Nghiên cứu thứ cấp rất có lợi cho việc phân tích độ cạnh tranh cũng như hiệu quả của việc kinh doanh. Hình thức nghiên cứu này sẽ sử dụng tất cả các dữ liệu và những hồ sơ công khai để đưa ra kết luận sau cùng.

2. Nghiên cứu sơ cấp

Nghiên cứu sơ cấp là hình thức nghiên cứu, đánh giá các thông tin trực tiếp về thị trường và khách hàng. Để thu thập được thông tin này, bạn có thể sử dụng các hình thức như sau:

  • Khảo sát trực tuyến: Nhà phân tích có thể tạo ra danh sách câu hỏi và ở một quy mô tùy ý. Các cuộc điều tra cũng có thể được tiến hành trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến.
  • CRM và dữ liệu bán hàng sẽ giúp bạn xác định các yếu tố trong nghiên cứu.
  • Nhân viên bán hàng, trợ lý cửa hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng.

Phân tích thị trường và sử dụng kết quả

Bước cuối cùng sau khi đã có đầy đủ các thông tin, dữ liệu là phân tích thị trường và sử dụng kết quả. Đây là bước rất quan trọng, quyết định sự đúng đắn, tính hữu ích của quy trình phân tích thi trường.

Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập thông tin cần thiết và xác minh, bạn sẽ đánh giá mức độ hữu ích của thông tin đó đối với công ty và sản phẩm của bạn. Tiếp đến, bạn chia dữ liệu thành ba phần chính quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn:

  • Đối thủ cạnh tranh
  • Thị trường mục tiêu
  • Mục đích

Điều cần lưu ý trong quá trình phân tích và kiểm tra là:

  • Quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng.
  • Mục tiêu, xu hướng mà thị trường hướng đến.
  • Tỉ lệ phần trăm thị phần đạt được.
  • Kết quả phân tích ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.

Sử dụng kết quả phân tích

Dựa trên kết quả phân tích, bạn sẽ tìm ra thông tin bạn có thể sử dụng cho các chiến lược kinh doanh. Sau khi phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể cải thiện chiến lược của mình để tiếp cận khách hàng. 

Tài nguyên quan trọng trong phân tích thị trường

Tài nguyên quan trọng trong phân tích thị trường
Tài nguyên quan trọng trong phân tích thị trường

Khi tiến hành phân tích thị trường, bạn cần khai thác các nguồn tài nguyên quan trọng để có một market analysis hoàn hảo. Cụ thể:

  • Khảo sát khách hàng (khoảng thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng vì dữ liệu thực tế là con số thống kê chính xác nhất để tạo market analysis).
  • Gửi email tiếp thị đến với người tiêu dùng hoặc để các form thông tin trên trang web.
  • Khảo sát qua điện thoại.
  • Hội thảo online hoặc nhóm tập trung để tổng hợp thông tin về khách hàng.
  • Phân tích thị trường qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram….
  • Thu thập thông tin từ những nhân viên tư vấn, bán hàng.

Những câu hỏi thường gặp về Market analysis

Tầm quan trọng của market analysis là gì?

Market analysis giúp xác định tính phù hợp và tính bền vững của sản phẩm trong một thị trường cụ thể. Phân tích thị trường cung cấp cho doanh nghiệp thông tin toàn diện về sự cạnh tranh hiện tại và mô hình mua hàng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ lập bản đồ thị trường để hiểu vị trí của họ trong thị trường.

Phân tích SWOT có phải là phân tích thị trường không?

Phân tích SWOT có thể được sử dụng để phân tích thị trường, từ đó tạo ra một chiến lược tiếp thị thông minh. Bằng cách xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của mình, bạn có thể phát triển một kế hoạch để giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

Phân tích thị trường (market analysis) có phải là nghiên cứu thị trường không (Market research)?

Các doanh nghiệp phân tích thị trường để hiểu rõ hơn về cách các sản phẩm và thực tiễn của họ có thể tồn tại trong một môi trường nhất định. Còn nghiên cứu thị trường là quá trình chuyên biệt hơn nhiều để kiểm tra một thị trường cụ thể, cùng với các khách hàng trong đó, với mục đích trả lời một hoặc nhiều câu hỏi riêng biệt.

Đến đây, bài viết đã cung cấp những thông tin về market analysis là gì? mục tiêu cần đạt được thực hiện market analysis? Bên cạnh đó, cquy trình phân tích thị trường hiệu quả cũng như tài nguyên quan trọng cũng đã được thể hiện chi tiết.

Miko Tech hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích, giúp bạn phần nào hiểu thêm về market analysis. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

07.01.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!