Mô hình PESTEL là một mô hình được sử dụng nhiều bởi các nhà phân tích kinh doanh, marketer hay và cũng được đưa vào chương trình học của các sinh viên kinh tế.
Vậy, mô hình PESTEL là gì? Mô hình này có những đặc điểm và được ứng dụng ra sao? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được “khai sáng” nhé!
Mô hình PESTEL là gì?
Mô hình PESTEL là gì? PESTEL là một mô hình phân tích giúp doanh nghiệp thấy được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định được những cơ hội và nguy cơ tiềm ẩn.
Mô hình PESTEL được sử dụng thường xuyên bởi các doanh nghiệp và là một biến thể của mô hình PEST. Mô hình PESTEL gồm sáu yếu tố kinh doanh quan trọng, đó là:
- P – Political: Các yếu tố chính trị
- E – Economic: Các yếu tố kinh tế
- S – Social: Các yếu tố xã hội
- T – Technological: Các yếu tố công nghệ
- E – Environmental: Các yếu tố môi trường
- L – Legal: Các yếu tố pháp lý
6 yếu tố của mô hình PESTEL
Mô hình PESTEL gồm 6 yếu tố, tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn tìm hiểu về từng yếu tố trong mô hình phân tích kinh doanh này.
Yếu tố chính trị (P)
Yếu tố chính trị là yếu tố hàng đầu có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố chính trị này bao gồm chính sách thuế, quy định về môi trường, cải cách thương mại, thuế quan, tình hình chính trị,…
Các yếu tố này sẽ xác định mức độ mà chính phủ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế hoặc một ngành nhất định. Bất kỳ sự thay đổi nào thuộc yếu tố chính trị đều có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, khi chính phủ áp đặt một loại thuế mới sẽ làm cho toàn bộ cấu trúc tạo doanh thu của các doanh nghiệp thay đổi. Hoặc khi một quốc gia có tình hình chính trị không ổn định cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài “tháo chạy” để bảo toàn vốn, khiến các doanh nghiệp trở nên khốn đốn.
Yếu tố kinh tế (E)
Yếu tố kinh tế là các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm tình hình kinh tế, tình hình thị trường, chính sách tiền tệ, tình hình tài chính và tài khoản quốc tế, mức độ cạnh tranh và tình hình thị trường lao động.
Các yếu tố kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một số yếu tố kinh tế thường thấy bao gồm lãi suất, thuế, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, các yếu tố cung cầu,…
Ví dụ: Khi lãi suất cho vay tăng lên, chi phí cho vay và tiêu dùng tăng khiến mọi người có xu hướng giảm mua sắm và cẩn trọng hơn trong chi tiêu. Ngược lại khi lãi suất thấp, mọi người sẽ vay nhiều hơn và khả năng chi tiêu cao hơn.
Yếu tố xã hội (S)
Yếu tố xã hội đề cập đến các yếu tố như thị hiếu của khách hàng, đặc trưng văn hóa ở khu vực doanh nghiệp hoạt động, độ tuổi trung bình, tôn giáo, lối sống,… Các yếu tố xã hội sẽ ảnh hưởng đến thị hiếu của khách hàng và lựa chọn của họ khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chẳng hạn, nếu quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động có dân số già thì người dùng sẽ quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Hay những năm gần đây, người tiêu dùng cũng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm không gây ô nhiễm.
Dựa trên các yếu tố xã hội, các doanh nghiệp có thể xem xét lại chiến lược kinh doanh và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho phù hợp để hoạt động bền vững và tăng trưởng doanh số.
Yếu tố công nghệ (T)
Yếu tố công nghệ trong mô hình PESTEL liên quan đến những công nghệ mới, các phát minh tiên tiến và các xu hướng công nghệ có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất, kênh phân phối và phương thức tiếp thị của các doanh nghiệp.
Ví dụ như sự phát triển của công nghệ số đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp phải thích nghi bằng cách sử dụng các công nghệ số để nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Việc ứng dụng những công nghệ mới trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với những đối thủ cùng ngành và tạo ra những lợi thế để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Yếu tố môi trường (E)
Yếu tố này đề cập đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liệu có gây tác động đến môi trường tự nhiên và nhân tạo hay không. Mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến các vấn đề về tài nguyên và năng lượng, biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, và các vấn đề khác.
Khi các quy định pháp lý về môi trường ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ khách hàng, cộng đồng và các nhà đầu tư để đảm bảo rằng hoạt động của họ không ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội để cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến yếu tố môi trường khi triển khai các hoạt động kinh doanh để giữ hình ảnh với công chúng.
Yếu tố pháp lý (L)
Yếu tố này tập trung vào những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về tiêu chuẩn công nghệ và cơ sở vật chất, quy định về môi trường,…
Doanh nghiệp hoạt động ở quốc gia nào thì phải tuân theo quy định và luật pháp của quốc gia đó. Ví dụ, hầu hết các mỗi quốc gia đều có các quy định về thuế, do đó các doanh nghiệp phải trả đủ số tiền thuế để không bị phạt và dẫn đến tổn hại uy tín.
Hoặc như đối với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải đạt những tiêu chuẩn của Cục Quản lý Dược (thuộc Bộ Y tế Việt Nam) về quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, đăng ký sản phẩm,… mới được phép phân phối sản phẩm ra thị trường.
Đặc điểm của mô hình PESTEL là gì?
Mô hình PESTEL là một phương pháp phân tích môi trường kinh doanh được sử dụng rộng rãi trong việc định hướng chiến lược và quản lý rủi ro. Những đặc điểm chính của mô hình gồm có:
- Phân tích toàn diện: mô hình cung cấp cái nhìn tổng thể về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên mức độ vĩ mô với 6 yếu tố khác nhau.
- Khả năng dự đoán: PESTEL giúp doanh nghiệp đánh giá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ trong tương lai và tìm cách ứng phó với chúng trước khi chúng trở thành rủi ro thật sự.
- Tập trung vào yếu tố bên ngoài: mô hình tập trung vào việc đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp thay vì các yếu tố nội bộ.
- Đưa ra các phương án điều chỉnh: mô hình giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố đang thay đổi trong môi trường kinh doanh và sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai, giúp cho doanh nghiệp phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Tính ứng dụng cao: Mô hình PESTEL được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức trong nhiều ngành khác nhau.
Ứng dụng trong kinh doanh
Mô hình PESTEL là một công cụ hữu ích trong việc điều chỉnh và định hướng chiến lược kinh doanh dựa trên những phân tích về môi trường kinh doanh. Cụ thể, những ứng dụng chủ yếu của mô hình này bao gồm:
Đánh giá môi trường kinh doanh
Mô hình có thể được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, phát hiện ra những cơ hội và rủi ro tiềm tàng.
Lập chiến lược kinh doanh
PESTEL có thể được sử dụng để phát triển chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. Việc phân tích toàn diện trên nhiều yếu tố giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Quản lý rủi ro
Mô hình này giúp các tổ chức quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và có những phương án dự phòng.
Phát triển sản phẩm
Doanh nghiệp có thể dựa vào phân tích PESTEL để cân nhắc xem có nên sản xuất hoặc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới hay không. Bên cạnh đó, đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của loại sản phẩm đó trên thị trường nếu như được ra mắt.
Đưa ra quyết định đầu tư
Mô hình PESTEL giúp các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng đầu tư trong một ngành hoặc một quốc gia cụ thể, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.
Những lưu ý khi sử dụng mô hình PESTEL
Khi sử dụng PESTEL để phân tích môi trường kinh doanh, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của kết quả phân tích:
Kết hợp với những công cụ khác
Mô hình PESTEL là một phương pháp đánh giá môi trường tổng thể, nhưng không phải là phương pháp duy nhất. Do đó, để có được cái nhìn toàn diện hơn, nên sử dụng các phương pháp khác để bổ sung và tăng cường độ chính xác của phân tích.
Ngoài ra, vì mô hình này không xem xét đến các yếu tố đến từ nội bộ doanh nghiệp nên có thể sẽ bỏ sót những rủi ro tiềm tàng khác.
Xác định yếu tố ưu tiên
Do mang tính chất thời điểm nên khi sử dụng mô hình PESTEL, bạn cần xác định yếu tố nào là quan trọng nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp và ưu tiên phân tích yếu tố đó trước.
Sử dụng dữ liệu đáng tin cậy
Để đưa ra những phân tích chính xác và đầy đủ, bạn phải sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy như báo cáo của các cơ quan, tổ chức chính phủ, cơ quan nghiên cứu độc lập; các tài liệu về ngành hoặc thị trường do các tổ chức uy tín công bố.
Đưa ra các giả định
PESTEL là một công cụ phân tích dự báo, do đó việc đưa ra các giả định về tương lai là cần thiết trong quá trình phân tích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các giả định có thể không chính xác và có thể dẫn đến kết quả phân tích sai lệch.
Những câu hỏi thường gặp về mô hình PESTEL
Khi nào dùng PESTLE?
Tại sao Mô hình PESTEL quan trọng trong kinh doanh?
Ai nên thực hiện phân tích PESTEL trong doanh nghiệp?
Phân tích PESTEL có giới hạn thời gian sử dụng hay không?
Lời kết
Qua bài viết của Miko Tech, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ mô hình PESTEL là gì, đặc điểm và ứng dụng trong kinh doanh của mô hình này. Cám ơn bạn đã theo dõi!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/