Đối với các doanh nghiệp ngày nay, truyền thông rất quan trọng vì đóng vai trò quyết định trong tạo dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng. Mô hình truyền thông giúp chúng ta hiểu, phân tích cách thức truyền thông hoạt động từ đó tạo ra các chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Miko Tech sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm mô hình truyền thông và 3 mô hình truyền thông phổ biến nhất.
Mô hình truyền thông là gì?
Mô hình truyền thông là gì? Mô hình truyền thông là một khung khái niệm được sử dụng để mô tả quá trình truyền tải thông tin từ người gửi đến người nhận thông qua các phương tiện truyền thông.
Mô hình truyền thông thường được biểu diễn dưới dạng biểu đồ trực quan dễ hiểu để phân tích quá trình phức tạp về cách thức thông điệp được truyền tải. Các mô hình này cung cấp một cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích và thiết kế các chiến lược truyền thông. Việc lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và khía cạnh giao tiếp mà bạn quan tâm.
Các yếu tố trong mô hình truyền thông
Trong các mô hình truyền thông, có nhiều yếu tố quan trọng tương tác với nhau để tạo nên quá trình truyền tải thông tin hiệu quả. Việc nắm rõ các yếu tố này là rất quan trọng để nắm bắt cơ chế hoạt động của mô hình truyền thông. Cụ thể, mô hình truyền thông thường bao gồm các yếu tố chính:
- Người gửi thông điệp (Nguồn): Là chủ thể hình dung, sáng tạo và truyền tải thông điệp.
- Thông điệp: Là nội dung hoặc ý nghĩa mà người gửi muốn truyền tải đến người nhận (đó có thể là thông tin, quảng cáo, lời kêu gọi hành động hoặc bất kỳ hình thức nào khác của thông tin).
- Kênh truyền thông: Kênh đề cập đến phương tiện được sử dụng để truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận.
- Người nhận thông điệp: Là cá nhân hoặc một nhóm đối tượng tiếp nhận thông điệp.
- Phản hồi: Là phản ứng của người nhận với thông điệp truyền thông.
- Nhiễu: Các yếu tố gây ra sự sai lệch trong thông điệp, như tiếng ồn, tin đồn, tâm lý hoặc kỹ thuật.
Chi tiết tại: Marketing Communication Là Gì? 9+ công cụ tiếp thị phổ biến
Các loại mô hình truyền thông
Trong thế giới hiện đại, mô hình truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt và chuyển tải thông tin đến mọi người một cách hiệu quả. Có nhiều mô hình khác nhau và được phân thành 3 nhóm chính:
Mô hình truyền thông tuyến tính
Mô hình truyền thông tuyến tính (The linear model of communication) là mô hình truyền tải thông điệp mà không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ người nhận. Đây là phương thức giao tiếp một chiều và thường được sử dụng khi gửi thông điệp đến nhiều người cùng lúc. Mô hình giao tiếp này tập trung nhiều hơn vào người nói hơn là người tiếp nhận thông tin.
Mô hình hai chiều
Mô hình truyền thông hai chiều là một mô hình truyền thông diễn ra theo hai chiều, trong đó người gửi tạo ra và gửi đi thông điệp, người nhận sẽ tiếp nhận thông điệp và phản hồi lại. Từ đó, người gửi tiếp nhận phản hồi và điều chỉnh lại thông điệp của mình cho phù hợp.
Trong mô hình hai chiều, sự tương tác qua lại liên tục, phản hồi và hiểu biết lẫn nhau đóng vai trò quan trọng.
Mô hình truyền thống
Mô hình truyền thông truyền thống là mô hình sử dụng các phương tiện truyền thống như đài phát thanh, báo chí, truyền hình. Với mô hình truyền thống, việc truyền thông chỉ diễn ra một chiều trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận và không có phản hồi.
Bằng việc tạo ra các cuộc trò chuyện trực tiếp hay khảo sát ý kiến, mô hình truyền thống có thể tạo ra được tương tác hai chiều giữa người gửi và nhận thông điệp.
Mô hình truyền thông mới
Mô hình truyền thông mới là mô hình sử dụng các phương tiện truyền tải thôn tin mới, hiện đại như internet, mạng xã hội, smart phone,…Mô hình này tạo ra các tương tác hai chiều, trong đó người gửi và người nhận dễ dàng tương tác với nhau đồng thời người dùng cũng có thể tạo và chia sẻ nội dung của riêng họ.
Mô hình truyền thông mới ghi điểm khi trong việc tương tác và truyền tải thông tin một cách linh hoạt nhưng đồng thời nó cũng dễ dàng gây ra sự phân tán và nhiễu loạn.
Mô hình Berlo
Mô hình Berlo, còn được gọi là “SMCR Model” (Source-Message-Channel-Receiver Model), là một mô hình truyền thông được đề xuất bởi David K. Berlo vào năm 1960. Mô hình truyền thông của David Kenneth Berlo xem xét năm yếu tố tác động đến cả người gửi và người nhận thông điệp, năm yếu tố này bao gồm: kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, văn hóa và môi trường xã hội.
Cách lựa chọn mô hình truyền thông cho doanh nghiệp
Để có thể lựa chọn mô hình truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp cần phải dựa vào vấn đề. Cùng tìm hiểu cụ thể:
Các yếu tố cần có khi chọn mô hình
- Mục tiêu truyền thông: Xác định cụ thể bạn muốn đạt được điều gì với chiến lược truyền thông của mình? ( Nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng doanh số bán hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng hay mở rộng tệp khách hàng tiềm năng,…)
- Đối tượng mục tiêu: Xác định đối tượng cần hướng đến từ đó nắm rõ nhu cầu và mong muốn của họ để tạo thông điệp truyền thông phù hợp.
- Kênh truyền thông có sẵn: Chọn ra các kênh truyền thông giúp bạn tiếp cận tốt với lượng khách hàng mục tiêu đồng thời phù hợp với ngân sách
- Nội dung và thông điệp: Đảm bảo rằng nội dung và thông điệp truyền thông của bạn phù hợp với mục tiêu, đối tượng và kênh truyền thông.
Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể tự đặt ra và trả lời trước khi lựa chọn mô hình cho doanh nghiệp của mình:
- Mục tiêu truyền thông của tôi là gì?
- Đối tượng mục tiêu của tôi là ai?
- Kênh truyền thông nào có sẵn cho tôi?
- Nội dung và thông điệp của tôi là gì?
Trả lời được các câu hỏi này, bạn có thể thu hẹp lựa chọn của mình, từ đó xem xét và chọn ra mô hình truyền thông phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Bí quyết lựa chọn mô hình truyền thông
Sau đây là những bí quyết lựa chọn mô hình truyền thông:
- Đừng ngại thử nghiệm: Với sự đa dạng của các mô hình truyền thông hiện nay, việc thử nghiệm xem mô hình nào phù hợp và tối ưu với bạn là rất cần thiết.
- Tham khảo nhiều mô hình truyền thông: Tìm hiểu nhiều về các mô hình truyền thông khác nhau, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
- Lắng nghe phản hồi: Lắng nghe phản hồi từ các đối tượng mục tiêu để điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt.
Mô hình truyền thông có vai trò quan trọng trong việc mô tả quá trình truyền tải thông điệp giữa người gửi và người nhận. Mỗi mô hình truyền thông có khía cạnh độc đáo và nhìn nhận quá trình truyền thông từ một góc độ khác nhau. Qua bài viết trên, Miko Tech hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm mô hình truyền thông và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!
Tổng kết
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…