Product backlog là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp bạn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn product backlog là gì và những nội dung liên quan đến khái niệm này.
Product Backlog là gì?
Product Backlog là một danh sách đầy đủ, được sắp xếp theo ưu tiên, mô tả tất cả các tính năng, cải tiến, sửa lỗi và các công việc khác cần làm để hoàn thiện một sản phẩm.
Product Backlog bao gồm các hạng mục công việc như tính năng mới, cải tiến sản phẩm, sửa lỗi, và các yêu cầu kỹ thuật khác, giúp định hướng quá trình phát triển theo từng sprint. Mỗi hạng mục trong backlog được gọi là một “backlog item” và sẽ được liên tục đánh giá, ưu tiên và điều chỉnh dựa trên sự thay đổi của dự án và phản hồi từ khách hàng.
Product Backlog bao gồm những gì?
Product backlog là danh sách các mục cần thực hiện trong một dự án phát triển phần mềm, được ưu tiên dựa trên giá trị và mức độ rủi ro. Mục tiêu của product backlog là đảm bảo rằng nhóm phát triển luôn có một hướng đi rõ ràng, biết được đâu là những công việc cần tập trung vào trước tiên. Các mục trong backlog bao gồm:
Tính năng (User story)
Tính năng là các chức năng mà sản phẩm sẽ có. Đây là những phần quan trọng giúp tạo ra giá trị cho sản phẩm, giúp người dùng giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu của họ. Để xác định một tính năng, các nhà phát triển thường sử dụng user story – một phương pháp mô tả yêu cầu từ góc độ của người dùng. Ví dụ: Người dùng muốn ứng dụng đặt vé có tính năng gửi thông báo khi chuyến bay bị hoãn để thay đổi kế hoạch tự chủ hơn.
Thay đổi (Changes)
Thay đổi ở đây đề cập đến việc điều chỉnh hoặc cập nhật một tính năng để đáp ứng nhu cầu của người dùng tốt hơn. Điều này có thể là thay đổi cách mà người dùng tương tác với sản phẩm hoặc cải thiện chức năng của nó. Ví dụ, khách hàng có thể yêu cầu thay đổi thiết kế của trang chính để có giao diện hiện đại hơn hoặc thêm một tính năng nào đó cho sản phẩm.
Cải tiến (Improvements)
Cải tiến đề cập đến việc nâng cao hoặc tối ưu hóa một tính năng hoặc phần của sản phẩm đã tồn tại. Mục tiêu của cải tiến là để cải thiện hiệu suất, trải nghiệm người dùng, hoặc khả năng sử dụng mà không thay đổi chức năng cơ bản của nó. Một số ví dụ của cải tiến là tăng tốc độ tải trang, cải thiện giao diện người dùng hoặc thêm hướng dẫn sử dụng trong ứng dụng.
Lỗi (Bugs)
Lỗi trong Product Backlog đề cập đến các vấn đề, sai sót hoặc khiếm khuyết trong các tính năng hoặc yêu cầu. Những lỗi này có thể ảnh hưởng đến chức năng, hiệu suất hoặc trải nghiệm người dùng của sản phẩm và cần phải được xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Nếu không có quy trình kiểm tra chặt chẽ, các lỗi có thể bị bỏ qua trước khi sản phẩm được phát hành.
Ai sử dụng product backlog?
Trong một nhóm Agile, Product Owner là người duy trì Product Backlog. Họ có trách nhiệm xác định các user stories, ưu tiên các mục trong backlog và điều chỉnh backlog sao cho phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan và mục tiêu kinh doanh. Product Owner đóng vai trò cầu nối giữa các bên liên quan và nhóm phát triển, đảm bảo rằng nhóm phát triển hiểu rõ về những gì cần thực hiện.
Mặc dù Product Owner có quyền quyết định thứ tự ưu tiên các mục trong backlog, điều này không có nghĩa là họ làm việc một mình. Các thành viên khác trong nhóm dự án cũng tham gia vào quá trình này, bao gồm:
- Nhóm phát triển: Nhóm phát triển – hay các developer không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ mà còn đóng góp ý kiến và phản hồi trong quá trình tinh chỉnh backlog (còn được gọi là backlog grooming). Nhóm phát triển có thể đưa ra ước tính về thời gian cần thiết để hoàn thành từng mục trong backlog, giúp Product Owner ra quyết định ưu tiên hợp lý.
- Scrum Master: Scrum Master giữ vai trò hỗ trợ trong việc quản lý quy trình Scrum và giúp nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Scrum Master sẽ tổ chức các buổi tinh chỉnh backlog và cuộc họp lập kế hoạch sprint, giúp mọi người cùng hiểu và có sự đồng thuận về các mục tiêu để tăng cường hiệu suất của nhóm.
- Chuyên gia lĩnh vực (Subject Matter Experts – SME): Các SME có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực của họ, giúp định hình các yêu cầu và tính năng trong Product Backlog. Họ có thể xác định những yếu tố nào là khả thi về mặt kỹ thuật và có thể triển khai để đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu pháp lý.
- Các bên liên quan khác: Các bên liên quan như khách hàng, nhóm marketing và các giám đốc điều hành đều quan tâm đến nội dung trong backlog. Sự tham gia của các bên liên quan giúp đảm bảo rằng sản phẩm phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng mà còn phù hợp với chiến lược và mục tiêu của công ty.
Lợi ích của Product Backlog
Product Backlog không chỉ giúp tổ chức các yêu cầu và tính năng của sản phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho nhóm phát triển và các bên liên quan. Những lợi ích của product backlog là gì?
Giảm rủi ro thiếu sót
Product backlog tập hợp tất cả các yêu cầu và tính năng của sản phẩm từ khách hàng, người dùng và các bên liên quan khác. Product backlog giúp đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu, dù lớn hay nhỏ, đều được ghi nhận và không bị bỏ sót trong quá trình phát triển. Điều này giúp giảm rủi ro bị mất các tính năng quan trọng hoặc những yêu cầu nhỏ nhưng có ý nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Product backlog giúp đội ngũ phát triển và các bên liên quan tập trung vào các yêu cầu mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp. Các mục trong backlog được sắp xếp theo mức độ ưu tiên cho phép nhóm phát triển tập trung vào những tính năng quan trọng trước, đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thiện có giá trị tối đa.
Quản lý công việc hiệu quả
Product backlog giúp nhóm phát triển tổ chức các yêu cầu một cách hệ thống, cho phép đội ngũ phát triển làm việc theo từng sprint mà không bị quá tải hay mất phương hướng. Product backlog cũng miêu tả một cách rõ ràng các yêu cầu và tính năng của sản phẩm. Điều này giúp đội phát triển hiểu rõ yêu cầu và đảm bảo sự nhất quán trong việc phát triển sản phẩm.
Minh bạch, dễ dàng theo dõi
Product backlog cung cấp một cái nhìn tổng quan về tất cả các yêu cầu của sản phẩm. Mọi yêu cầu, tính năng hoặc nhiệm vụ đều được liệt kê rõ ràng trong Product Backlog. Điều này tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan, từ Product Owner đến đội phát triển và khách hàng, nắm bắt được tình hình và tiến độ của dự án.
Chỉnh sửa linh hoạt
Product backlog là một công cụ linh hoạt, có thể được cập nhật liên tục để phản hồi nhanh chóng với các thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng hoặc các thông tin mới. Điều này giúp đội ngũ phát triển dễ dàng điều chỉnh sản phẩm mà không cần lập lại toàn bộ kế hoạch.
Các bước xây dựng Product Backlog
Để Product backlog hoạt động hiệu quả, quy trình tạo và quản lý nó cần được thực hiện cẩn thận, có hệ thống. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các bước cụ thể để tạo ra một Product Backlog hoàn chỉnh và hiệu quả.
Bước 1: Thu thập yêu cầu
Đầu tiên, bạn cần xác định và thu thập tất cả các yêu cầu cần thiết cho sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Một số phương pháp giúp bạn thực hiện bước này bao gồm:
- Phỏng vấn các bên liên quan: Tiến hành gặp gỡ với khách hàng và các bên liên quan khác để hiểu rõ mong đợi và yêu cầu của họ về sản phẩm.
- Khảo sát và thu thập dữ liệu: Sử dụng các khảo sát hoặc biểu mẫu để thu thập phản hồi từ người dùng hoặc khách hàng. Điều này giúp nắm bắt được nhu cầu của một nhóm lớn hơn và có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về các yêu cầu cần thiết.
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ: Phân tích các sản phẩm tương tự trên thị trường để xác định những tính năng đang được ưa chuộng và cần thiết.
- Tổ chức workshop hoặc brainstorming: Tổ chức các buổi hội thảo hoặc nhóm brainstorming với đội ngũ để thảo luận và thu thập thêm yêu cầu.
Bước 2: Viết user stories
Sau khi thu thập đủ yêu cầu, bước tiếp theo là tổ chức và phân chia chúng thành các User Stories. User stories là cách mô tả yêu cầu từ góc nhìn của người dùng. Mỗi User Story nên được viết theo định dạng: “Như một [người dùng], tôi muốn [mục tiêu] để [lợi ích]”. Cấu trúc này giúp làm rõ vai trò của người dùng, mục tiêu mà họ muốn đạt được và lý do phía sau yêu cầu đó.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Sau khi đã có một danh sách các User Stories, bước tiếp theo là sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Hãy sắp xếp các User Stories dựa trên giá trị mà chúng mang lại cho doanh nghiệp và người dùng. Các tính năng có giá trị cao hơn sẽ được ưu tiên hoàn thành trước.
Ở bước này, bạn có thể sử dụng kỹ thuật phân loại MoSCoW (Must have, Should have, Could have, Won’t have) để phân loại các User Stories theo mức độ ưu tiên. Điều này giúp bạn xác định rõ ràng những tính năng bắt buộc phải có ngay từ đầu và những tính năng có thể gác lại để thực hiện sau.
Bước 4: Đánh giá độ phức tạp và thời gian cần thiết
Việc đánh giá độ phức tạp và thời gian cần thiết cho từng User Story sẽ giúp đội ngũ phát triển lập kế hoạch hiệu quả hơn. Các phương pháp như Planning Poker hoặc T-Shirt Sizing sẽ giúp đánh giá độ phức tạp của từng User Story. Dựa trên độ phức tạp đã đánh giá, xác định thời gian ước lượng cần thiết để hoàn thành từng User Story.
Khi đã có độ phức tạp và thời gian ước lượng, đội ngũ có thể dễ dàng lập kế hoạch cho các Sprint. Việc này sẽ đảm bảo rằng các User Stories có độ ưu tiên cao được thực hiện trước và hoàn thành sản phẩm theo thời gian dự kiến.
Bước 5: Cập nhật và xem xét
Product backlog cần được xem xét và cập nhật thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng backlog được cập nhật và phản ánh nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Dựa trên phản hồi của khách hàng và các bên liên quan, nhóm phát triển có thể cập nhật và điều chỉnh các mục trong backlog, bổ sung các yêu cầu mới và điều chỉnh thứ tự ưu tiên nếu cần.
Lưu ý để sử dụng Product Backlog hiệu quả
Sử dụng Product Backlog hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong phát triển sản phẩm theo phương pháp Agile, đặc biệt là Scrum. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng product backlog một cách hiệu quả, kèm theo ví dụ:
Đơn giản, dễ hiểu
Product backlog nên dễ hiểu và sử dụng, không quá phức tạp hoặc dài dòng. Hãy viết các mục trong backlog một cách rõ ràng và súc tích. Mục tiêu là mọi người có thể dễ dàng đọc và hiểu mà không cần phải giải thích thêm. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh các từ chuyên môn hoặc thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu, đặc biệt khi có sự tham gia của các bên liên quan không có kiến thức chuyên môn.
Mô tả chi tiết các mục
Mỗi mục trong backlog cần có mô tả rõ ràng về yêu cầu. Một mô tả chi tiết giúp mọi thành viên trong nhóm hiểu rõ và cùng một cách về yêu cầu của từng mục. Khi có một mô tả rõ ràng, nhóm phát triển có thể đánh giá chính xác khối lượng công việc cần thiết và lên kế hoạch phù hợp.
Chia sẻ product backlog
Product backlog nên được chia sẻ đến tất cả các bên liên quan, từ đội phát triển đến khách hàng, để mọi người hiểu được các yêu cầu hiện có và tiến độ phát triển. Điều này có thể được thực hiện thông qua các cuộc họp định kỳ để giới thiệu và cập nhật product backlog cho các bên liên quan. Điều này tạo ra cơ hội để mọi người đóng góp ý kiến và phản hồi.
Cập nhật product backlog
Sau mỗi sprint hoặc khi có thông tin mới, hãy nhanh chóng cập nhật product backlog. Hãy bổ sung các yêu cầu mới, điều chỉnh mức độ ưu tiên và xóa bỏ các mục không còn cần thiết. Ngoài ra, hãy sẵn sàng điều chỉnh product backlog khi có phản hồi từ khách hàng hoặc khi nhu cầu thị trường thay đổi. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu thực tế.
Đánh giá thường xuyên
Product backlog nên được xem xét định kỳ để để đánh giá hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc xem xét các mục đã hoàn thành và những gì chưa được thực hiện. Ví dụ, bạn có thể xem xét lại product backlog sau mỗi sprint để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Lời kết
Product Backlog không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ phát triển mà còn đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng và các bên liên quan. Bài viết trên đã giải thích cho bạn product backlog là gì và những kiến thức liên quan. Hy vọng Miko Tech đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và hẹn gặp lại ở bài viết sau!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/