Trong thiết kế website, bạn có biết đến thuật ngữ UX UI là gì chưa? Công việc của một UX/UI Designer là ngành nghề được các doanh nghiệp săn đón. Để biết thêm về UI UX thì đừng bỏ qua bài viết này, Miko Tech sẽ giải đáp thắc mắc đó ngay bây giờ. Cùng theo dõi nhé!
Nhấn để xem thêm các nội dung liên quan:
- Thiết Kế Website Chuyên Nghiệp Cho Doanh Nghiệp Trọn Gói
- Bật mí cách thiết kế UI/UX cho sản phẩm e-commerce cực hiệu quả
- Lợi ích khi thiết kế website chuẩn SEO đối với doanh nghiệp
UI UX là gì?
Cùng tìm hiểu thuật ngữ UI UX là viết tắt của từ gì trong thiết kế website nhé!
Khái niệm UI
UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc, bố cục website, fonts chữ, hình ảnh,… trên trang web.
Thiết kế UI là yếu tố quan trọng giúp truyền tải thông điệp từ người thiết kế, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người dùng. Với lĩnh vực này, họ coi nhà thiết kế như một lập trình viên hoặc một người xây dựng tài ba giúp cho sản phẩm của họ được cung cấp rộng rãi cho mọi người hơn.
Xem ngay: Top 20 phần mềm thiết kế UI UX được yêu thích nhất hiện nay
Những định dạng của UI
- Giao diện đồ họa người dùng – Graphical user interfaces (GUIs): Đây là khái niệm quen thuộc nhất. Người dùng tương tác thông qua các bảng điều khiển trên các thiết bị.
- Giao diện người dùng bằng giọng nói – Voice-controlled interfaces (VUIs) tức là người dùng tương tác thông qua giọng nói. VD: các trợ lý ảo trên điện thoại là một VUIs.
- Giao diện dựa trên cử chỉ – Gesture-based interfaces: Người dùng tương tác với không gian 3D trong thiết kế bằng các cử chỉ, hành động nào đó. VD: các hành động của game thực tế ảo.
Khái niệm UX
UX là viết tắt của User Experience là thiết kế trải nghiệm cho người dùng, những đánh giá của người dùng về sản phẩm, dịch vụ. Điều này rất quan trọng, người dùng có muốn ghé lại website của bạn lại hay không – phụ thuộc vào khá nhiều bạn thiết kế UX ra sao.
Nếu công nghệ UI chỉ tập trung vào những yếu tố về giao diện, phần nhìn, thẩm mỹ “bề nổi” thì UX lại được các lập trình viên lại chú trọng đến yếu tố bên trong.
Đây là kỹ thuật để người dùng có thể trải nghiệm cũng như sử dụng được các tính năng của website một cách dễ dàng, tiện lợi và “mượt mà”.
Mối quan hệ giữa UI/UX
Xét về định nghĩa, UI là việc tạo ra các yếu tố để người dùng có thể tương tác với sản phẩm trong khi UX là những trải nghiệm người dùng đạt được khi tương tác với sản phẩm. Nhưng chúng vẫn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Nếu có UI đẹp nhưng sản phẩm đó không đem lại sự hữu ích, tiện lợi cho người dùng thì cũng coi như không. Nhưng nếu chỉ tập trung vào UX sẽ khiến sản phẩm không được bắt mắt và không thu hút được người dùng.
Về cơ bản UI sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới UX. Người dùng sẽ khó chịu nếu giao diện có quá nhiều bug, chạy cực kỳ chậm, và tốn rất nhiều bước để thực hiện một hành động nào đó. Nếu UI được tối ưu, UX cũng sẽ được nâng cao.
Một phần mềm tốt cần dung hòa giữa UI và UX, tức là cần phải có thiết kế đẹp mắt nhưng cũng phải đem đến một trải nghiệm người dùng tốt.
Các yếu tố cấu thành UI UX là gì?
UI UX là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt nhất. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cấu thành UI UX:
Các yếu tố cấu thành UI:
- Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong sản phẩm cần phải đẹp và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng.
- Định dạng văn bản: Sử dụng các phông chữ, kích thước, màu sắc phù hợp để giúp người dùng dễ đọc và dễ hiểu nội dung.
- Màu sắc: Lựa chọn các màu sắc phù hợp để tạo ra không gian màu hài hòa, thân thiện với mắt và phù hợp với thương hiệu.
- Các nút bấm và menu: Thiết kế các nút bấm và menu dễ sử dụng và hiển thị rõ ràng để người dùng có thể dễ dàng tương tác với sản phẩm.
Các yếu tố cấu thành UX:
- Thời gian phản hồi: Sản phẩm cần có thời gian phản hồi nhanh để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
- Tính khả dụng: Sản phẩm cần có tính khả dụng cao, tức là dễ dàng sử dụng và truy cập trên các thiết bị khác nhau.
- Tính tương thích: Sản phẩm cần được thiết kế để có thể hoạt động trơn tru trên các trình duyệt và các thiết bị khác nhau.
- Tính hữu ích: Sản phẩm cần có tính hữu ích để giúp người dùng giải quyết các vấn đề của họ.
Tất cả các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm có trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Tại sao UI UX quan trọng?
UI UX rất quan trọng trong thiết kế website và ứng dụng vì nó giúp tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn. Một giao diện tốt cung cấp cho người dùng một trải nghiệm thú vị, dễ sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của họ.
Ngược lại, một giao diện kém chất lượng sẽ khiến người dùng khó chịu và không muốn quay lại sử dụng sản phẩm đó nữa.
Ngoài ra, UI UX cũng giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Khi sản phẩm có một giao diện đẹp và dễ sử dụng, người dùng sẽ có cảm giác tốt hơn về sản phẩm và có khả năng giới thiệu cho người khác sử dụng. Điều này có thể giúp sản phẩm đạt được nhiều người dùng hơn và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Lý do doanh nghiệp nên tối ưu UX/UI trong thiết kế website?
Khi thiết kế website, doanh nghiệp nên tối ưu UI UX vì những lý do sau:
Cải thiện hình ảnh công ty trên trang web của bạn
Website được xem như một cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp, nơi thể hiện sự chuyên nghiệp và gây dựng niềm tin bước đầu với khách hàng.
Chuyển đổi khách truy cập của bạn thành khách hàng
Thiết kế website chuyên nghiệp thân thiện với người dùng sẽ thu hút khách truy cập, giữ chân khách hàng cũng như tạo ấn tượng để họ quay lại. Do đó, bạn sẽ cải thiện cơ hội có được khách hàng mới.
Xem thêm về Thiết Kế Website Bán Hàng Chuyên Nghiệp Chuẩn UI/UX tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Nổi bật so với đối thủ của bạn
Tối ưu hóa trang web của bạn sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Khách hàng có thể so sánh hai dịch vụ hoặc hai sản phẩm chỉ với một vài cú nhấp chuột trên Internet. Do đó, bạn phải làm nổi bật đề xuất giá trị của mình để nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp chuẩn UI/UX giúp doanh nghiệp sở hữu một trang web có trải nghiệm người dùng tốt. Điều này không chỉ thuyết phục được khách mua hàng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng. Từ đó, gia tăng sức cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực.
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Điều quan trọng là phải áp dụng và áp dụng một thiết kế UX và UI hiệu quả cho trang web của bạn vì nó sẽ giảm chi phí và tiết kiệm thời gian của bạn đáng kể. Đặc biệt, giai đoạn phát triển sản phẩm ban đầu phải được lên kế hoạch với thiết kế UX phù hợp vì việc tái cấu trúc sản phẩm và trang web sau khi ra mắt sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Nếu bạn ra mắt sản phẩm của mình với trải nghiệm hiệu quả cho người dùng, bạn có thể tiết kiệm được một lượng thời gian và tiền bạc đáng kể.
Tăng doanh thu
Đầu tư vào thiết kế trang web theo chuẩn UX làm tăng số lượng khách truy cập vào website của bạn và giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, bạn nên hợp tác với một công ty thiết kế UX chuyên nghiệp.
Theo các nghiên cứu gần đây, doanh thu của các doanh nghiệp hợp tác với một công ty thiết kế web sử dụng công nghệ UX chuyên nghiệp đã tăng lên đáng kể vì nó tạo điều kiện cho khách truy cập trả tiền cho trang web và gợi ý sản phẩm cho người khác. Vì vậy, thiết kế UX là một chiến lược tuyệt vời để quảng cáo truyền miệng sẽ giúp tăng doanh thu của bạn về lâu dài.
Hãy để việc thiết kế UI/UX đơn giản hơn, xem ngay “TOP 20 phần mềm thiết kế UI/UX quan trọng”
UI UX Designer là gì?
Sau khi đã biết được UI UX là gì thì hẳn bạn cũng hình dung được phần nào công việc của UI/UX designer.
UI UX Designer là người đảm nhận vai trò thiết kế trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện người dùng, tối ưu hoá sự trình bày một sản phẩm, cải thiện tính sử dụng, dễ sử dụng và sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Người làm về UX hay còn gọi là UX Designer sẽ nghiên cứu và đánh giá về thói quen và cách mà khách hàng sử dụng rồi đánh giá về sản phẩm website/App nào đó: tính dễ sử dụng, sự tiện ích, sự hiệu quả khi hệ thống hoạt động.
UI Designer là người thiết kế giao diện người dùng giúp người dùng có khả năng trao đổi với máy tính cũng như các thiết bị điện tử thông qua phần mềm, nút ấn, thanh trượt,… Hay UI design chính là người quyết định màu sắc, hình ảnh của trang web.
Công việc của UI/UX designer thực tế là gì?
Công việc của một UI Designer
Vai trò của giao diện người dùng là rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số, và là một yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng vào một thương hiệu. Các UI Designer cần thể hiện rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ.
Công việc chính của UI Designer là thiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm, website, mobile app. Công việc sẽ mở rộng ra khi có nhiều nền tảng hơn như VR, Smartwatch (đại loại là digital product). Đi sâu vào thì làm việc chủ yếu với form, bảng biểu, typo, bảng màu, các khối thông tin, icon. Cụ thể:
Nghiên cứu và phân tích yêu cầu
- Phân tích khách hàng để nắm bắt nhu cầu.
- Nghiên cứu thiết kế.
- Xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa.
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng / Cốt truyện.
Xây dựng và đáp ứng
- Xây dựng sản phẩm mẫu.
- Sự tương tác và hoạt hình.
- Sự thích ứng với tất cả các kích cỡ của màn hình thiết bị.
- Thực hiện với nhà phát triển.
Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa như là Photoshop, Sketch, Figma, Adobe XD, Illustrator,… với tư duy chính là thiết kế phù hợp với Human guideline và thiết kế có tính cấu trúc, tính thẩm mỹ.
Công việc của một UX Designer
Trong một đội ngũ phát triển sản phẩm, người thiết kế UX có một vị trí rất quan trọng. UX Designer là chiếc cầu nối giữa khách hàng và những nhà lập trình viên, là người giải mã những insight của khách hàng, dung hòa với mục tiêu kinh doanh và biến nó thành những tính năng, tương tác, giao diện cho sản phẩm.
Xem thêm “Insight khách hàng là gì? Cách xác định insight khách hàng | Thuật ngữ”
Công việc chính của UX Designer là thiết kế trải nghiệm người dùng cho phần mềm website, mobile app. Làm việc chủ yếu với nghiên cứu nhu cầu người dùng, phác thảo giải pháp, kiểm thử giải pháp. Cụ thể:
Chiến lược và nội dung:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích khách hàng.
- Cơ cấu / Chiến lược sản phẩm.
- Phát triển nội dung.
Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:
- Kiểm tra / Lặp lại.
- Lên kế hoạch phát triển.
- Thực hiện và Phân tích.
- Phối hợp với nhà thiết kế giao diện người dùng.
- Phối hợp với các nhà phát triển.
- Theo dõi mục tiêu.
- Phân tích và lặp lại.
Công cụ sử dụng chính: công cụ vẽ phác thảo và dựng mô phỏng phác thảo, ngoài ra thì dùng rất nhiều giấy bút và file document với mục tiêu thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm.
Tố chất để trở thành UI/UX Designer
- Sự đồng cảm: họ dễ dàng hiểu hay đoán được người khác đang hiểu gì và tại sao.
- Sự khiêm tốn: dù có là chuyên gia hay không, họ luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh, đặc biệt là người dùng của mình.
- Không phán xét: họ không áp đặt các giá trị đạo đức hay lối suy nghĩ của mình vào người khác và cho rằng mình luôn đúng.
- Chú ý đến chi tiết: họ thường thấy được những chi tiết nhỏ nhoi ảnh hưởng đến mọi
- Khả năng phán đoán tốt: Khả năng nhìn nhận và phán đoán đúng nhu cầu của khách hàng sẽ là một điểm cộng khi bạn bước vào ngành nghề này.
- Khéo léo trong giao tiếp: Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi quan điểm, giá trị đạo đức của bạn không cùng hướng với người khác.
9 kỹ năng UI UX Designer cần có
Ngoài kiến thức chuyên môn, tất cả các ngành nghề nói chung cũng như thiết UX/UI đều có những yêu cầu về kỹ năng phù hợp với ngành nghề.
- Sự quan sát chi tiết và tò mò về mọi thứ xung quanh: Không chỉ có quan sát tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhặt, những UI/UX Designer cũng cần phải luôn biết cách khiến mọi thứ xung quanh mình trở nên thú vị, ví dụ qua từng câu chuyện chia sẻ của chính người dùng.
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng rất cần thiết cho dù bạn làm ngành nghề gì. Với một UX/UI Designer, là người tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng, bạn cần phải trao đổi nhiều thông tin với các bộ phận khác liên quan như Marketing, khách hàng, Dev,…
- Kỹ năng thiết kế: Để xây dựng giao diện và trải nghiệm người dùng thật hấp dẫn, ấn tượng và thân thiện thì bạn phải biết cách thiết kế làm sao chúng đạt được những điều như thế. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng mà một Designer UX/UI phải có.
- Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng: Tất nhiên là bạn cần sử dụng được các phần mềm thiết kế để trình bày ý tưởng, báo cáo, kết quả làm việc của mình.
- Kỹ năng phân tích thông tin và tư duy sáng tạo: Một nhà thiết kế thành công cần biết cách phân tích thông tin từ nhu cầu khách hàng đến nhu cầu thị trường đặc biệt là xây dựng tư duy sáng tạo để tạo ra nhiều ấn tượng, thú vị riêng cho website sản phẩm của bạn.
- Hiểu biết căn bản về kỹ thuật: Trang bị một chút kiến thức kỹ thuật giúp việc trao đổi với các bộ phận kỹ thuật, Dev dễ dàng hơn khi bạn gặp vấn đề.
- Kỹ năng thuyết phục: Không chỉ bản thân, Người UX/UI Designer phải thuyết phục được những người khác đi theo triết lý design và áp dụng những kết quả của mình.
- Kỹ năng thấu hiểu vấn đề: Có thể thấu hiểu vấn từ biểu hiện bề mặt của vấn đề và xác định được đúng vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết.
- Kiến thức về tâm lý học: Có khả năng đào sâu vào cặn kẽ các yếu tố tâm lý khách hàng nắm bắt nhu cầu và đưa ra phương án hiệu quả.
Tiềm năng thị trường tuyển dụng UX/UI
Tiêu chí tuyển dụng UI/UX Designer
Về trình độ văn hóa: Nhà tuyển dụng sẽ không có tiêu chí cụ thể với tấm bằng về thiết kế UX UI. Tùy vào yêu cầu vị trí sẽ có nhiều tiêu chuẩn về trình độ văn hóa khác nhau, có thể tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học hoặc học viện về chuyên ngành thiết kế.
Về kinh nghiệm làm việc: Ứng viên có ít nhất là 1 năm kinh nghiệm làm thiết kế UI UX cơ bản ở các doanh nghiệp, công ty trước đó hoặc là 6 tháng kinh nghiệm thiết kế UX UI ở chính lĩnh vực sản phẩm tương tự sản phẩm của công ty bạn ứng tuyển.
Về kỹ năng chuyên môn: Ứng viên phải thành thạo tất cả các phần mềm thiết kế nói chung mà thiết kế UX UI nói riêng và bạn có thể thiện hiện chúng qua UI UX Portfolio khi ứng tuyển. Bên cạnh đó ứng viên cũng phải là người có khiếu thẩm mỹ tốt và khả năng nắm bắt tâm lý trải nghiệm người dùng.
Về kỹ năng mềm: Ứng viên phải có khả năng làm việc nhóm tốt, chịu được áp lực công việc cao, đặc biệt là sự nhẫn nại và kiên trì vì công việc này sẽ ngồi khá nhiều và có thể làm việc tăng ca ngoài giờ hành chính.
Về những yêu cầu khác: Nhà tuyển dụng sẽ có sự ưu tiên hơn với những ứng viên có chỉ số IE cao (Intelligent Emotion – chỉ số cảm xúc thông minh) và kiến thức cơ bản về HTML/CSS.
Nhu cầu thị trường
Trên thực tế hiện nay, các UI UX Designers cũng đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà tuyển dụng cũng như nguồn nhân lực trẻ hiện nay, một phần nhờ vào xu hướng thời đại công nghệ hiện đại của ngày nay.
Khi bạn gõ “UI UX tuyển dụng” trên các website việc làm, cũng không quá khó để thấy được thông tin tuyển dụng vị trí này bởi nhu cầu nhân lực vô cùng lớn.
Đa phần công việc cần thực hiện sẽ là thiết kế UI/UX cho các sản phẩm: Trang web, Ứng dụng web app, ứng dụng di động (không phải ứng dụng game) và các thiết kế khác theo từng dự án và phân công của cấp trên.
Cơ hội việc làm của ngành này vô cùng đa dạng. Đối với các IT, đặc biệt là mảng front end developer có thể học thêm Java để tăng thu nhập hoặc thậm chí rẽ ngang sang Graphic Designer.
Đối với vị trí này các bạn hoàn toàn có cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài cùng mức lương vô cùng hấp dẫn dao động từ 1000 đô la đến 1500 đô nhưng cũng cần phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khá cao của các doanh nghiệp.
Tại môi trường quốc tế, bạn có thể học tập và làm việc với thành tựu công nghệ ứng dụng quốc tế, từ đó tăng tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai rất nhiều.
Các câu hỏi thường gặp (FAQ) về UI UX
Các nguyên tắc thiết kế UI/UX quan trọng là gì?
Các nguyên tắc thiết kế UI/UX quan trọng bao gồm tính đơn giản, dễ sử dụng, tương thích đa nền tảng, tốc độ tải trang nhanh, tính trực quan và tương tác tốt.
UI/UX có ảnh hưởng đến SEO không?
Mặc dù UI/UX không trực tiếp ảnh hưởng đến yếu tố SEO như từ khóa hay liên kết, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thời gian tải trang, trạng thái thoát (bounce rate) và tương tác của người dùng, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.
Làm thế nào để tạo một trải nghiệm UI/UX tốt?
Để tạo một trải nghiệm UI/UX tốt, bạn cần nghiên cứu người dùng, hiểu nhu cầu của họ, tạo giao diện hấp dẫn và trực quan, đảm bảo tính tương thích và dễ sử dụng, và thử nghiệm và tối ưu hóa liên tục để cải thiện trải nghiệm người dùng.
UI/UX có ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh không?
Có, UI/UX tốt có thể tăng khả năng tiếp cận, tạo niềm tin và hài lòng cho khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu khái niệm UI UX là gì cũng như những công việc của UI/UX designer. Với tiềm năng phát triển của công việc UI UX design, nếu bạn có đầy đủ những tố chất cũng như kỹ năng của một UX/UI,thì đừng ngần ngại theo đuổi công việc này. Nếu thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên SEO nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: TranTienDuy.com