Direct Marketing giữ vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị. Chiến lược này đã trở thành một trong những phương thức tiếp cận khách hàng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Nếu bạn còn đang băn khoăn Direct Marketing là gì? Direct marketing có vai trò như thế nào? Đọc ngay bài viết Direct Marketing là gì? 4 bước xây dựng và 7 ví dụ về Direct của Miko Tech sau đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!
Direct Marketing là gì?
Direct Marketing là gì? Direct Marketing hay marketing trực tiếp một hình thức tiếp thị tập trung vào việc giao tiếp trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua một hoặc nhiều kênh marketing khác nhau.
Trong chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ tương tác trực tiếp với từng khách hàng hoặc một nhóm khách hàng mục tiêu.
Việc giao tiếp với khách hàng thường thông qua nhiều kênh tiếp thị trực tiếp khau nhau. Điều này tạo mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng, tăng cường sự tương tác giữa hai bên để thúc đẩy doanh số và đem lại lợi nhuận.
Marketing trực tiếp có hai đặc trưng là:
- Gửi thông điệp trực tiếp đến khách hàng thông qua truyền thông thương mại
- Nhấn mạnh vào phản hồi tích cực và có thể đo lường được từ khách hàng
Điểm khác biệt giữa Direct Marketing và Indirect Marketing
Direct marketing là chiến lược tiếp thị trực tiếp. Trong đó, các sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo và bán trực tiếp cho khách hàng mục tiêu thông qua các kênh như email, điện thoại, thư tín, tài liệu bán hàng hoặc quảng cáo trực tiếp.
Mục tiêu của direct marketing là xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Từ đó, chiến lược này giúp tăng doanh số bán hàng và giữ chân những khách hàng hiện tại.
Trong khi đó, indirect marketing là một chiến lược tiếp thị gián tiếp. Trong đó, các sản phẩm được quảng cáo thông qua các kênh như truyền thông đại chúng, quảng cáo truyền hình, truyền thông trực tuyến và marketing nội bộ.
Mục tiêu của indirect marketing là tạo ra nhận thức thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Indirect marketing được sử dụng để tăng cường vị thế thương hiệu và khẳng định uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Vai trò của Direct Marketing
Direct Marketing giữ vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, cụ thể:
- Tăng cường sự tương tác: Marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp tạo ra mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự tương tác và chia sẻ thông tin giữa hai bên.
- Tăng doanh số bán hàng: Vì thông tin được truyền tải trực tiếp đến khách hàng, marketing trực tiếp có khả năng tăng cường doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cao hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Marketing trực tiếp thường tiết kiệm chi phí so với các hình thức quảng cáo truyền thống như truyền hình, báo chí, vì chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường sự tin tưởng: Marketing trực tiếp giúp tạo dựng sự tin tưởng và sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó tạo ra mối quan hệ lâu dài và giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đo lường hiệu quả: Marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, phân tích thông tin về khách hàng và cải thiện chiến lược tiếp thị trong tương lai.
- Tính cá nhân hóa: Marketing trực tiếp giúp doanh nghiệp tạo ra thông điệp được cá nhân hóa cho từng khách hàng, tăng cường sự tương tác và tạo ra giá trị cho khách hàng.
4 bước xây dựng
Bước 1: Xác định đúng mục tiêu của chiến lược Direct Marketing
Để xác định đúng mục tiêu của chiến lược Direct Marketing, doanh nghiệp cần tập trung vào 03 mục tiêu chính như sau:
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường
Direct Marketing cho phép doanh nghiệp tự tìm hiểu và cung cấp thông tin về thị trường dựa trên phản hồi của khách hàng và mẫu khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả, thích hợp.
Tiếp cận, tương tác với khách hàng
Khi sử dụng kết hợp Direct Marketing với mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng cường chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Điều này sẽ khuyến khích khách hàng trở thành khách hàng trung thành và tạo ra mạng lưới cầu nối để kết nối doanh nghiệp với người thân và bạn bè của họ. Từ đó, cơ hội tiếp cận khách hàng mới cũng có rất nhiều.
Bán hàng
Direct Marketing là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Bằng các quảng bá sản phẩm, mô tả chi tiết sản phẩm, lời chào hàng hấp dẫn và thông điệp marketing, việc bán hàng sẽ thuận lợi hơn.
Nếu doanh nghiệp đã có nền tảng thương mại vững chắc, Direct Marketing sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc kích thích người dùng mua hàng bằng những ưu đãi hấp dẫn. Do đó, mục đích bán hàng chính là mục đích quan trọng nhất.
Bước 2: Xây dựng data khách hàng
Data là yếu tố quan trọng trong Direct Marketing. Doanh nghiệp nên tự xây dựng data chất lượng thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo, truyền thông online và offline.
Data cần đầy đủ thông tin như: tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, lịch sử mua hàng, thu nhập, sở thích, hành vi… Các cách thu thập data phổ biến là qua lịch sử bán hàng, khảo sát, cuộc thi, khuyến mãi và trang web.
Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện Direct Marketing
Direct Marketing là phương thức tìm kiếm và chăm sóc khách hàng trực tiếp. Các công cụ thực hiện Direct Marketing có cách thức vận hành và ưu nhược điểm khác nhau.
Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức phù hợp với sản phẩm và mục đích của mình. Các phương thức Direct Marketing phổ biến bao gồm: điện thoại, email, SMS, gọi điện trực tiếp, quảng cáo tại điểm bán và tổ chức sự kiện.
Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch Direct Marketing phù hợp
Đo lường hiệu quả chiến dịch Direct Marketing giúp doanh nghiệp so sánh hiệu quả từng hoạt động và chi phí của các công cụ khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với mục tiêu marketing theo từng giai đoạn.
7 ví dụ về marketing trực tiếp
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là quá trình trực tiếp tương tác và trao đổi giữa người bán và khách hàng tiềm năng. Mục đích nhằm thuyết phục và khuyến khích họ mua hàng và tăng cơ hội bán hàng trong tương lai.
Mặc dù được xem là công cụ chiêu thị riêng biệt trong lĩnh vực bán lẻ truyền thống, bán hàng cá nhân vẫn được coi là một hình thức tiếp thị trực tiếp. Quá trình bán hàng 7 bước tiêu chuẩn là phổ biến nhất:
- Chuẩn bị trước bán
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Tiếp cận khách hàng
- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
- Vượt qua các đối tượng phản đối
- Chốt đơn hàng
- Theo dõi sau bán hàng
Direct Mail
Direct Mail là một chiến lược marketing trực tiếp thông qua gửi thư đến các khách hàng tiềm năng. Mục đích là để quảng bá và truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông qua việc gửi thư trực tiếp, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ khách hàng và sử dụng để phát triển kế hoạch bán hàng. Các hình thức Direct Mail phổ biến bao gồm tài liệu quảng cáo, tờ rơi, bản tin, danh mục, bưu thiếp…
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng chiến lược này. Bởi lẽ, Direct Mail rất có ích trong việc tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng.
Brochure
Brochure hay Pamphlet là những ấn phẩm quảng cáo. Thông thường, Brochure được làm dưới hình thức cuốn sách mỏng hay tờ gấp giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của một công ty hoặc tổ chức.
Brochure khác với Catalogue vì sử dụng chuyên biệt cho một nhóm khách hàng cụ thể. Brochure còn hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng.
Catalogue
Catalogue là hình thức quảng cáo thông dụng và được sử dụng hầu hết ở các thương hiệu hay doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm được sắp xếp bố cục bắt mắt. Catalogue được in theo kích cỡ yêu cầu của khách hàng.
Catalogue là công cụ Direct Marketing gửi đến các cửa hàng, trung tâm, doanh nghiệp, công ty để quảng bá sản phẩm. Những doanh nghiệp muốn quảng cáo bằng cuốn Catalogue thường là đơn vị có tiềm lực kinh tế.
Phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp
Phiếu điều tra, thăm dò người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là công cụ được các marketer sử dụng để thu thập dữ liệu từ khách hàng. Ngoài ra, phiếu còn dùng để tìm ra những sai sót trong sản phẩm, dịch vụ để sửa chữa.
Công cụ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng cường sự hài lòng của họ.
Quảng cáo tại điểm bán
Doanh nghiệp sử dụng điểm bán để gia tăng ấn tượng với người tiêu dùng. Từ đó sẽ thúc đẩy họ mua hàng bằng các chương trình khuyến mại, tặng quà, voucher.
Quảng cáo tại điểm bán là hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận các khách hàng tại đúng thời điểm họ đang mua hàng. Hình thức này tạo dựng sự tin cậy và uy tín với khách hàng thông qua sự thuyết phục của các nhân viên tại điểm bán.
Email marketing
Email marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và tối ưu ngân sách hiệu quả. Việc tối ưu hóa hoạt động email marketing là điều cần thiết để tăng tỷ lệ chuyển đổi và không làm khách hàng khó chịu.
Email marketing được áp dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả trong việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ để gửi email cho số lượng lớn khách hàng.
Những câu hỏi thường gặp về direct marketing
Một ví dụ về direct marketing trên phương tiện truyền thông xã hội là gì?
Ví dụ: bạn có thể tạo chatbot trên Facebook Messenger để tương tác với khách hàng tiềm năng và tiếp thị ưu đãi của bạn cho họ khi họ sử dụng Facebook. Một lợi thế đáng kể của điều này là phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu mà bạn có thể sử dụng để siêu nhắm mục tiêu cho các chiến dịch của mình.
Một ví dụ về Direct Marketing và Indirect Marketing là gì?
Ví dụ về các kênh Direct Marketing là trang web, email, phương tiện truyền thông xã hội, điện thoại hoặc tương tác trực tiếp của riêng bạn.
Các kênh tiếp thị gián tiếp là những kênh có sự tham gia của bên thứ ba, chẳng hạn như nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán buôn hoặc đại lý, những người giúp bạn tiếp cận khách hàng và tạo thuận lợi cho các giao dịch.
Instagram có phải là Direct Marketing không?
Đó là một kênh tiếp thị rất hiệu quả được hàng triệu công ty trên khắp thế giới sử dụng ngày nay. Để bắt đầu quảng bá sản phẩm / dịch vụ của mình ngay lập tức, bạn thậm chí sẽ không cần một trang web để bán sản phẩm của mình; tất cả những gì bạn cần là nội dung chất lượng cao trên Instagram.
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về Direct Marketing là gì? Bên cạnh đó, vai trò, 4 bước xây dựng và 7 ví dụ về Direct Marketing cũng đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết.
Miko Tech hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Direct Marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/