Mô hình SSS là “cầu nối” giúp doanh nghiệp dẫn dắt khách hàng đến với một câu chuyện truyền cảm hứng để chạm đến cảm xúc ẩn sâu bên trong, kích thích họ mua hàng. Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing hiệu quả nhé!
Bên cạnh đó, Miko Tech cũng giúp bạn hiểu thêm về khái niệm SSS, cách dùng, kịch bản SSS của Russell Brunson và ví dụ kinh điển được thực hiện theo công thức SSS.
Xem thêm các mô hình khác:
- Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng hiệu quả trong Marketing
- Mô hình STRINGS là gì? Công thức cốt lõi viết bài PR
- Mô hình ADDIE, 5 giai đoạn và ứng dụng trong thiết kế
Mô hình SSS là gì?
Mô hình SSS (3S) được viết tắt từ chữ cái đầu của 3 từ Star, Story, Solution.
- Star: Ngôi sao – nhân vật chính
- Story: Câu chuyện
- Solution: Giải pháp
Mô hình SSS cung cấp cho người viết nội dung một khung hình dễ hiểu, dễ áp dụng để truyền tải những câu chuyện gần gũi nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến với khách hàng.
“Star, Story, Solution” cũng xuất hiện trong quyển sách “Bí mật Dotcom: Bản đồ ngầm giúp công ty của bạn tăng trưởng online” (Dotcom Secrets: The Underground Playbook for Growing Your Company Online with Sales Funnels) của Russell Brunson (2015).
Tuy chỉ nằm ở một phần nhỏ trong chương IV: Phễu và Kịch bản (Funnels and Scripts) nhưng đây là mô hình hết sức thú vị để tìm hiểu.
Cách dùng mô hình SSS để viết content hiệu quả
Hãy cùng tìm hiểu 3 yếu tố cấu thành mô hình SSS ngay dưới đây nhé!
Star (ngôi sao – nhân vật chính)
Ngôi sao (Star) chính là nhân vật chính, đối tượng trọng tâm mà bạn sẽ nhắc đến trong bài viết. Nhân vật chính ở đây có thể là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực mà có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Mặc khác, nhân vật chính cũng có thể là giám đốc, nhà sáng lập thương hiệu sẽ có khả năng truyền cảm hứng đến độc giả. Thậm chí nhân vật cũng có thể là khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của bạn sẽ tạo ra được sự gần gũi, từ đó dễ đồng cảm hơn.
Tuy nhiên, bạn cần tránh việc khiến cho đối tượng chính của bài viết bị mơ hồ, lan man. Điều này sẽ khiến cho người đọc thất vọng và bài viết khó được chú ý hơn.
Story (câu chuyện)
Để ngôi sao bên trên thực sự tỏa sáng và phát huy hiệu quả thì việc xây dựng câu chuyện xung quanh ngôi sao đó phải thật ấn tượng. Câu chuyện có thể vui vẻ, thành công, “lâm li bi đát”,… nhằm tạo được sự chân thực, ấn tượng và gây chú ý.
Cụ thể như nếu nhân vật chính là CEO hay nhà sáng lập thì bạn có thể kể lại quá trình lập nghiệp khó khăn của họ, những khó khăn vất vả mà họ đã trải qua để thành công. Từ đây, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu được câu chuyện và giá trị cốt lõi mà bạn muốn truyền tải.
Ngoài ra, nếu nhân vật chính là một sản phẩm thì bạn có thể miêu tả quá trình mà sản phẩm được tạo thành từ những nguyên liệu thô sơ cho đến thành phẩm hoàn chỉnh đến tay khách hàng.
Solution (giải pháp)
Solution (giải pháp) là yếu tố mấu chốt thể hiện được giải pháp và hành động gì mà Star (ngôi sao) đã làm để thoát ra khỏi tình huống hoặc câu chuyện bên trên để mà đạt được thành công và hạnh phúc hiện tại.
Khi đến được đây tức là người đọc hay khán giả đã hoàn toàn bị cuốn theo mạch câu chuyện mà bạn đã kể. Vì vậy, những giải pháp và hành động của Star(ngôi sao) phải thực sự ấn tượng và truyền cảm hứng.
Hãy áp dụng CTA( call to action – kêu gọi hành động) nhưng đừng đưa ra những câu nói mang tính ép buộc hoặc hối thúc người đọc mua hàng.
Kịch bản SSS (Star, Story, Solution) của Russell Brunson
Russell Brunson là tác giả của quyển sách Bí mật Dotcom: Bản đồ ngầm giúp công ty của bạn tăng trưởng online. Ông cũng là doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing với kỹ thuật phễu bán hàng nổi tiếng.
Đây là quyển sách được Dan Kennedy – một bậc thầy viết quảng cáo viết lời tựa.
Star, Story, Solution script (kịch bản Ngôi sao, Câu chuyện, Giải pháp) là một phần nhỏ trong chương IV của quyển sách.
Russell chia sẽ ông đã mất gần như 10 năm để nhận ra khung sườn cho kịch bản này dù ông không phải là người sáng tạo ra khái niệm “ngôi sao, câu chuyện, giải pháp”.
Ông đã tạo ra một khung sườn mà công ty của ông cũng như khách hàng của mình dùng đi dùng lại. Hãy cùng tìm hiểu khung sườn này ngay dưới đây:
Tham khảo sách DotCom Secrets: The Underground Playbook for Growing Your Company tại đây nhé!
Phần 1: STAR (Ngôi sao)
1. Pattern Interrupt (Phá bỏ lối suy nghĩ cũ)
Bạn cần tạo ra cái gì đó mà khách hàng tiềm năng nhìn vào sẽ thu hút sự chú ý của họ, kéo họ ra khỏi môi trường hiện tại, hoạt động họ đang làm khiến họ chú ý đến bài bán hàng của bạn. Nhưng điều này không phải là điều dễ dàng.
2. Core-desire Questions (Những câu hỏi khao khát thầm kín)
Thông qua một chuỗi câu hỏi, bạn sẽ khiến khách hàng tiềm năng phải nghĩ đến những điều họ mong muốn nhất. Những câu hỏi này sẽ hướng tâm trí của họ đến chủ đề mà bạn muốn thảo luận. Kết quả là họ sẽ mong muốn đạt được điều ước muốn của mình.
3. Agitate Past Failures (Gợi lại những thất bại đã qua)
Nếu khách hàng tiềm năng tìm đến thư bán hàng, bài viết của bạn, có lẽ đây không phải là lần đầu tiên mà họ đi tìm giải pháp cho vấn đề của họ. Nếu họ đã có được kết quả như mong muốn của họ thì có lẽ họ đã không phải đi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm rồi đúng không?
Vậy là bạn đã biết được họ có thể đã từng cố gắng để đạt được kết quả nhưng thất bại. Ở phần này của bức thư bán hàng sẽ kích động sự thất bại đó trong não họ.
4. Big Promise/ The One Thing (Hứa hẹn quan trọng/ một điểm nổi bật)
Tại đây, bạn sẽ phải đưa ra một hứa hẹn quan trọng hoặc một điểm nổi bật mà bạn sẽ tập trung trong suốt phần còn lại của thư bán hàng.
5. Introduce the star (Giới thiệu ngôi sao)
Sau khi đưa ra hứa hẹn quan trọng, bạn cần giới thiệu ngôi sao của câu chuyện. Ngôi sao là nhân vật thu hút. Tác giả thường sử dụng hình tượng “nhân vật bất đắc dĩ” cho nhân vật thu hút của ông.
Nhưng các bạn vẫn hoàn toàn có thể dùng hình tượng như nhà lãnh đạo, nhà thám hiểm,… hay những bản sắc nhân vật nào mà bạn nghĩ ra sẽ mang lại hiệu quả cho sản phẩm của bạn.
Phần 2: STORY (Câu chuyện)
6. Tạo sự kịch tính
Mỗi khi kể chuyện, bạn sẽ phải bắt đầu bằng một điểm kịch tính. Một điểm kịch tính sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên thú vị không bị nhàm chán.
7. Câu chuyện nền
Bạn cần bổ sung câu chuyện nền để dẫn đến điểm kịch tính. Nhân vật chính của bạn đã rơi vào điểm kịch tính như thế nào. Đây cũng là tình cảnh mà khách hàng tiềm năng rơi vào.
8. Xác định vấn đề
Đây là lúc tiết lộ vấn đề. Hãy cho khách hàng thấy được tại sao nhân vật chính lại rơi vào bế tắc. Tức là vấn đề của nhân vật chính càng gần với vấn đề của khách hàng tiềm năng càng tốt.
9. Sự thức tỉnh hay tuyên ngôn giải phóng
Một khi nhân vật chính nhận ra vấn đề thì trước đó không lâu họ đã có sự “thức tỉnh” hoặc đã quyết định thay đổi hành vì, suy nghĩ của mình.
10. Con đường tìm ra giải pháp cuối cùng
Dẫn khách hàng đi theo hành trình của nhân vật chính, kể lại những cách mà nhân vật chính đã làm hoặc thử làm trước khi tìm ra giải pháp cuối cùng.
11. Dấu hiệu thành công đầu tiên
Hãy để khách hàng thấy được nhân vật chính bắt đầu thành công. Ngay lúc này họ cũng sẽ cảm thấy được sự thành công và dần có niềm tin rằng họ cũng có thể làm được như vậy.
12. Điều bị che giấu
Thông qua câu chuyện của nhân vật chính, bạn cần cho khách hàng thấy rằng họ đồng cảm với nhân vật chính rằng nhân vật đã không nhận ra những điều gây cho họ khó khăn. Đây là một trong những lý do khiến nhân vật gặp vấn đề.
13. Lời nói dối lớn
Giải thích với khách hàng rằng việc họ chưa thành công hay chưa giải quyết được vấn đề không phải lỗi do họ.
14. Kẻ thù chung
Đây là ai đó hoặc cái gì đó để đổ lỗi là lý do khiến cho nhân vật chính bị giữ lại.
15. Sự phát triển nhanh chóng
Bây giờ sẽ cho thấy nhân vật chính đã tiến bộ nhanh như thế nào khi nhận ra sự thật.
16. Câu chuyện đối chứng
Nhấn mạnh những câu chuyện thành công như câu chuyện của nhân vật chính.
17. Những lợi ích tiềm ẩn
Hãy giải thích về những lợi ích mà bạn không mong đợi nhưng lại nhận được từ sản phẩm.
Phần 3: SOLUTION (Giải pháp)
18. Lời giới thiệu trang trọng
Bạn sẽ giới thiệu sản phẩm của mình.
19. Nỗi đau và giá cả
Kể cho khách hàng/ người đọc về quá trình mà bạn tạo ra sản phẩm.
20. Tiết kiệm công sức
Sản phẩm này tiết kiệm cho bạn bao nhiêu công sức.
21. Tốc độ
Sản phẩm này tiết kiệm cho bạn bao nhiêu thời gian.
22. Lợi ích kiểu “nhờ vậy”
Hãy giải thích tại sao họ cần sản phẩm này bằng cách viết ra 3-4 lợi ích sau từ “nhờ vậy”.
23. Bằng chứng xã hội
Những lời chứng thực từ những người đã dùng sản phẩm. Hãy để khách hàng tiềm năng biết được cảm nhận của những người khác về sản phẩm.
24. Đưa ra đề nghị
Giải thích những gì mà người mua sẽ có được.
25. Xây dựng giá trị
Thêm các tính năng phụ hoặc quà tặng kèm nhưng chúng phải bổ trợ cho điểm nổi bật của nội dung thư bán hàng.
26. Tạo sự khan hiếm (nỗi sợ phút chót)
Cho khách hàng thấy được một lý do chính đáng để mua hàng ngay.
27. Sự tiến bộ trong tương lai
Giúp khách hàng thấy được cuộc sống của họ sau khi có sản phẩm tốt lên như thế nào.
28. Kêu gọi hành động
Cho khách hàng biết họ muốn mua hàng thì cần phải làm gì.
29. Bán kiểu thúc giục
Khiến cho khách hàng cảm thấy họ sẽ bị bỏ lại phía sau nếu họ không hành động nhanh.
Ví dụ kinh điển được thực hiện theo mô hình SSS
Agoda – nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến
Star: Nhân vật chính trong câu chuyện này là Tuấn, một vị khách đang muốn tận hưởng chuyến đi du lịch trong mơ đến Paris của mình.
Story: Câu chuyện của nhân vật Tuấn chính là việc gặp được chân ái đời mình. Tuấn đã ngay lập tức phải lòng người ấy. Tuy nhiên vấn đề ở đây chính là Tuấn đã đặt phòng để đi Paris, còn cô gái kia thì lại đang đi đến Rome.
Solution: Từ đó, mong muốn thay đổi địa điểm của Tuấn được giải quyết bằng việc sử dụng Agoda và dễ dàng hủy phòng đã đặt trước ở Paris để đến Rome đi theo tiếng gọi con tim của mình.
Trên đây, Miko Tech đã mang đến cho bạn đọc thông tin về mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing hiệu quả.
Không những thế, bài viết còn cung cấp thông tin về khái niệm mô hình SSS, cách dùng, kịch bản SSS của Russell Brunson và ví dụ kinh điển được thực hiện theo mô hình SSS.
Hy vọng rằng bài viết hữu ích để giúp bạn đọc có thể áp dụng công thức này trong quá trình viết content của mình nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/