Advertising là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Advertising được sử dụng để mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Vậy, advertising là gì? Advertising media là gì? Có những hình thức advertising nào? Đâu là mục đích của advertising? Cùng Miko Tech theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Advertising là gì?
Advertising (Ad) là quảng cáo. Hình thức này được xem như một công cụ đắc lực để hỗ trợ Marketing. Có thể nói Advertising là hình thức quảng bá được xuất hiện từ rất lâu và đang trở thành một điều không thể thiếu trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Mục tiêu của advertising là gửi đến khách hàng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến. Thông điệp này là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm được lặp đi lặp lại với tần suất cao trên báo, đài, TV, billboard,… nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, đi vào tâm trí, từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm.
Advertising media là gì?
Advertising media là phương tiện truyền thông quảng cáo. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Có nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo như biển quảng cáo, tạp chí, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet mà thông điệp quảng cáo được truyền đạt đến công chúng thông qua chữ viết, lời nói, và hình ảnh.
Các hình thức Advertising
Việc hiểu rõ và áp dụng các hình thức quảng cáo phù hợp là rất quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ưu điểm và nhược điểm, và việc lựa chọn đúng loại hình quảng cáo có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong chiến lược tiếp thị của bạn. Vậy, những loại hình advertising phổ biến nhất là gì?
Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)
Display ads là hình thức quảng cáo trực tuyến, xuất hiện dưới dạng banner, hình ảnh động, video trên các trang web, ứng dụng di động. Quảng cáo display được xem là phiên bản công nghệ của print ads – loại hình quảng cáo truyền thống được in trên các ấn phẩm in như báo, tạp chí, tờ rơi hay poster.
Với Display Advertising, doanh nghiệp sẽ mua không gian quảng cáo trên trang web liên quan đến nội dung và đặt quảng cáo bằng văn bản, hình ảnh trên đó, giống như thuê một không gian để hiển thị banner của mình.
Có thể bạn muốn xem: Print Ads Là Gì? Cấu Trúc Print Ads Và Đặc Điểm
Quảng cáo thông qua mạng xã hội (Social Media Advertising)
Social Media Advertising là quảng cáo thông qua mạng xã hội. Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, hình thức quảng cáo này đã nhanh chóng thành “đối tượng” được chú ý nhiều bởi các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Chi phí khi sử dụng các trang mạng xã hội như Pinterest, Instagram, Facebook,… khá thấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách và phù hợp với doanh nghiệp mọi quy mô.
Đối vối loại hình này, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền để thu về lượt tiếp cận của khách hàng mục tiêu vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Số tiền sẽ phụ thuộc vào lượng người xem và tham gia.
Đọc ngay: Social Media Là Gì? Vai Trò Của Social Media Trong Chiến Lược Marketing
Quảng cáo ngoài trời (Outdoor Advertising)
Quảng cáo ngoài trời hay còn được gọi là quảng cáo OOH. Đây là loại hình quảng cáo truyền thông truyền thống duy nhất còn tồn tại đến hiện nay, giúp cho doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu trong mức ổn định. Outdoor Advertising đem đến sự công nhận thương hiệu bởi nó được hiển thị ở mọi nơi, giúp khắc sâu vào tâm trí của khách hàng và khiến cho họ nhớ đến dễ dàng khi cần.
Với loại hình quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng. Ngày nay, các quảng cáo OOH như billboard được thiết kế sáng tạo và sử dụng các công nghệ mới như màn hình kỹ thuật số, 3D hoặc tương tác cảm ứng. Quảng cáo OOH có thể được kết hợp với các kênh truyền thông khác như truyền hình, báo chí, mạng xã hội để tạo ra hiệu ứng lan tỏa.
Tìm hiểu chi tiết: Billboard Là Gì? Tổng Quan Về Quảng Cáo OOH
Quảng cáo tự nhiên (Native Advertising)
Native Advertising là một hình thức quảng cáo mà nội dung quảng cáo được thiết kế để hòa quyện với nội dung xung quanh nó trên một nền tảng hoặc trang web. Thay vì làm gián đoạn trải nghiệm người dùng bằng những banner quảng cáo truyền thống, Native Ad được trình bày theo cùng một định dạng với nội dung khác trên trang web như bài viết, video hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.
Nội dung native ads thường được tạo ra để cung cấp thông tin hữu ích hoặc giải trí cho người đọc, thay vì chỉ đơn thuần quảng bá sản phẩm hay dịch vụ. Vì native ads không gây cảm giác bị làm phiền như pop-up ads, chúng có xu hướng tạo ra mức độ tương tác cao hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.
Xem thêm: Pop-Up Ads Là Gì? Cách Xây Dựng Pop-Up Ads Hấp Dẫn
Quảng cáo qua mobile (Mobile Advertising)
Mobile Advertising là hình thức quảng cáo đến với những người dùng sử dụng mobile có kết nối internet. Hình thức này có thể được hiển thị dưới dạng text, banner hay video. Tuy nhiên, quảng cáo mobile có kích thước nhỏ hơn, tương thích với nhiều màn hình điện thoại có kích thước khác nhau.
Quảng cáo qua TV, radio, podcast
Quảng cáo qua TV (hay còn gọi là TVC) là một loại hình quảng cáo phát sóng trên các đài truyền hình với độ dài từ 20 – 60 giây. Đây là hình thức tốn kém khá nhiều chi phí và công sức nhưng bù lại, những quảng cáo này sẽ được lặp lại thường xuyên trên TV, tạo nhận thức cho người dùng về sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Sản Xuất TVC Quảng Cáo Gồm Những Bước Nào?
Chi phí phát sóng quảng cáo trên truyền hình phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thời lượng quảng cáo
- Thời gian trong ngày
- Chương trình truyền hình
- Tần suất phát sóng
- Phạm vi tiếp cận địa lý
- Số lượng người xem
Tương tự như TVC, quảng cáo radio cũng được phát sóng trong giờ giải lao của các chương trình. Tuy nhiên, hình thức này chỉ hiển thị với dạng âm thanh. Khách hàng có thể nghe quảng cáo trên đài phát thanh trong khi thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như lái xe hoặc làm việc nhà. Đối với hình thức quảng cáo podcast, doanh nghiệp có thể tài trợ podcast hoặc quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình được phát trong các tập.
Quảng cáo tìm kiếm trả phí (Paid Search Advertising)
Paid Search Advertising được gọi là hình thức quảng cáo tìm kiếm có trả phí. Đối với loại hình quảng cáo này, bạn sẽ phải trả tiền quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Ngày nay, quảng cáo trả phí được cho là hình thức quảng cáo phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình đến với khách hàng.
Đọc thêm về PPC tại: PPC Là Gì? 6 Cách Tối Ưu Quảng Cáo PPC Hiệu Quả
Tầm quan trọng của Advertising
Advertising là một phần không thể thiếu trong kinh doanh. Hoạt động này không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp mà nó còn chính là yếu tố tác động đến khách hàng, kích thích thay đổi hành vi người dùng.
Đối với doanh nghiệp
- Tăng nhận diện thương hiệu: Quảng cáo giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách lâu dài. Thông qua các thông điệp và hình ảnh, doanh nghiệp xây dựng được một hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng.
- Thu hút khách hàng mới: Quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường và tăng cơ hội bán hàng.
- Thúc đẩy mua hàng: Các thông điệp hấp dẫn, khuyến mãi hấp dẫn trong quảng cáo sẽ thúc đẩy khách hàng quyết định mua hàng.
- Tạo mối quan hệ: Quảng cáo giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua việc truyền đạt những giá trị mà doanh nghiệp mang lại.
- Tăng cường sự tương tác: Quảng cáo tạo ra cơ hội để khách hàng tương tác với doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
Đối với khách hàng
- Thông tin về sản phẩm và dịch vụ: Quảng cáo cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ mới, các tính năng, lợi ích và cách sử dụng.
- So sánh và đưa ra quyết định: Quảng cáo giúp khách hàng so sánh các sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu khác nhau, từ đó đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.
- Tiết kiệm thời gian: Thay vì phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin về sản phẩm thông qua quảng cáo.
- Khám phá sản phẩm mới: Quảng cáo giúp khách hàng khám phá những sản phẩm, dịch vụ mới, những xu hướng mới, mở rộng sự lựa chọn.
Thành phần của một mẫu Advertising
Dù bài quảng cáo của bạn thuộc nội dung gì đi nữa thì nó đều có chung một mục đích là thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng. Tuy nhiên, tùy vào từng định dạng và nền tảng Advertising sẽ có những thành phần và yêu cầu khác nhau.
Dưới đây là một số thành phần chính mà bạn có thể tham khảo:
- Dòng tiêu đề chính (Headline): Là phần thông điệp quan trọng để thu hút sự chú ý của người xem
- Tiêu đề phụ: Là phần nội dung được sử dụng để giải thích cho phần tiêu đề chính
- Phần nội dung chính (Body Copy): Nơi truyển tải thông điệp đến khách hàng về các tính năng, lợi ích, USP sản phẩm
- Visual (Hình ảnh): Hình ảnh trực quan là yếu tố tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
- Lời kêu gọi hành động (CTA): Thường xuất hiện ở cuối, là điều bạn muốn khách hàng phải làm (mua hàng, tham khảo thông tin,…)
Đọc thêm: CTA Là Gì? Cách Viết CTA Hiệu Quả Cao
Chỉ số đánh giá hiệu suất Advertising
Ngoài KPI và các chỉ số mà các doanh nghiệp tự đặt ra, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo để kiểm tra hiệu suất của Advertising:
- Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
- ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
- CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
- CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
- CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
- CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
- CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
- Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
- Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Phân biệt Advertising và Marketing
Advertising và Marketing là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.Tuy nhiên, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa chúng. Hãy cùng Miko Tech “mổ xẻ” xem Advertising và Marketing khác nhau chỗ nào nhé!
Tiêu chí | Advertising | Marketing |
Định nghĩa | Là việc làm cho thị trường biết đến sản phẩm | Là việc chuẩn bị sản phẩm cho một thị trường nào đó (rộng hơn Advertising) |
Vai trò | – Phân tích khách hàng – Lập ra các chiến lược và kế hoạch quảng cáo hàng hóa – “Mua” phương tiện truyền thông – Nghiên cứu và quản lý, sản xuất, sáng tạo trên các loại hình quảng cáo. | – Xây dựng thương hiệu. – Phân tích xu hướng và theo dõi đối thủ cạnh tranh – Quản trị quan hệ khách hàng – Nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược. – Lập ngân sách và theo dõi ROI (lợi tức đầu tư). |
Kỹ thuật tiếp thị | – Quảng cáo truyền thống trên báo đài, TV,… – Native Advertising – Quảng cáo trong ứng dụng trên điện thoại di động. | – Inbound Marketing – Content Marketing – SEO/SEM – Email Marketing – Affiliate Marketing |
Chỉ số đo lường | – Lợi tức trên Chi tiêu Quảng cáo (ROAS) – Phạm vi tiếp cận và Số lần hiển thị – Tương tác – Chuyển đổi | – Điểm nhà quảng cáo ròng – Sự hài lòng của khách hàng – Giá trị trọn đời của khách hàng – Doanh thu bán hàng mỗi quý và hàng năm – Thị phần |
Ưu điểm và nhược điểm của advertising
Quảng cáo là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, như bất kỳ công cụ nào khác, quảng cáo cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
- Tăng cường độ nhận diện thương hiệu: Quảng cáo giúp nâng cao sự nhận diện và nhận thức về thương hiệu của bạn, từ đó tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng mới: Quảng cáo cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà có thể bạn khó tiếp cận thông qua các phương pháp tiếp thị khác.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Quảng cáo giúp xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đồng thời truyền đạt các giá trị và thông điệp quan trọng.
- Có thể theo dõi và đo lường: Với quảng cáo trực tuyến, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo thông qua các công cụ phân tích, từ đó tối ưu hóa chiến lược của mình.
- Tăng doanh số bán hàng: Quảng cáo có thể thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua hàng ngay lập tức.
- Xây dựng tệp khách hàng trung thành: Các chiến dịch quảng cáo thông minh có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách giữ cho thương hiệu luôn hiện diện trong tâm trí của họ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, advertising cũng còn một số nhược điểm như sau:
- Chi phí cao: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông lớn như truyền hình và báo chí có thể khá tốn kém. Ngay cả quảng cáo trực tuyến cũng có thể tiêu tốn nhiều ngân sách nếu không được quản lý hiệu quả.
- Độ tin cậy thấp: Một số người tiêu dùng có thể coi quảng cáo là không đáng tin cậy hoặc phóng đại.
- Khả năng gây nhiễu loạn: Quảng cáo có thể trở nên phiền toái nếu nó xuất hiện quá thường xuyên hoặc không liên quan đến người tiêu dùng, dẫn đến sự phản ứng tiêu cực hoặc cảm giác bị làm phiền.
- Hiệu quả ngắn hạn: Quảng cáo chỉ mang lại hiệu quả ngắn hạn và không đảm bảo sự duy trì lâu dài của khách hàng hoặc tăng trưởng doanh số. Do đó, các thương hiệu cần phải tiếp tục quảng cáo để giữ sự chú ý của khách hàng.
- Không đảm bảo thành công: Dù đầu tư nhiều vào quảng cáo, không có gì đảm bảo rằng chiến dịch sẽ thành công hoặc mang lại kết quả như mong đợi.
Bí quyết triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Triển khai một chiến dịch quảng cáo hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công trong kinh doanh và tiếp thị. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải nắm vững một số bí quyết nhằm tối ưu hóa quảng cáo.
Xác định đối tượng mục tiêu
Trước khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo, bạn cần xác định được đối tượng mình hướng đến là ai, họ muốn gì, cần gì. Xác định đối tượng mục tiêu là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Việc này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, thông điệp và kênh truyền thông một cách hiệu quả nhất, từ đó tăng khả năng thành công của chiến dịch.
Hướng dẫn chi tiết: Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 5 Cách Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu
Thông điệp dễ hiểu, dễ nhớ
Để khách hàng ghi nhớ về mình cũng như “cạnh tranh” với hàng ngàn đối thủ khác, bạn cần phải đưa ra thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nhờ đó, khách hàng sẽ có ấn tượng và dễ nhớ đến bạn hơn.
Xác định các chỉ số đo lường và theo dõi
Khi thực hiện một việc gì đó, bạn cần có mục tiêu và thang đo để biết có hiệu qủa không. Thực hiện một chiến dịch Advertising cũng không ngoại lệ. Ngoài các thang đo có sẵn như số lượng nhấp chuột, lượt xem hoặc lượt tương tác,… tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có tiêu chí và thang đó khác nhau.
Chọn nền tảng phù hợp
Lựa chọn nền tảng phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng để tiếp cận khách hàng. Đối với việc thực hiện các chiến dịch advertising, bạn nên cân nhắc xem đối tượng mà mình hướng đến sẽ hoạt động trên các nền tảng nào. Sau khi chọn nền tảng phù hợp, bạn cần thực hiện sắp xếp quảng cáo cho các phương tiện này để tăng lượt xem và nhận thức về thương hiệu.
Ví dụ về một chiến dịch advertising thành công
Để hiểu rõ hơn về Advertising, bạn có thể tham khảo case thực tế của chiến dịch quảng cáo Volkswagen – Think Small. Think Small là một trong những chiến dịch quảng cáo đạt tiêu chuẩn vàng theo đúng với những gì các chuyên gia nhận định. Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thị trường, Volkswagen đã đưa ra quyết định chọn Doyle Dane Bernack thực hiện chiến dịch quảng cáo cho mình.
Giữa xu hướng “think big” của Mỹ, Doyle Dane Bernack chọn đặt tên cho chiến dịch quảng cáo của mình là “Think Small” với ý nghĩa “Hãy nghĩ đơn giản”, đi ngược lại với xu hướng.
Chính điều đó đã tạo cho chiến dịch này một sự mới mẻ, thu hút sự chú ý của nhiều người. Doyle Dane Bernack đã biến nhược điểm của những chiếc xe nhỏ bé này trở thành lợi thế của mình. Thậm chí, ông còn kèm theo lời giới thiệu hài hước: “Xin giới thiệu chiếc xe hơi chậm nhất nước Mỹ”.
Bên cạnh đó Volkswagen cũng không quên giới thiệu đến khách hàng của mình những tính năng có một không hai của Beetle. Thành thật công nhận, chính sự đơn giản này đã tạo “điểm nhấn” trong tâm trí người tiêu dùng về Think Small.
Bài học rút ra:
- Đem đến cho người đọc những thông tin chính xác, trung thực.
- Không được truyền tải những thông tin sai lệch về sản phẩm của mình.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã được tìm hiểu về Advertising media là gì? Các ví dụ cụ thể để giải thích về advertising, mối quan hệ giữa Advertising và Marketing,… Hy vọng những kiến thức này của Miko Tech có thể giúp ích cho bạn trong công việc hàng ngày nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/