Có phải bạn là người mới tiếp cận với nền tảng WordPress không? Và bạn đang thắc mắc rằng plugin WordPress là gì vậy, có quan trọng với website hay không? Trong bài viết hôm nay Miko Tech xin chia sẻ chi tiết với các bạn Plugin WordPress là gì? Plugin mang lại những lợi ích gì và cách dùng ra sao?
Xem thêm:
- Theme WordPress là gì? Kho theme WordPress free đẹp nhất
- Top 26 các widget đẹp cho WordPress | Tổng hợp 2022
Plugin wordpress là gì?
Plugin là gì trong WordPress?
Plugin WordPress là gì? WordPress Plugin là đoạn code được tạo ra để gắn kết (plug) vào trong code gốc của WordPress website. Plugin WordPress được xem là phần mở rộng của website, dùng để điều chỉnh và cải thiện chức năng chính của website WordPress đó.
Hay nói cách khác, để trả lời cho câu hỏi plugin trong WordPress là gì? Bạn có thể xem các plugin này là các ứng dụng (hoặc tiện ích mở rộng) được lập trình sẵn. Nó sẽ cung cấp cho bạn các tính năng mà sau khi bạn cài WordPress còn thiếu.
Việc sử dụng plugin hiệu quả hơn là chỉnh sửa trực tiếp mã nguồn gốc của WordPress, vì việc này tốn thời gian, đòi hỏi kinh nghiệm và biết lập trình. Sử dung plugin rất dễ vì bạn có thể nhanh chóng tải về, nhanh chóng cài đặt hay gỡ bỏ để xử lý một lượng code lớn mà plugin đó làm được.
Plugin Sketchup là gì?
Nếu bạn đang làm trong các ngành nghề như vẽ 3D như thiết kế nội thất, kiến trúc, kỹ thuật dân dụng và cơ khí, kiến trúc cảnh quan, thiết kế phim và trò chơi điện tử,… thì bạn không thể không biết đến SketchUp.
SketchUp là phần mềm mô hình hóa 3D có thể thiết kế và xây dựng những mô hình bằng những thao tác thông qua các icon. Đây là phần mềm dễ sử dụng, thao tác đơn giản và nhanh chóng nhất mà những người làm thiết kế đồ họa rất ưa thích.
Vậy plugin trong sketchup là gì? Để đa dạng các lĩnh vực hơn, người ta thường sử dụng Plugin Sketchup để tối ưu hóa công năng. Có 2 loại plugin cho SketchUp là Rb/Rbs và Rbz. Mỗi loại sẽ có cách cài khác nhau. Để plugin không gặp lỗi, bạn có thể lưu ý các điểm như:
- Chuyển vùng ngôn ngữ về US.
- Nâng cấp Internet Explorer lên phiên bản mới nếu đang dùng Windows 7.
Plugin cho wordpress hoạt động như thế nào?
Sau khi hiểu được plugin WordPress là gì, tiếp theo bạn cần biết các plugin trong wordpress hoạt động như thế nào.
Plugins có thể sử dụng các loại nội dung WordPress, phân loại và các trường tùy chỉnh cho phép người dùng lưu trữ các loại nội dung khác nhau không chỉ với các bài và trang.
Mỗi plugin được cài đặt trên trang web đều được đăng ký trong cơ sở dữ liệu WordPress. Khi dùng plugin, chúng ta phải “nhập” code mới vào code gốc của WordPress hay khi thấy các thay đổi không còn giá trị nữa, hoàn toàn có thể loại bỏ code đó bằng cách vô hiệu hóa plugin này.
Việc cài đặt và hủy plugin cũng rất dễ dàng bạn chỉ cần deactive hoặc delete nếu không muốn sử dụng nữa.
Plugin trong WordPress giúp website của bạn trở thành một trang bán hàng online, tạp chí tin tức, portfolio cá nhân, website công ty, trường học … Cùng với đó, bạn cũng có thể xây dựng hệ thống buôn bán bất động sản, bán xe, xây dựng diễn đàn trao đổi … và tất cả những ý tưởng của bạn đều có thể thực hiện được.
Phân loại Plugin
Kho plugin của WordPress thường sẽ được chia thành 3 nhóm chức năng:Plugin mang tính tối ưu và nâng cấp hiệu năng, Plugin thêm hiệu ứng và tính năng, Plugin lưu trữ và bảo mật.
Plugin mang tính tối ưu & nâng cấp hiệu năng
Loại Plugin tối ưu là loại gần như phổ biến nhất trong những loại Plugin của WordPress
Chúng có những chức năng thường được tìm kiếm cho website như sau:
- Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO
- Tăng tốc độ tải và lướt website
- Xóa Cache
- Tối ưu hình ảnh trong trang
- Tối ưu giao diện cho người đọc
👉 Xem thêm: SEO Hình Ảnh Là Gì? Cách SEO Hình Ảnh Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao 2023
Plugin thêm hiệu ứng & tính năng
Theo sau hiệu suất và tối ưu thì các Plugin dùng để thêm các hiệu ứng trang trí, công cụ tương tác xã hội và tính năng phụ cũng được tìm kiếm rất nhiều cho website WordPress.
Một số loại Plugin phổ biến có thể kể đến như Plugin tạo Landing Page, Plugin tích hợp nền tảng Social Media, Plugin tạo form đăng ký người dùng, Plugin thống kê truy cập,…
Plugin lưu trữ & bảo mật
Plugin lưu trữ & bảo mật
Plugin lưu trữ & bảo mật có vai trò vô cùng quan trọng nhưng dường như lại được ít tìm đến nhất.
Chức năng chính của những Plugin này thường dùng vào mục đích đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu website hay người dùng truy cập vào website đó.
Lợi ích khi cài đặt Plugin wordpress là gì?
Lý do khiến việc cài đặt Plugin WordPress trở nên cần thiết là gì? Một trong những lợi ích của việc sử dụng WordPress là độ phổ biến gần như đứng thứ nhất trên thế giới, từ đó có rất nhiều các nhà phát triển website đã viết ra hàng trăm ngàn Plugin dành riêng cho WordPress mà bạn có thể thêm vào trang web của mình.
Có thể nói Plugin giống như sự bổ sung sức mạnh chi tiết cho WordPress, bạn muốn SEO cho website cũng cần phải có Plugin, muốn tạo Popup hay tính năng của các trang bán hàng cũng phải sử dụng Plugin WordPress,…
Tất cả những gì bạn muốn làm trên website đều có thể thực hiện thông qua Plugin, do đó, nó là phần cực kỳ quan trong cho sự hoạt động và phát triển của website WordPress.
Nhược điểm lớn nhất của các Plugin WordPress là khá phức tạp và khó sử dụng. Tuy nhiên, những plugin này cũng có những ưu điểm lớn có thể kể đến như:
- Tiết kiệm tối đa thời gian: Thay vì phải ngồi lập trình và viết ra những dòng code rối rắm, bạn chỉ cần một cú click cài Plugin vào là xong.
- Tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho những người không chuyên sâu về lập trình website, bạn có thể tùy chỉnh website của mình mà không cần động đến một dòng code nào.
- Cung cấp các thao tác đa năng dành cho website. Từ các chỉnh sửa nhỏ nhất cho đến các thay đổi lớn cho trang web của bạn.
👉 Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Miko Tech Agency
10 Plugin cần thiết cho WordPress là gì?
Có Plugin tốt ắt hẳn cũng sẽ có những plugin rác, sau đây là 10 Plugin cần thiết bạn nên cài đặt cho WordPress
1. WooCommerce
Đứng đầu trong top các plugin cần thiết cho wordpress là WooCommerce. Vậy plugin Woocommerce là gì mà lại được đề cập đầu tiên trong danh sách này?
WooCommerce được tới 1/3 các website thương mại điện tử tin dùng. Nó giúp người dùng bán các sản phẩm hữu hình đến dịch vụ một cách đơn giản. Bên cạnh đó, WooCommerce còn có một thư viện Extension (Gia hạn) lớn có nhiều loại giá.
Nếu bạn đang muốn tìm plugin cho trang web bán hàng, plugin cho trang web thương mại điện tử thì WooCommerce là sự lựa chọn vô cùng chính xác. Nó đem đến cho bạn tất cả những tính năng mà một web site bán hàng cần phải có như trang sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, hỗ trợ nhiều cổng thanh toán
Những tính năng chính của WooCommerce :
- Có nhiều tính năng mở rộng và các plugin sử dụng cho WordPress.
- Cài đặt đơn giản.
- Hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán.
- Cấu trúc thân thiện với người dùng
2. W3 Total Cache
W3 Total Cache là một plugin hỗ trợ tăng tốc (tạo bộ nhớ đệm) tốt và chuyên nghiệp nhất hiện nay mà lại hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, cách sử dụng và cài đặt của plugin này khá phức tạp.
W3 Total Cache cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cải thiện hiệu suất máy chủ của bạn, caching và mọi vấn đề trên trang web của bạn, làm giảm thời gian tải về và cung cấp mạng lưới phân phối nội dung (CDN) tích hợp. Chính vì vậy tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ CDN cho trang web của mình.
3. Yoast SEO
Yoast SEO là một trong plugin WordPress quan trọng và phổ biến nhất hiện nay giúp tối ưu công việc SEO cho website. Được xây dựng và phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010 đến nay, SEO by Yoast gần như là một trong những plugin cơ bản nhất góp mặt trong hầu hết tất cả các website wordpress hiện nay.
Dù bạn đang xây dựng trang blog cá nhân hay là chuyên viên SEO quản lý website cho khách hàng thì Yoast SEO vẫn luôn là công cụ hiệu quả giúp tối ưu hóa website đúng chuẩn SEO bằng cách:
- Tối ưu hóa từ khóa từ khóa và từ liên quan, đồng nghĩa.
- Tối ưu SEO OnPage trên từng trang con.
- Chia sẽ trên mạng xã hội như google, facebook…
- Kiểm tra thông tin của sitemap, file robots.txt, .htaccess, liên kết cố định.
- Tránh trùng nội dung bằng cách cấu hình URL chuẩn
Đây là một công cụ SEO rất hiệu quả, đừng quên tìm hiểu: “Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO website WordPress”
4. Jetpack
Để có thể cập nhật tình trạng và số liệu của người dùng hoạt động trên website thuận tiện ngay trên trang admin của WordPress, thì Plugin tích hợp công cụ phân tích dữ liệu Jetpack sẽ là một Plugin không thể thiếu.
Jetpack là plugin WordPress của Automatic tập hợp các plugin nhỏ để đáp ứng các nhu cầu của người làm web. Jetpack mang đến sự tiện lợi khi bạn chỉ cần cài một plugin duy nhất nhưng lại sở hữu tính năng của nhiều plugin.
5. Akismet
Thế giới web có tới 80% bình luận là spam và rất nhiều lượt đăng ký ảo vào web của bạn. Ngoài vấn đề làm xấu đi website của bạn, những spam cũng rất dễ tiềm ẩn rủi ro bảo mật nhất là với Worpress. Hacker có thể chèn vào bình luận những đoạn mã độc hại khiến website của bạn vĩnh viễn không thể phục hồi.
Akismet là một trong các plugin cần thiết cần cho WordPress bởi vì công dụng chống spam mạnh mẽ của nó. Akismet tự động phát hiện và dọn dẹp những tin nhắn, bình luận, lượt đăng ký được tạo ra từ các tool, phầm mềm, bot,…
6. Advanced TinyMCE
Để tối ưu hóa website, WordPress đã tắt đi một vài chức năng trong trình soạn thảo như: kích thước chữ, kiểu chữ in nghiêng, gạch chân , đánh số đầu dòng,…
Plugin Advanced TinyMCE sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách hiện đầy đủ trình soạn thảo mở rộng thêm với nhiều chức năng soạn thảo mà bạn quen thuộc trong Word.
7. Zopim Live Chat
Khi hoạt động website, việc sở hữu mục chat online là không thể thiếu. Bạn cần tham khảo để hiểu plugin chat là gì và lựa chọn một plugin chat cho phù hợp. Trong số đó có thể kể đến là plugin Zopim Live Chat.
Zopim Live chat là một Plugin miễn phí giúp bạn có thể chèn khung chat vào WordPress một cách dễ dàng, khung chat được hiển thị ngay bên góc phải của trang web.
Zopim Live Chat thông báo cho khách hàng biết được rằng bạn có đang online hay không, có sẵn sàng chia sẻ thông tin đến với khách hàng hay không, từ đó khách hàng có thể chat trực tuyến với bạn.
Plugin Zopim Live Chat là plugin chat rất được ưa chuộng. Plugin này giúp tối ưu hóa cho cả thiết bị di động, nghĩa là bạn có thể chat trực tuyến với khách hàng trên cả điện thoại di động, rất tiện lợi phải không.
Với Plugin này, khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, trang web của bạn sẽ trở nên nổi bật và uy tín hơn. Từ đó thu hút về một lượng tương tác đáng kể.
8. Ad Inserter
Đây là pluggin không thể thiếu đối với website bán hàng hay nói riêng website thương mại điện tử nói chung. Inserter hoạt động hiệu quả trong việc chèn các quảng cáo hay thậm chí là các ShortCode từ những Plugin khác.
Plugin này hiện có lượt đánh giá 5 sao gần như là tuyệt đối và không có gì quá lạ khi mà những gì Ad Inserter cung cấp là rất tuyệt vời, mặc dù chỉ là phiên bản miễn phí.
Với Ad Inserter, bạn có thể dễ dàng chèn các đoạn mã, quảng cáo của Adsense ở các vị trí phù hợp, chẳng hạn trước nội dung, bắt đầu nội dung, giữa nội dung, trước sau comment,…
9. Google Site Kit
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, giám sát hoạt động website là việc cần thực hiện ngay từ khi thành lập và vận hành trang web. Google Site Kit sẽ giúp bạn kiểm tra tất cả hoạt động của site (Impression, Click, Position của Google Search Console, hay Traffic, Bound Rate của Google Analytics) và hiển thị kết quả trên WordPress dashboard.
Những tính năng chính của plugin:
- Báo cáo thông tin về người truy cập theo thời gian thực tế.
- Giúp bạn dễ dàng theo dõi các sự kiện quan trọng của site.
- Cho phép truy cập được tới các báo cáo cơ bản của Google Analytics.
- Đối tượng sử dụng plugin phù hợp là quản trị viên website và người làm hoạt động marketing.
10. Elementor
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc Plugin Elementor là gì? Plugin Elementor là Plugin Page Builder giúp bạn tạo các trang WordPress đẹp mắt một cách dễ dàng. Chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản là bạn đã sở hữu được một Website theo ý muốn.
Elementor được xây dựng dựa trên yếu tố cốt lõi là tốc độ. Vì vậy mà bạn sẽ thấy nó xử lý rất nhanh tất cả yêu cầu. Plugin này xây dựng Page trực tiếp Front-En, có nghĩa là nó sẽ chỉnh sửa Page với trình trực quan để bạn dễ nhìn nhất.
Nó có những tiện ích về văn bản, hình ảnh đến khu vực hiển thị lời chứng thực, đánh giá của khách hàng, thanh trượt, biểu tượng, Tab, phương tiện truyền thông xã hội,… Mỗi tiện ích đều sẽ có cách cài đặt riêng biệt, tuy nhiên chúng rất dễ để sử dụng.
Plugin Elemontor còn cho phép bạn thêm những phần tử được tạo ra từ các Plugin khác của WordPress. Ngoài ra, Elementor còn sở hữu nhiều mẫu sẵn có để bạn dễ sử dụng và chỉnh sửa ngay tức thời. Chỉ với vài cú Click chuột đơn giản là bạn đã sửa được bất kỳ mục nào trên trang hay thay thế bằng nội dung của riêng mình.
👉 Xem thêm: Top 12 plugin bạn cần cài đặt cho WordPress
Tìm các Plugin WordPress ở đâu?
Bạn nên tham khảo các ưu nhược điểm plugin trên WordPress để cân nhắc đâu là plugin phù hợp cho trang web của bạn.
Để tìm cà cài đặt các plugin cho WrorrldPress, bạn có thể cài trực tiếp từ thư viện trên Dashboard, upload file .zip của plugin hoặc upload plugin vào thư mục /wp-content/plugins trên localhost/host.
Để tìm plugin, các bạn truy cập vào Dashboard –> Plugins –> Add New
Khi vào đó, bạn cũng có thể tìm plugin thông qua tên bằng cách điền tên ở khung Search Plugins bên tay phải rồi Enter, hoặc xem danh sách các plugin thông qua các bộ lọc như Featured (nổi bật), Popular (thông dụng), Recommended (khuyên dùng).
Tại đây, bạn có thể tìm thấy vô số các plugin cần có cho WordPress từ plugin miễn phí đến trả phí với những thông tin mô tả chi tiết để bạn dễ dàng lựa chọn.
Cài đặt và sử dụng Plugin WordPress trực tiếp qua Dashboard
Đây là cách đơn giản nhất. Nhược điểm là bạn chỉ có thế cài đặt các plugin free có sẵn trên kho WordPress.org.
Bước 1:
Điều đâu tiên bạn cần làm là đi đến khu vực admin WordPress đi đến Plugins » Add New.
Bước 2:
Nhập tên hoặc từ khóa plugin bạn muốn tìm.
Sau đó, bạn sẽ thấy danh sách plugin hiện ngay bên dưới.
Chọn đúng plugin muốn cài đặt sau đó chọn Install Now.
Bước 3:
Sau khi cài xong bạn nút Install Now sẽ chuyển thành Active.
Bấm vào để active plugin vừa cài đặt là thành công nhé.
Vậy bạn đã thành công trong việc cài đặt plugin trực tiếp trong Dashboard và có thể đi vào sử dụng các plugin cho website của mình.
Như vây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về plugin WordPress là gì? Định nghĩa, cách dùng, lợi ích trong website. Cùng với đó biết thêm cách những lưu ý và cách cài đặt plugin cho WordPress. Hi vọng Miko Tech đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/