Bạn không biết băng thông là gì? Bạn cần tìm hiểu đơn vị và các phương pháp đo băng thông hiệu quả? Bạn muốn biết sự ảnh hưởng của băng thông đến website? Vậy thì hãy đến ngay với bài viết dưới đây của Miko Tech để tìm hiểu toàn bộ những thông tin liên quan về băng thông nhé!
Bên cạnh đó, bạn có thể nhấn vào đây để xem chi tiết về dịch vụ của Miko Tech:
- Thiết kế website giáo dục trường học giao diện đẹp
- Thiết kế website bán vé máy bay hiện đại
- Thiết kế website phòng khám chuẩn UX/UI
1. Băng thông là gì?
Băng thông là gì? Băng thông trong tiếng anh còn được gọi là Bandwidth được dùng để chỉ lượng dữ liệu tối đa được truyền tải đi trong 1 giây.
Hay nói khác hơn, băng thông chính là tốc độ truyền của dữ liệu trong một đường truyền.
Đối với website, băng thông được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể upload và download giữa website với máy tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số dung lượng tối đa được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
2. Các dạng băng thông trên máy tính
Băng thông sẽ được phân chia thành các loại khác nhau dựa theo. hai phương thức chính sau:
Theo phạm vi sử dụng
Dựa vào phạm vi sử dụng, băng thông được chia làm hai loại:
- Băng thông trong nước: Chức năng chính của băng thông trong nước được dùng để tương tác, trao đổi giữa các máy chủ trong cùng một nước. Những loại băng thông trong nước sẽ thích hợp để bạn có thể sử dụng vào mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Băng thông quốc tế được dùng trong việc trao đổi thông tin giữa các máy chủ đa quốc gia. Nếu cáp quốc tế xảy ra vấn đề như bị đứt thì việc truy cập vào website quốc tế sẽ bị gián đoạn hoặc tải trang với tốc độ chậm hơn bình thường
Theo dung lượng sử dụng
Dựa vào dung lượng sử dụng, chúng ta có thể chia băng thông thành các loại sau:
- Băng thông được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định để có thể kết nối mạng. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn tiếp tục dùng.
- Băng thông được chia sẻ: Đối với loại băng thông được chia sẻ, bạn có thể dùng chúng cho nhiều máy chủ khác nhau để tránh tình trạng sever bị đứng.
- Băng thông riêng: Khi sử dụng băng thông riêng, bạn phải trả phí cho phần dung lượng đã dùng và không cần phải chia sẻ chúng.
3. Đơn vị đo Bandwith
Lúc đầu, băng thông sử dụng đơn vị đo lường là bit/giây. Tuy nhiên, không gian mạng hiện nay lại có dung lượng băng thông lớn hơn so với đơn vị đã được sử dụng. Do đó, băng thông đã được thay đổi sang đơn vị megabit/giây, gigabit/giây, terabit/giây. Cụ thể:
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.
Ngoài ra, băng thông còn được đo bằng các đơn vị khác như: Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Càng về sau, các đơn vị sẽ có dung lượng gấp 10 lần đơn vị ở phía trước liền kề.
Tìm hiểu thêm: Bit Là Gì? Khi Nào Dùng Bit Khi Nào Dùng Byte?
4. Phương pháp đo băng thông hiệu quả
Thông thường, các ứng dụng được dùng để đo bandwidth phổ biến là Test TCP (TTCP) và PRTG Network Monitor:
- Test TCP: Đây là tiện ích dùng để đo lường dung lượng trên IP Networks giữa hai máy chủ. Theo đó, một máy chủ sẽ có vai trò là bên nhận và máy chủ còn lại sẽ là bên gửi.
- PRTG Network: Tiện ích này sẽ cung cấp biểu đồ và giao diện đồ họa để người dùng có thể đo lường băng thông trong một khoảng thời gian dài hơn. Ngoài ra, PRTG còn có thể hỗ trợ đo lưu lượng giữa các giao diện khác nhau
Để đo băng thông thì tổng lưu lượng bandwidth nhận và gửi đi sẽ được tính trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó, kết quả của phép tính sẽ được hiển thị dưới dạng số trên giây.
Một phương pháp đo băng thông hiệu quả khác đó chính là cách truyền một hoặc vài tệp đã biết kích thước và đếm thời gian truyền. Sau đó, kết quả sẽ được chuyển thành Bps bằng cách chia kích thước các tệp cho lượng thời gian chuyển cần thiết.
5. Cách ước tính băng thông của website
Để tính được băng thông của website, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Băng thông website = Kích thước trung bình của trang x Lượng khách truy cập trung bình hàng tháng x Số lần truy cập trung bình của mỗi khách hàng
Ví dụ: Dung lượng trung bình của website cho một trang là 1Mb. Lượt truy cập trung bình của website trong 1 ngày là khoảng 100. Trung bình mỗi lượt truy cập là 5 trang. Công thức tính sẽ là:
- 1 ngày = 1Mb x 100 x 5 = 500Mb
- 1 tháng = 500 Mb x 30 = 15.000Mb (15Gb).
6. Giới hạn của băng thông được hiểu là gì?
Giới hạn Bandwidth được biết đến như một chức năng có thể giảm thiểu các hoạt động download/upload của người dùng khi truy cập mạng. Chức năng này được tạo ra nhằm đảm bảo cho chất lượng đường truyền mạng được ổn định.
Tuy nhiên, lại có khá nhiều người dùng đưa ra lựa chọn sử dụng dịch vụ băng thông không giới hạn. Theo đó, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng có thể truy cập các trang mạng nhanh chóng và thao tác được nhiều tab trong cùng một lúc.
Ngoài ra, ngay cả khi dung lượng bị tăng đột biến thì đường truyền mạng cũng sẽ được đảm bảo luôn ở trong tình trạng hoạt động ổn định.
7. Cách Ngăn Chặn Tình Trạng Bóp Băng Thông Hiệu Quả
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng bóp băng thông khi truy cập Internet? Đó là khi nhà mạng hoặc quản trị viên mạng cố tình giảm lưu lượng mạng của bạn, dẫn đến tốc độ truyền tải chậm chạp. Để tránh tình trạng này, hãy thử áp dụng những cách sau đây:
- Sử dụng công cụ kiểm tra miễn phí như Glasnost: Hãy thường xuyên kiểm tra băng thông mạng của bạn bằng công cụ như Glasnost. Điều này giúp bạn phát hiện sự giảm lưu lượng mạng vào cuối tháng, khi nhà mạng có thể giảm tốc độ truyền tải.
- Sử dụng mạng riêng ảo (VPN): Khi kết nối qua VPN, dữ liệu của bạn được mã hóa và khó nhận diện. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không thể xác định bạn đang truy cập trang web nào. VPN giúp bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn tình trạng bóp băng thông.
- Tìm hiểu và sử dụng các nhà mạng không bị bóp băng thông: Nếu tình trạng bóp băng thông trở thành vấn đề lớn, hãy tìm hiểu và chuyển sang sử dụng nhà mạng không thực hiện việc giới hạn lưu lượng mạng của khách hàng.
- Sử dụng phần mềm tăng tốc mạng: Có nhiều phần mềm tăng tốc mạng hỗ trợ tối ưu hóa băng thông và tăng cường tốc độ truyền tải. Hãy tìm hiểu và sử dụng các phần mềm này để trải nghiệm Internet mượt mà hơn.
8. Ảnh hưởng của băng thông đến website
Thông thường, giới hạn của băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng lớn. Trong trường hợp băng thông bị hết, yêu cầu truy cập website của người dùng sẽ bị từ chối.
Chính vì vậy, không chỉ cần một website chuyên nghiệp mà bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Yếu tố này sẽ giúp người dùng đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Băng thông càng lớn thì các tác vụ, xử lí yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
9. Những câu hỏi thường gặp về băng thông
Băng thông bao nhiêu là mạnh?
– Tốc độ trung bình: Tốc độ từ 15-30 Mbps được coi là đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản của người dùng.
– Tốc độ rất nhanh: Tốc độ từ 50 Mbps trở lên được xem là rất nhanh.
Sự khác biệt giữa băng thông và lưu trữ web?
Băng thông là khả năng truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và người dùng. Nó đo lường số lượng dữ liệu có thể truyền đi trong một đơn vị thời gian nhất định.
Trong khi đó, lưu trữ web là không gian lưu trữ dùng để chứa dữ liệu của trang web, bao gồm các tập tin, hình ảnh, video và cơ sở dữ liệu. Lưu trữ web quyết định khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu của trang web.
Cả hai đều quan trọng để đảm bảo trang web hoạt động hiệu quả và cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng.
Khi nào băng thông của tôi được thiết lập lại?
Băng thông đặt lại mỗi tháng vào ngày đặt lại, có thể tìm thấy trong Site Settings của Manager’s Page.
Điều gì xảy ra nếu tôi vượt quá Băng thông hàng tháng của mình?
Nếu băng thông của bạn vượt quá định mức hàng tháng, tài khoản sẽ bị đóng băng (người dùng không thể truy cập được) cho đến khi băng thông được thiết lập lại. Điều tương tự cũng xảy ra nếu dung lượng lưu trữ web của bạn bị vượt quá.
Trên đây là bài viết của Miko Tech về băng thông là gì? một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng đem đến cho bạn những kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.
Mong rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về băng thông. Chúc bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/