fbpx
Logo

Brand Essence là gì? Tầm quan trọng, yếu tố đánh giá, ví dụ

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Mỗi cá thể đều đánh dấu cho mình bằng những đặc trưng riêng, những mô tả khác biệt. Thương hiệu cũng không ngoại lệ, các Marketer gọi đó là Brand Essence. Cùng Miko Tech tìm hiểu qua bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi Brand Essence là gì nhé!

Không dừng lại ở đó, bài viết sẽ mách bạn tầm quan trọng của Brand Essence và những nguyên tắc cần nắm khi phát thảo Brand Essence. Bên cạnh đó, các yếu tố, bí quyết khi xây dựng Brand Essence và đặc điểm nhận diện Brand Essence với Brand Promise cũng được đề cập ngay trong bài viết dưới đây! 

Brand Essence là gì?

Brand Essence là gì? Thuật ngữ “Brand Essence” được hiểu là bản chất của một thương hiệu, mang theo những giá trị cốt lõi như sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý vận hành doanh nghiệp. Điều này cũng giúp phản ánh những chiến lược thương hiệu của công ty bạn.
Brand Essence là gì?
Brand Essence là gì?

Hãy coi bản chất thương hiệu là linh hồn hoặc DNA của công ty bạn. Nếu bạn biết chính xác doanh nghiệp của mình là gì, bạn cũng sẽ có thời gian dễ dàng hơn trong việc truyền đạt ý nghĩa của mình cho khách hàng.

Tầm quan trọng của Brand Essence đối với mô hình định vị thương hiệu

Hỗ trợ các chiến lược tiếp thị

Bản chất thương hiệu sẽ cung cấp thông tin cho các quyết định về thương hiệu, hỗ trợ hiệu quả các chiến lược tiếp thị nhằm tăng nhận diện thương hiệu (Brand Recognition). Nói cách khác, việc tạo giá trị, xác định tuyên bố sứ mệnh, viết khẩu hiệu, thiết kế sản phẩm mới và xây dựng nội dung tiếp thị sẽ dễ dàng hơn nhiều khi thương hiệu của bạn có Brand Essence.

Xem thêm về bài viết: Brand marketing là gì? Công việc của Brand marketing là làm gì?

Thu hút khách hàng mục tiêu

Thương hiệu của bạn không thể dành cho tất cả mọi người. Bản chất thương hiệu sẽ giúp bạn tìm ra đối tượng mục tiêu cần tập trung vào. 

Brand Essence thu hút khách hàng tiềm năng
Brand Essence thu hút khách hàng tiềm năng

Duy trì tính nhất quán của thương hiệu

Bản chất thương hiệu có thể giúp xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách làm nổi bật các yếu tố cảm xúc và con người trong thương hiệu của bạn. Đồng thời, nó cũng là nền tảng giúp duy trì tính nhất quán của một thương hiệu.

Nguyên tắc thương hiệu cần nắm khi phác thảo Brand Essence

Khi phác thảo bản chất thương hiệu, có 3 nguyên tắc bạn cần nắm vững gồm:

  • Thỏa mãn nhu cầu vật lý (Functional Need).
  • Thỏa mãn nhu cầu cảm xúc (Emotional Need).
  • Thỏa mãn nhu cầu xã hội (Social Need).

Khung xây dựng nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Khi xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì cần cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa tính chân thực và khát vọng để xây dựng lòng tin và khơi gợi sự kết nối cảm xúc.

Để tạo ra Brand Essence phù hợp và tạo được tiếng vang với khách hàng, bạn cần đảm bảo rằng bản chất thương hiệu có đủ 5 yếu tố được đề cập bên dưới. 

Tạo sự liên quan

Bản chất thương hiệu là cảm giác hoặc thái độ mà khách hàng mong muốn. Do đó, thương hiệu cần tạo ra sự liên kết giữa bản chất thương hiệu với mọi mặt của doanh nghiệp, với cảm xúc, mong muốn của khách hàng.

Ví dụ, Apple đã tận dụng sự “trỗi dậy” của máy tính cá nhân để đưa ra quan điểm “Think Different” và cạnh tranh với Microsoft bằng cách nhắm mục tiêu vào những người trẻ tuổi năng động, ưa thích sự sáng tạo, tạo xu hướng mới.

brand essence là gì
“Think Different” nhắm đến sự sáng tạo của người trẻ

Có yếu tố vượt thời gian

Một Brand Essence phải phù hợp với bối cảnh hiện tại và mở rộng trong tương lai. Chắc chắn bạn sẽ không muốn thay đổi bản chất thương hiệu thường xuyên vì đó là cốt lõi của công ty.

Ngoài ra, việc này có thể khiến khách hàng bối rối, giảm mức độ trung thành. Chính vì thế, bản chất thương hiệu cần có yếu tố vượt thời gian.

Tạo sự đáng nhớ

Người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhớ những thông điệp ngắn gọn, súc tích và mạnh mẽ hơn những thông điệp về bản chất thương hiệu quá dài dòng. Do đó, bạn chỉ nên mô tả Brand Essence qua vài từ ngắn, ấn tượng, đủ làm nổi bật bản chất thương hiệu của mình.

Đem lại sự khác biệt

Tính độc đáo của thương hiệu sẽ làm nổi bật sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là bạn không thể chỉ sao chép danh tính của thương hiệu khác, mà còn tự làm nổi bật thương hiệu của mình lên tầm cao mới nữa.

Bạn hãy tự hỏi bản chất nào khiến thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt? Liệu khách hàng có quyết định lựa chọn thương hiệu của bạn không?

Ví dụ:

Đúng như tên gọi, chiến dịch “Think Different” của Apple rất khác biệt và tạo được sự nổi bật với các đối thủ còn lại. Trong chiến dịch này, logo của Apple là một trái táo khuyết được sơn màu cầu vồng, kết hợp với màu trắng đen của các tấm ảnh tạo sự tương phản hoàn toàn với nhau.

brand essence là gì
Chiến dịch “Think Different” kinh điển của Apple

Điều này cho thấy một thông điệp rõ ràng: “Think Different” – suy nghĩ khác biệt. Kiểu quảng cáo này đã tạo ra sự thu hút và kích thích sự suy nghĩ mà Apple mong muốn truyền tải cho người xem.

Tạo sự tin tưởng

Bản chất thương hiệu của bạn phải có tính xác thực để khách hàng tin tưởng vào nó và quyết định “rút hầu bao” cho sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu bạn.

Bạn có thể giành được lòng tin của khách hàng bằng cách giữ cho tất cả các điểm tiếp xúc thương hiệu nhất quán, đảm bảo bản chất thương hiệu luôn nổi bật, rõ ràng.

Các yếu tố đánh giá một Brand Essence mạnh

  • Unique (Độc đáo): Brand Essence mang tính độc đáo và giúp thương hiệu nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Brand Essence giúp thương hiệu tạo được nhận dạng riêng trên thị trường.
  • Intangible (Vô hình): Bản chất thương hiệu không phải là một tài sản hữu hình như yếu tố giá cả hay các tính năng sản phẩm. Brand Essence là một yếu tố vô hình.
  • Customer Defined (Được định hình bởi khách hàng) : Bản chất thương hiệu được định hình bởi khách hàng. Công việc của thương hiệu chỉ là định hướng khách hàng.
  • Meaningful (Có ý nghĩa): Một Brand Essence vô nghĩa thì tốt nhất không nên có Brand Essence. Bản chất thương hiệu đại diện cho sản phẩm và dịch vụ của công ty, đề xuất giá trị của thương hiệu.
  • Consistent (Nhất quán): Bản chất thương hiệu cần phải nhất quán trong mọi điểm chạm (touch-point) của thương hiệu với khách hàng.
  • Sustainable (Bền vững): Bản chất thương hiệu không liên quan đến các yếu tố hữu hình như tên hoặc Logo, thứ có thể thay đổi theo thời gian. Brand Essence cần mang tính liên tục và bền vững. Thương hiệu sẽ vẫn giữ được Brand Essence ngay cả khi nó đổi nhận dạng thương hiệu.
  • Scalable (Có khả năng mở rộng): Bản chất thương hiệu mang tính bền vững không có nghĩa là nó không thể mở rộng và phát triển. Brand Essence luôn luôn mở rộng và thêm chiều sâu khi doanh nghiệp phát triển lên.

Ví dụ về Brand Essence

Thật dễ dàng để nhớ về Tagline (khẩu hiệu) hoặc Logo của một thương hiệu yêu thích, nhưng Brand Essence không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Các ví dụ nổi bật về Brand Essence
Các ví dụ nổi bật về Brand Essence
  • Dyson – “Efficiency: Efficiency là DNA của thương hiệu Dyson. Thương hiệu này đã cung cấp máy hút bụi không túi đầu tiên, tạo ra Brand Essence rõ ràng. Tất cả các sản phẩm được thiết kế để làm cho cuộc sống của khách hàng ‘Efficiency’ hơn bằng cách loại bỏ dây, túi và tạo ra các sản phẩm đa năng.
  • Arc’teryx – “Unrivaled Performance: Arc’tryx là một thương hiệu thiết bị ngoài trời của Canada được biết đến với giá thành cao với các sản phẩm chất lượng cao. Brand Essence của nó xoay quanh hiệu suất vượt trội, biến các sản phẩm với thiết kế sáng tạo, kết hợp khoa học, kỹ thuật và thủ công.
  • Ralph Lauren – “Success and the American Dream: Ralph Lauren – cam kết với Giấc mơ Mỹ. Thương hiệu nắm bắt được điều này trong tuyên bố bản chất thương hiệu, tập trung vào câu chuyện gia đình Lauren và tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào cuộc sống của giới thượng lưu Mỹ.
  • Adobe – “Creativity for All: Adobe phục vụ cho nhiều khách hàng, nhưng sự sáng tạo là cốt lõi của mọi sản phẩm và chiến dịch. Bản chất thương hiệu này đã giúp Adobe trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà sáng tạo, từ các nhà thiết kế sản phẩm và Web đến các nghệ sĩ
  • Apple – Simplicity: Khi nghĩ về công nghệ, chúng ta thường liên tưởng đến những máy móc cồng kềnh, phức tạp. Tuy nhiên Brand Essence của Apple là sự “đơn giản” tạo cảm giác nó hoạt động một cách dễ dàng.
  • Adidas – Relentles: Adidas muốn thúc đẩy cho khách hàng của họ cảm giác tự do và sức mạnh mà bạn có được khi vượt qua ranh giới và bứt phá lên những tầm cao mới về hiệu suất. Những người tham gia tập luyện hoặc thể thao biết khi nào họ đang cố gắng hơn bao giờ hết. Đó là một khoảnh khắc mạnh mẽ.

Phân biệt Brand Essence và Brand Promise

Brand Essence và Brand Promise là hai khái niệm dễ gây bối rối cho những người làm Marketing. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề có hay không sự khác biệt giữa hai yếu tố này? Nếu nói Brand Essence và Brand Promise là một thì cũng không sai, nhưng vẫn có một chút lưu ý về hai yếu tố này.

Brand Promise là một tuyên bố hứa hẹn của thương hiệu về giá trị và trải nghiệm mà thương hiệu đó sẽ mang lại cho khách hàng. Như vậy, bản chất Brand Promise cũng giống Brand Essence. Có chăng sự khác biệt chỉ là Brand Promise ‘chuyển thể’ Brand Essence thành một cụm từ mang tính hoa mỹ hơn.

Phân biệt Brand Essence và Brand Promise
Phân biệt Brand Essence và Brand Promise

Thêm vào đó, nhiều thương hiệu cũng không đưa ra Brand Promise rõ ràng, đó là lí do vì sao tồn tại 2 loại Brand Promise là Literal Promise và Implied Promise. Dù không thực sự nói ra lời hứa, nhưng thương hiệu vẫn ngầm thực hiện lời hứa đó thông qua các hoạt động Marketing.

Như vậy, nếu coi Brand Essence và Brand Promise giống nhau quả không sai, nhưng người làm Marketing cũng có thể phân biệt hai yếu tố này để tách biệt phần ‘cốt lõi’ và phần ‘phát ngôn cho cốt lõi đó’. Đó là lý do vì sao Brand Essence nhiều khi không rõ ràng mà chỉ ở dạng Implied Promise.

Những câu hỏi thường gặp về Brand Essence

Làm thế nào để xác định Brand Essence cho thương hiệu của mình?

Để xác định Brand Essence, bạn cần phân tích tổng quan về thương hiệu, giá trị cốt lõi và những gì thương hiệu muốn truyền đạt đến khách hàng. Sau đó, tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất, đơn giản và súc tích nhất để hình thành Brand Essence.

Brand Essence và Unique Selling Proposition (USP) khác nhau như thế nào?

Brand Essence tập trung vào cốt lõi, bản chất và giá trị cốt lõi của thương hiệu, trong khi USP tập trung vào sự khác biệt và lợi ích cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu mang lại.

Brand Essence có thể thay đổi hay không?

Brand Essence không thể thay đổi. Đây là yếu tố cố định và duy nhất xác định bản sắc của thương hiệu.

Bài viết này đã cho bạn biết khái niệm Brand Essence là gì, tầm quan trọng, những nguyên tắc cần nắm khi xây dựng Brand Essence. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp khung xây dựng tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và phân biệt Brand Essence với Brand Promise. Hãy theo dõi Miko Tech để cập nhật những bài viết mới nhất và nhiều kiến thức thú vị nhé!

03.09.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!