Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu về việc quản lý nội dung website, CMS đã giúp hàng triệu người trong việc xây dựng và quản lý các trang web của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về CMS là gì, cách nó hoạt động và lợi ích mà nó mang lại cho việc quản lý nội dung trên website.
CMS là gì?
CMS (Content Management System) là một hệ thống quản trị nội dung trên website, giúp người dùng dễ dàng tạo, chỉnh sửa và quản lý nội dung trên trang web một cách dễ dàng. Với CMS, người dùng không cần phải có kiến thức về lập trình hay thiết kế UX/UI để duy trì một trang web chuyên nghiệp với cấu trúc dữ liệu lớn.
CMS giúp người dùng quản lý và tổ chức các thành phần của trang web như bài viết, hình ảnh, video, tệp tin… Nhờ sự tiện lợi này, người dùng có thể tự do sáng tạo nội dung và tùy chỉnh giao diện theo ý muốn. Ngoài ra, CMS còn nhiều chức năng khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
CMS hoạt động như thế nào?
Khi muốn tạo lập một trang web, người dùng thường phải thực hiện các bước lập trình và viết mã code cho cả phần FrontEnd và BackEnd. Đối với phần FrontEnd, ngôn ngữ lập trình thông thường được sử dụng bao gồm HTML, CSS và JavaScript. Còn đối với phần BackEnd, ngôn ngữ lập trình phổ biến bao gồm PHP, Python và JavaScript.
Với việc sử dụng hệ thống CMS, người dùng không cần phải can thiệp trực tiếp vào các phần này nữa. CMS cung cấp một giao diện và hệ thống chạy trực tiếp trên trình duyệt, cho phép người dùng tạo lập, điều chỉnh và xuất bản nội dung trên giao diện Backend. Khi muốn xuất bản nội dung, người dùng chỉ cần kiểm tra và nhấn nút “xuất bản”. Các tác vụ liên quan đến kết nối máy chủ cũng được CMS xử lý tự động.
Các chức năng chủ yếu của CMS là gì?
Như đã đề cập ở trên, CMS có nhiều chức năng giúp bạn tạo và quản lý trang web dễ dàng mà không cần phải hiểu quá nhiều về kỹ thuật. Sau đây là một số chức năng chính của CMS:
Quản lý nội dung
CMS giúp người dùng quản lý và điều chỉnh nội dung trên trang web một cách dễ dàng và hiệu quả. Người dùng có thể viết và định dạng văn bản, thêm hình ảnh, video, liên kết và các phương tiện đa phương tiện khác vào bài viết.
Ngoài ra, CMS cho phép người dùng lập lịch đăng bài viết hoặc nội dung trên trang web. Người dùng có thể đặt ngày và giờ cụ thể cho việc xuất bản nội dung, giúp quản lý thời gian và tự động đăng bài viết theo lịch trình đã thiết lập.
Quản lý hình ảnh và tệp tin
Cùng với chức năng quản lý nội dung, CMS cũng cho phép người dùng tải lên và quản lý hình ảnh, tệp tin và tài liệu khác trên trang web. Người dùng có thể tải lên hình ảnh và tệp tin từ máy tính cá nhân của mình hoặc từ các nguồn khác như máy ảnh kỹ thuật số hoặc dịch vụ lưu trữ đám mây.
Sau khi tải lên, CMS sẽ tổ chức và lưu trữ những hình ảnh và tệp tin này trong cơ sở dữ liệu của nó. Một số hệ thống CMS cung cấp các công cụ quản lý tệp tin linh hoạt, cho phép người dùng tạo danh mục và thư mục để sắp xếp hình ảnh và tệp tin theo cách riêng của họ.
Quản lý giao diện
Với CMS, người dùng có thể chọn giao diện từ một loạt các theme có sẵn và tùy chỉnh chúng theo phong cách riêng. Qua giao diện đồ họa và công cụ chỉnh sửa, người dùng có thể thay đổi màu sắc, font chữ, bố cục và hình ảnh nền của trang web.
Nhờ tính năng kéo thả và di chuyển, người dùng dễ dàng điều chỉnh vị trí của các phần tử trên trang web và sắp xếp chúng theo ý thích. Trong quá trình chỉnh sửa giao diện, những hình ảnh trong thư viện cũng có thể được sử dụng để chèn vào trang cực kỳ nhanh chóng.
Phân quyền
Tính năng phân quyền của hệ thống CMS là một tính năng quan trọng giúp người dùng kiểm soát và quản lý quyền truy cập vào nội dung trên trang web. Nó cung cấp các cấp độ phân quyền và quyền hạn khác nhau cho từng thành viên trong nhóm làm việc, dựa trên vai trò và trách nhiệm của họ.
Người dùng có thể tạo tài khoản và phân quyền khác nhau cho từng thành viên ví dụ như quản trị viên (administrator), biên tập viên (editor), tác giả (author), và người đọc (reader). Tùy thuộc vào quyền mà mỗi người có những vai trò riêng và chủ website có thể theo dõi ai đã thực hiện chỉnh sửa và chỉnh sửa những nội dung gì.
Chi tiết tại: Cách Phân Quyền Trong WordPress Là Gì? Các Plugin Có Chức Năng Phân Quyền
Lý do nên dùng CMS là gì?
Việc sử dụng CMS có thể mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng xem xét cụ thể những ảnh hưởng của nó đến quy trình và năng suất của bạn.
Không đòi hỏi kiến thức lập trình
Hệ thống CMS cho phép những người dùng không phải lập trình viên chuyên nghiệp sử dụng và thiết kế website dễ dàng. Không cần phải phụ thuộc vào các nhà phát triển phần mềm, bạn vẫn có thể tạo ra website của riêng mình mà không cần phải biết viết mã.
Mặc dù không cần đến coding để sử dụng CMS, bạn vẫn có thể thêm các mã tùy chỉnh để thêm chức năng vào trang web. Đối với những người dùng có nguồn lực kỹ thuật và thời gian hạn chế, CMS có thể là công cụ mạnh mẽ để xây dựng trang web.
Cộng tác dễ dàng
Nhiều người dùng có thể truy cập và làm việc ở back end của CMS cùng một lúc. Giả sử trong một ngày bất kỳ nào đó, các nhân viên marketing truy cập vào hệ thống để tạo nội dung, các chuyên gia IT truy cập để triển khai các giao thức bảo mật và các lập trình viên thêm mã tùy chỉnh vào theme của bạn.
Như vậy, tất cả đều đang truy cập vào CMS và học có thể làm việc trên cùng một trang đích. Qua đó, chúng ta thấy rằng nhiều người có thể cùng truy cập vào CMS và cùng tạo ra thay đổi trên trang, hiệu suất làm việc theo nhóm cũng sẽ cao hơn.
Phân định trách nhiệm
Một hệ thống CMS cho phép người dùng cộng tác với nhau theo một cách hiệu quả và an toàn nhất có thể nhờ các quyền khác nhau. Nhờ có chức năng này, mỗi người chỉ có thể thực hiện thay đổi theo quyền hạn của mình.
Ví dụ, một người có quyền viết nội dung có thể có những quyền họ cần để viết, xuất bản và quản lý nội dung. Tuy nhiên, họ sẽ không thể xóa plugin hoặc thay đổi đáng kể chức năng của trang web.
Hỗ trợ SEO
Các nền tảng CMS cung cấp các plugin cũng như các tiện ích bổ sung để giúp bạn tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm. Cụ thể, CMS cho phép người dùng thực hiện những hành động như:
- Tùy chỉnh tiêu đề trang, các thẻ H và meta description
- Tạo URL thân thiện
- Tạo sơ đồ trang web XML
- Thêm alt text cho hình ảnh
- Tạo 301 redirect
- Tạo internal link
- Tích hợp công cụ SEO (Rankmath, Google Analytics, Google Search Console…)
Mặc dù SEO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng CMS cũng là một công cụ hữu dụng để tăng thứ hạng website trên SERP.
Sử dụng chi phí hiệu quả
Chi phí bảo trì website có thể khá lớn nếu bạn có một trang web tĩnh (static website). Khi đó, bạn phải liên hệ với một chuyên viên thiết kế web hoặc lập trình viên để yêu cầu thực hiện các thay đổi. Mặc dù đó có thể chỉ là một thao tác nhỏ nhưng có khi bạn sẽ phải đợi vài ngày để xem bản cập nhật.
Đầu tư vào một hệ thống CMS có thể giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Bạn không còn phải dựa vào dev để thực hiện các thay đổi đối với trang web mà có thể tự mình thực hiện khi cần.
4 loại CMS thông dụng nhất
Hệ thống CMS có thể được phân loại và mỗi loại có những đặc điểm khác nhau:
CMS mã nguồn mở (hay Open-source CMS)
CMS mã nguồn mở là một hệ thống quản lý nội dung mà mã nguồn của nó được công khai, cho phép người dùng truy cập và sửa đổi heo nhu cầu của mình. Một trong những lợi ích chính của loại CMS này là tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao.
Bạn có thể tải xuống phần mềm CMS nguồn mở mà không mất phí ban đầu, không có giấy phép, chi phí nâng cấp, hay hợp đồng. Ví dụ về các nền tảng CMS mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm:
CMS thương mại (hay Commercial CMS)
CMS thương mại là một sản phẩm được phát triển và cung cấp bởi các công ty hoặc tổ chức thương mại, muốn sử dụng phải trả phí. Tuy nhiên, nó sẽ có các tính năng mở rộng và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cao cấp.
Một trong những ưu điểm của loại CMS này là khả năng cung cấp các giải pháp đa dạng, phù hợp với các yêu cầu cụ thể của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ví dụ về một số CMS thương mại là:
- Kentico
- Microsoft SharePoint
- Pulse CMS
- Sitecore
- Shopify
CMS tùy chỉnh (hay Custom CMS)
CMS tùy chỉnh là một loại hệ thống quản lý nội dung được thiết kế riêng cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể. Việc tạo ra loại CMS này đòi hỏi phát triển phần mềm chuyên sâu và kiến thức kỹ thuật cao.
Một trong những lợi ích của CMS tùy chỉnh là cho phép doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát nền tảng. Tuy nhiên, việc xây dựng và duy trì một custom CMS có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực so với việc sử dụng các hệ thống CMS sẵn có.
Một số loại custom CMS là:
- Magnolia CMS
- TYPO3
- Craft CMS
- Kentico CMS
- Umbraco CMS
CMS dựa trên đám mây (hay Cloud-based CMS)
Cloud-based CMS là một hệ thống quản lý nội dung được lưu trữ trên nền tảng đám mây. Thay vì cài đặt và quản lý trên máy chủ riêng, người dùng có thể truy cập và quản lý trang web của mình thông qua trình duyệt web từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
Cloud-based CMS cung cấp tính linh hoạt và tiện lợi, người dùng không cần lo lắng về việc cài đặt, nâng cấp và bảo trì phức tạp. Nó cũng cho phép nhiều người cùng làm việc trên trang web và có độ bảo mật cao. Ví dụ về cloud-based CMS bao gồm:
- WordPress
- Wix
- Squarespace
- Weebly
- Blogger
Top 7 CMS phổ biến nhất năm 2024
Sau đay, chúng ta sẽ cùng xem qua top 7 CMS thông dụng nhất hiện nay:
1. WordPress
Hiện nay, WordPress là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở phổ biến và mạnh mẽ. Nó rất dễ sử dụng, ngay cả đối với những người không có nhiều kiến thức về kỹ thuật liên quan. WordPress cung cấp hàng ngàn chủ đề (theme) và plugin mở rộng, cho phép người dùng tùy chỉnh trang web của mình theo ý muốn.
Phù hợp với: Các doanh nghiệp nhỏ và freelancer
2. Joomla
Joomla là CMS phổ biến thứ hai sau WordPress và có hơn 3 triệu trang web sử dụng. Joomla cũng là CMS mã nguồn mở miễn phí cho phép bạn tạo và quản lý trang web mà không cần phải biết kiến thức lập trình.
Joomla là một nền tảng CMS cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt. Nó có thể được sử dụng để tạo bất kỳ loại trang web nào, từ một blog đơn giản đến một cửa hàng thương mại điện tử. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ đa ngôn ngữ và giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Phù hợp với: Các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC)
3. Drupal
Drupal là một CMS rất linh hoạt và được ưa chuộng bởi các tập đoàn lớn hay cơ quan chính phủ như NASA. So với một số hệ thống CMS khác, Drupal có thể phức tạp hơn và đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao để cấu hình và tùy chỉnh.
Drupal cũng cấp hơn 47.000 module để bổ trợ cho người dùng, bao gồm mọi thứ từ thương mại điện tử đến mạng xã hội. Bạn có thể chọn một trong số những module này cùng hàng nghìn chủ đề miễn phí để xây dựng trang web. Ngoài ra, tính bảo mật của Drupal cũng khá cao.
Phù hợp với: Tập đoàn lớn và cơ quan chính phủ
4. Magento
Magento là một CMS chuyên dụng cho việc xây dựng và quản lý các trang web thương mại điện tử. Với hơn 10 năm phát triển, Magento đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn xây dựng cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp.
Magento cung cấp một loạt các tính năng và công cụ mạnh mẽ để quản lý sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và vận chuyển. Nó cho phép người dùng tạo và quản lý một số lượng lớn sản phẩm và danh mục, cung cấp giao diện thân thiện và linh hoạt để tùy chỉnh trang web.
Phù hợp với: Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử
5. Webflow
Webflow là một nền tảng thiết kế web chuyên nghiệp và tiện lợi. Với Webflow, bạn có thể tạo ra các trang web đẹp mắt mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn. Nó thường được sử dụng bởi các designer, developer và doanh nghiệp để xây dựng các trang web chất lượng cao.
Một trong những ưu điểm chính của Webflow là giao diện kéo và thả, cho phép bạn tạo và tùy chỉnh trang web một cách trực quan. Bạn có thể chọn từ một theme sẵn có hoặc tự sáng tạo giao diện của riêng mình.
Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế khi sử dụng Webflow. Vì nó yêu cầu một số kiến thức về HTML, CSS và thiết kế web, Webflow sẽ hơi khó dùng với những “tay ngang” không biết gì về thiết kế web.
Phù hợp với: Web designer và các agency
6. Ghost
Ghost là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) được thiết kế đặc biệt cho việc viết blog và xuất bản nội dung trực tuyến. Được xây dựng trên Node.js, Ghost có thiết kế đơn giản và tập trung vào trải nghiệm người dùng và việc tạo ra các trang web văn bản nhanh chóng và dễ dàng.
Một trong những ưu điểm của Ghost là tốc độ nhanh và hiệu suất cao, đặc biệt là trong việc xử lý các trang web văn bản. Tuy nhiên, Ghost không có nhiều tính năng như một số CMS khác nên nếu bạn muốn xây dựng một trang web phức tạp hoặc cần nhiều tính năng tùy chỉnh, nó có thể không phù hợp.
Phù hợp với: Blogger
7. Sitecore
Sitecore là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) và nền tảng kinh doanh kỹ thuật số mạnh mẽ. Sitecore cung cấp một loạt các công cụ và tính năng để quản lý nội dung, từ việc tạo và chỉnh sửa bài viết, hình ảnh đến quản lý các danh mục sản phẩm.
Một trong những điểm mạnh của Sitecore là khả năng quản lý nội dung đa kênh. Bạn có thể quản lý và phân phối nội dung qua các kênh khác nhau như trang web, ứng dụng di động và email marketing.
Sitecore cũng tích hợp với các công cụ phân tích và quản lý thống kê, giúp bạn theo dõi hiệu quả của các chiến dịch và tối ưu hóa trang web. Tuy nhiên, Sitecore là một hệ thống phức tạp và yêu cầu một quá trình học tập và làm quen để sử dụng hiệu quả.
Phù hợp với: Các doanh nghiệp thương mại thông thường
Lời kết
Bài viết trên đã giải thích cho bạn CMS là gì cũng như giới thiệu một số loại CMS thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng Miko Tech đã giúp bạn hiểu hơn về phần mềm CMS cũng như cách thức hoạt động của nó, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/