fbpx
Logo

7 Bước Lập Chiến Lược Content Từ Công Ty Công Nghệ Hàng Đầu

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Cho dù bạn mới bắt đầu với tiếp xúc với content marketing hay đã làm về nó trong một khoảng thời gian thì việc xem lại chiến lược content của bạn là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào chiến lược content là gì, tại sao doanh nghiệp của bạn cần có kế hoạch content và những bước bạn cần thực hiện để tạo chiến lược của mình.

Chiến lược content là gì?

Chiến lược content (chiến lược nội dung) là việc lên kế hoạch, sáng tạo, xuất bản và quản trị nội dung. Một chiến lược nội dung tuyệt vời sẽ giúp thu hút và kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh.

Chiến lược content
Chiến lược content liên quan đến việc sản xuất và phát hành content

Giả sử mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao nhận thức về thương hiệu. Để đạt được điều này, bạn có thể triển khai chiến lược nội dung tập trung vào SEO để tăng khả năng hiển thị của trang web trên SERP và hướng traffic đến các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Các chủ doanh nghiệp start-up có thể cho rằng chiến lược nội dung là không cần thiết ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc sản xuất nội dung chất lượng cao có thể là chìa khóa để xây dựng niềm tin với khách hàng mới và thành công lâu dài. Cùng với việc thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể tận dụng content marketing để hỗ trợ bán hàng và làm hài lòng khách hàng.

Xem thêm: Cách viết content thu hút: 15 công thức, 16 bí quyết đột phá

Vì sao cần có một chiến lược content?

Content marketing giúp các doanh nghiệp chuẩn bị và lập kế hoạch cho các nguồn traffic và khách hàng tiềm năng đáng tin cậy. Nếu bạn có thể tạo ra một bài viết có lượng truy cập tự nhiên ổn định, nó sẽ tiếp tục tạo ra khách hàng tiềm năng cho bạn rất lâu sau khi bạn xuất bản bài viết.

Nguồn traffic và khách hàng tiềm năng từ những nội dung mới mẻ và hữu ích sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi ứng dụng các chiến thuật marketing khác để tạo doanh thu. Ngoài ra, nội dung không chỉ giúp thu hút khách hàng tiềm năng mà còn tạo nhận thức về thương hiệu.

tác dụng của chiến lược content
Content có thể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

7 bước lập chiến lược content

Bạn cần đảm bảo rằng content luôn được cập nhật, có tính sáng tạo và hấp dẫn đối với khách hàng để tăng khả năng mua hàng của họ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch content cho năm tới hoặc cần một số ý tưởng mới để đưa vào kế hoạch của mình, đừng bỏ qua phần rất quan trọng sau đây.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về cách tạo một chiến lược content marketing. Bạn có tò mò cách mà cựu Trưởng phòng SEO của Hubspot đã xây dựng chiến lược nội dung?

Bước 1: Xác định mục tiêu

Mục tiêu của bạn khi phát triển một chiến lược nội dung là gì? Tại sao bạn muốn sản xuất nội dung và tạo một kế hoạch content marketing? Những câu hỏi này là mấu chốt để tạo ra một chiến lược nội dung hữu ích. Hãy xem xét các mục tiêu kinh doanh ở cấp độ cao, ghi chú từ các cuộc họp và phòng nhóm, sau đó thực hiện một số nghiên cứu độc lập để đảm bảo mục tiêu của bạn có sức mạnh lâu dài.

mục tiêu chiến lược content
Đặt mục tiêu luôn luôn là bước quan trọng nhất

Tổ chức các mục tiêu theo mức độ ưu tiên

Khi bạn có một danh sách các mục tiêu, hãy xếp hạng chúng từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Điều này có thể giúp bạn biết mục tiêu nào trong chiến lược của bạn là ngắn hạn và dài hạn. Bước này cũng giúp giải quyết các vấn đề về phân bổ tài nguyên trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Xác định mục tiêu

Mô hình SMART có thể là mô hình hữu ích giúp bạn xác định được các mục tiêu. Hơn hết là bạn cũng cần biến các mục tiêu to lớn trở nên cụ thể và khả thi hơn. Biết được mục tiêu là gì trước khi bắt đầu lập kế hoạch giúp bạn dễ dàng xác định điều gì là tốt nhất cho chiến lược của mình.

Bước 2: Nghiên cứu chân dung khách hàng

Để phát triển một chiến lược content thành công, bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu là ai hay còn gọi là phác họa chân dung khách hàng. Đây là một bước quan trọng trong giai đoạn lập chiến lược nội dung. Bạn không thể bán sản phẩm cho một người mà bạn chẳng biết thông tin gì về họ.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt đầu làm việc trong ngành marketing. Khi biết đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn có thể tạo ra nội dung có giá trị và phù hợp hơn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

nghiên cứu chân dung khách hàng
Khách hàng là đối tượng tiêu thụ nội dung

Thu thập dữ liệu và phân tích để tìm ra những điểm chung

Nếu bạn chưa có sẵn chân dung khách hàng, bạn sẽ cần phân tích dữ liệu để tìm ra đâu là đối tượng mà bạn muốn họ đọc nội dung của mình là thích chúng. Khi bạn phân tích các số liệu như nhân khẩu học và phương thức liên hệ, trước tiên hãy nhóm những khách hàng tiềm năng dựa theo những điểm chung. Sau đó, tiếp tục xem xét kỹ các nhóm này để tìm ra những điểm chung và phân nhóm nhỏ hơn.

Lọc ra chân dung khách hàng

Nếu bạn là một marketer có kinh nghiệm, mục tiêu của bạn có thể thay đổi theo từng thời điểm. Bạn muốn nhắm đến một nhóm đối tượng mới hoặc mở rộng thị trường mục tiêu hiện tại không? Bạn có muốn giữ nguyên nhóm đối tượng mục tiêu không?

Xem lại các chỉ số về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn bằng cách tiến hành nghiên cứu thị trường định kỳ mỗi năm là rất quan trọng để tăng lượng khách hàng của bạn. Việc cân nhắc lại các phân khúc khách hàng hiện tại có thể giúp ích trong việc phác họa chân dung khách hàng.

Bước 3: Audit nội dung

Ở giai đoạn đầu tiên, nhiều thương hiệu thường bắt đầu với các bài đăng trên blog hoặc các phương tiện truyền thông xã hội. Miko Tech khuyến khích rằng bạn nên thực hiện audit nội dung để đánh giá những nội dung có hiệu suất cao nhất và hiệu suất thấp nhất.

Bằng cách audit content, bạn sẽ biết được loại nội dung, định dạng hoặc topic nào tạo hứng thú với người dùng và đem lại kết quả tốt nhất. Từ đó bạn có thể loại bỏ những nội dung không phù hợp và tiết kiệm tài nguyên.

audit content
Audit nội dung là bước cần thiết

Tìm chủ đề và format nội dung phù hợp

Khi bạn review nội dung của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đã ghi lại tiêu đề trang, định dạng nội dung, số từ và tóm tắt nội dung. Việc này có thể giúp bạn tìm thấy những điểm cần cải thiện và chỉnh sửa.

Đánh giá chất lượng nội dung và mức độ liên quan

Tiếp theo, hãy phân tích chất lượng nội dung và liệu nội dung của bạn có phải là điều mà người xem có thể quan tâm hay không. Dù nội dung chất lượng nhưng không phù hợp với người xem thì cũng sẽ không mang lại kết quả.

Tìm kiếm cơ hội “tái sử dụng” nội dung

Có nhiều cách để tái sử dụng nội dung, chẳng hạn như tối ưu hóa nội dung trên các kênh khác ngoài website. Bạn có thể dùng những bài blog có hiệu suất tốt nhất trên website của mình và tạo thành video Youtube, ebook hoặc podcast và phân phối trên các nền tảng khác.

content formats
Cùng một nội dung có thể được phát hành dưới nhiều định dạng

Tạo ra luồng công việc cho content

Một cách khác để audit nội dung của bạn là xem xét quy trình sản xuất content của nhóm. Content workflow (Luồng công việc cho content) sẽ tác động đến cách mà bạn có những ý tưởng, bạn xuất bản những gì và chất lượng công việc của bạn.

Bạn có một quy trình làm việc mang tính chiến lược không hay quy trình làm việc của bạn được tạo ra dựa theo thói quen của cả nhóm? Quá trình audit luồng công việc có thể giúp bạn tìm ra những trở ngại có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất nội dung trong dài hạn.

Hãy audit content để tìm ra những gì mới bạn muốn làm trong năm tới và đặt ra những mục tiêu mới. Sau khi kiểm tra lại nội dung thì bạn cũng nên sắp xếp lại những mục tiêu đang thực hiện của nhóm và đảm bảo nó đi đúng hướng với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Bước 4: Lựa chọn CMS phù hợp

Một số công việc quan trọng trong quản lý nội dung bao gồm tạo ra nội dung, xuất bản nội dung và phân tích nội dung. Bạn có thể sẽ cần đến một CMS để tạo, quản lý và theo dõi nội dung của mình dễ dàng hơn.

các bước lập chiến lược content
Một CMS phù hợp giúp quán lý nội dung dễ dàng

Những yêu cầu cho CMS

Việc tìm CMS phù hợp cho có thể tiêu tốn một chút thời gian. Trước tiên, hãy nói chuyện với các thành viên trong team về quy trình làm việc hiện tại của họ và biết được những tính năng cần thiết nhất mà cả team sẽ cần đến. Sau đó, bạn có thể lựa chọn CMS dựa trên những nhu cầu đó kết hợp với những yếu tố phụ như dễ sử dụng, tùy chỉnh dễ và tối ưu chi phí.

Lựa chọn CMS phù hợp nhất

CMS cho phép người dùng tạo ra và quản lý các trang, bài viết, hình ảnh, video, tài liệu và nhiều loại nội dung khác. Một số CMS phổ biến là WordPress, Joomla, Drupal, Magento và Shopify. Hãy so sánh và tìm hiểu về ưu nhược điểm của từng CMS để đưa ra lựa chọn hợp lý hơn.

Quản trị nội dung

Khi bạn làm quen với CMS, hãy nhớ áp dụng mô hình quản trị nội dung. Mô hình quản trị nội dung là một khung quản lý được sử dụng để xác định các quy trình và quy định trong việc tạo, quản lý và phân phối nội dung trên một hệ thống, trang web hoặc nền tảng khác.

Nó sẽ giúp bạn đảm bảo rằng các nội dung xuất bản đều phù hợp với tiêu chuẩn và chính sách của doanh nghiệp. Khi khả năng hiển thị của nội dung tăng lên, mô hình quản trị nội dung cũng sẽ giúp bạn cập nhật và xóa những nội dung đã lỗi thời.

Content Governance Model
Ví dụ về mô hình quản trị nội dung – Content Governance Model

Bước 5: Xác định loại content bạn muốn tạo

Có rất nhiều loại nội dung mà bạn có thể tạo, từ nội dung văn bản như sách điện tử và bài đăng trên blog đến nội dung âm thanh như podcast. Chiến lược content tuyệt vời là sự cân bằng giữa việc ra quyết định, phân tích dữ liệu và chấp nhận rủi ro.

Xem lại chân dung khách hàng và mục tiêu

Bạn có thể cần sử dụng các loại nội dung khác nhau cho các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Hãy kết hợp xem xét cẩn thận các mục tiêu cuối cùng và những hành động mà bạn muốn mỗi nhóm khách hàng mục tiêu thực hiện. Tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu suy ngược lại những loại nội dung mà các nhóm đối tượng ưa chuộng.

Ví dụ: giả sử bạn đang cố gắng quyết định giữa việc viết blog hay phát hành podcast. Blog có thể mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, trong khi podcast rất phù hợp để xây dựng nhận thức về thương hiệu. Mục tiêu kinh doanh và khách hàng là hai yếu tố mang tính quyết định trong việc tìm ra điều gì là tốt nhất cho doanh nghiệp.

yêu cầu về content
Loại content phải phù hợp với khách hàng mục tiêu

Đánh giá tài nguyên hiện có

Để sản xuất nội dung hiệu quả, bạn cần xem xét những tài nguyên mà mình hiện có. Những câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn xác định được những tài nguyên nào là trọng yếu đối với sản xuất content và tập trung vào những gì quan trọng nhất:

  • Team bạn có bao nhiêu người?
  • Team của bạn có bao nhiêu thời gian để tạo nội dung?
  • Các thành viên có những kỹ năng gì?
  • Những loại nội dung nào bạn cần đào tạo thêm và bạn cần thuê ngoài những gì?
  • Ngân sách cho content của bạn là bao nhiêu?

Chọn chủ đề, định dạng và kênh phù hợp cho nội dung

Hãy dùng chân dung khách hàng ở bước trên và chọn ra một số chủ đề để tập trung sản xuất nội dung. Sau đó, dựa trên những chủ đề và khách hàng mục tiêu, hãy thu hẹp lại các kênh và định dạng phù hợp với nội dung.

Ví dụ: giả sử team của bạn đang khởi chạy một kênh video nhưng họ không có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể cân nhắc tạo Shorts (video ngắn) trước. Nhưng nếu những vị trí xếp hạng cao cho chủ đề đó thường là video dài hoặc podcast, bạn sẽ hy vọng khán giả chuyển sang xem định dạng nội dung hay bạn sẽ nhờ trợ giúp để tạo ra định dạng nội dung cạnh tranh cao?

Bước 6: Suy nghĩ ý tưởng cho nội dung

Tiếp theo, đã đến lúc lên ý tưởng cho dự án content tiếp theo của bạn. Dưới đây là một số công cụ có thể giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng hay ho:

1. Buzzsumo

Bạn muốn khám phá những nội dung phổ biến và có thêm ý tưởng nội dung? Công cụ nghiên cứu thị trường này có thể giúp ích trong việc khám phá những cơ hội để tương tác tốt hơn với khách hàng.

Buzzsumo có những tính năng như tìm kiếm những nội dung “nóng hổi” nhất dựa trên lượt chia sẻ trên website hoặc mạng xã hội và các chỉ số khác. Nó cũng có thể theo dõi những content mới nhất từ những đơn vị xuất bản hoặc nhà báo nổi tiếng trong ngành. Nhờ đó, bạn sẽ không bỏ lỡ những tin tức và xu hướng mới nhất.

Buzzsumo
Buzzsumo giúp tìm hiểu những chủ đề thịnh hành

2. Feedly

Feedly là một công cụ tuyệt vời để theo dõi các chủ đề đang trend trong ngành của bạn và tìm ý tưởng cho nội dung. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho phần mềm biết chủ đề nào bạn đang quan tâm và công cụ AI sẽ lo phần còn lại.

Bạn sẽ không cần phải lùng sục trên internet để tìm ý tưởng content mới. Thay vào đó, bạn có thể xem qua danh sách được lọc ra phù hợp với những chủ đề mình quan tâm được tổng hợp từ các trang tin tức, bản tin qua email và các phương tiện truyền thông xã hội.

feedly
Feedly cung cấp những chủ đề thú vị trong ngành

3. Blog Ideas Generator

Bạn có thể có được những ý tưởng viết blog trong cả năm với Blog Ideas Generator từ HubSpot. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập các chủ đề hoặc thuật ngữ mà bạn muốn viết và công cụ này sẽ thực hiện phần còn lại.

Blog Ideas Generator sẽ phân tích các tiêu đề và thẻ heading, đồng thời đưa ra phản hồi về độ dài, lựa chọn từ ngữ, ngữ pháp và lượng tìm kiếm từ khóa. Nếu bạn có ý tưởng trong đầu, hãy thử với một vài tiêu đề để xem cách bạn có thể làm cho ý tưởng đó mạnh mẽ hơn trong quá trình brainstorm.

Blog Ideas Generator Hubspot
Blog Ideas Generator cho bạn những ý tưởng content hay ho

Xếp hạng các ý tưởng

Quá trình suy nghĩ ý tưởng không nên bị giới hạn bởi bất cứ điều gì. Có thể khá hấp dẫn khi bạn bất chợt nảy ra ý tưởng và bắt tay vào tạo nội dung ngay lúc đó. Ngoài ra, hãy thử đưa ra những ý tưởng dù là điên rồ nhất và xem chúng sẽ dẫn bạn đến đâu. Hãy chia các ý tưởng thành các nhóm và sắp xếp chúng xung quanh một mục tiêu, một chủ đề hoặc một nhóm khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: giả sử chủ đề content của bạn là AI (trí tuệ nhân tạo). Một trong những ý tưởng có thể là nội dung viết về tạo hình ảnh bằng AI. Bạn có thể chia nhỏ ý tưởng này thành nhiều bài viết với các nội dung riêng biệt như: các công cụ tạo hình ảnh bằng AI, các prompt tạo hình ảnh cho công cụ AI hoặc cách chỉnh sửa hình ảnh có sẵn bằng AI.

Bước 7: Xuất bản và quản lý nội dung

Chiến lược content không chỉ bao gồm các loại nội dung bạn sẽ tạo mà còn bao gồm cách mà bạn sắp xếp nội dung của mình.

Tạo lịch content

Với sự trợ giúp của lịch content, bạn có thể quản lý được việc xuất bản nội dung đa dạng và cân bằng cho thư viện nội dung trên website. Đừng quên tạo lịch content cho các phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá và quản lý nội dung trên các kênh này.

lịch content
Tạo lịch content để sản xuất nội dung đúng hạn và trendy

Tối ưu hóa content

Một số nội dung sẽ có tính phù hợp với thời đại và luôn có người quan tâm đến nó dù thời gian trôi qua bao lâu. Tuy rằng tập trung vào những nội dung bền bỉ với thời gian là tốt nhưng bạn cũng không nên bỏ qua các chủ đề mang tính tức thời. Mặc dù chúng có thể không nằm trong chiến lược content ban đầu nhưng có thể giúp bạn tạo ra lượng truy cập đột biến.

Sẽ có những dịp lễ hoặc những ngày đặc biệt phổ biến mà ai cũng biết, ví dụ như lễ Giáng Sinh hay Valentine. Hầu hết các marketer sẽ làm content cho phù hợp với những ngày lễ này nhưng bạn không nhất thiết phải làm theo. Nếu có những ngày đặc biệt khác mà nhóm khách hàng mục tiêu của bạn có thể quan tâm thì hãy xuất bản nội dung trên blog hoặc kênh truyền thông xã hội.

Có một số ngày khá độc lạ mà bạn có thể tham khảo, ví dụ như:

  • 20/01: Ngày của những người yêu phô mai (Cheese Lovers Day)
  • 20/02: Ngày Yêu thú cưng (Love Your Pet Day)
  • 07/04: Ngày Sức khỏe Thế giới (World Health Day)
  • 28/05: Ngày Hamburger (Hamburger Day)
  • 08/06: Ngày của Bạn thân (Best Friends Day)
  • 21/06: Ngày hội âm nhạc (World Music Day)
  • 17/07: Ngày Emoji Thế giới (World Emoji Day)

Các chiến thuật SEO, quảng bá kênh chéo và chiến lược quảng bá cụ thể trên một kênh nào đó (ví dụ như chiến lược trên kênh truyền thông xã hội) cũng là những công việc quan trọng trong tối ưu hóa nội dung.

Tham khảo thêm bài viết sau để biết cách tạo ra một content đỉnh cao trên mạng xã hội: Social content là gì? Chiến lược tạo content social đỉnh cao

Theo dõi và phân tích hiệu suất content

Phân tích hiệu suất là bước cần thiết cho một chiến lược nội dung mạnh mẽ. Bạn cần lựa chọn các KPI như lưu lượng truy cập, mức độ tương tác, tăng trưởng tệp khách hàng tiềm năng hoặc tỷ lệ chuyển đổi để đo lường mức độ thành công của content.

theo dõi hiệu suất content
Đừng quên theo dõi hiệu suất sau khi phát hành hoặc tối ưu content

Thay đổi chiến lược content

Đối chiếu kết quả với các KPI đã đặt ra giúp đánh giá tính hiệu quả, xem xét những chiến lược thử nghiệm và đưa ra những thay đổi chiến lược. Phân tích này cũng có thể hữu ích khi bạn có một ý tưởng khá mạo hiểm và cần thuyết phục cấp trên hoặc các bên liên quan để thực hiện. Những con số và kết quả tích cực có thể hỗ trợ hiệu quả.

Lời kết

Bài viết trên đã cho bạn hiểu được vì sao cần có chiến lược content cũng như 7 bước lập chiến lược nội dung được ứng dụng bởi nhân sự cấp cao từ Hubspot – một trong những công ty nổi tiếng trong sản xuất phần mềm marketing, CMS và kinh doanh. Hy vọng những thông tin của Miko Tech có thể giúp bạn lập kế hoạch content dễ dàng hơn và đạt được mục tiêu của mình.

22.07.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!