Thuật ngữ insight trong marketing là gì và phương pháp nghiên cứu Insight như thế nào? Bằng việc áp dụng đúng Insight trong chiến lược tiếp thị, bạn có thể tối ưu hóa sự tương tác với khách hàng và đạt được kết quả vượt trội. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Insight trong marketing là gì?
Insight là khả năng hiểu sâu sắc về nguyên nhân đằng sau một hành động trong một ngữ cảnh cụ thể. Có thể là kết quả của việc tỉ mỉ khám phá bản chất nội tâm, tìm kiếm trong tâm trí của con người thông qua nghiên cứu hoặc trực giác.
Trong lĩnh vực marketing, Customer insight là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ những “bí mật” ẩn sâu trong tâm trí khách hàng có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
Insight luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi khách hàng. Tuy nhiên, tìm ra nó một cách chính xác là một thách thức đối với doanh nghiệp. Khách hàng thường cố ý hoặc vô tình giấu đi suy nghĩ thật sự của mình. Và đôi khi họ cũng chưa nhận ra insight của chính mình, cho đến khi nhận được sự gợi ý thích hợp.
Có nhiều dữ liệu có thể được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu insight khách hàng. Những con số không biết nói dối, và chúng có thể giải thích cho những xu hướng và hành vi của khách hàng.
Sau khi phân tích những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng của mình và đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả. Ngoài ra, việc nắm bắt được insight khách hàng cũng giúp doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Đọc thêm về: Hành vi khách hàng là gì? 5 bước nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng
Đặc điểm của Insight trong marketing
Sâu sắc
Insight khách hàng không phải là một sự thật hiển nhiên mà là một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó ẩn sâu trong nội tâm của mỗi khách hàng. Do đó, không dễ để đoán biết được insight khách hàng mà bạn cần phải nghiên cứu để thực sự hiểu khách hàng của mình.
Luôn đặt ra những câu hỏi “Tại sao?” là điều rất quan trọng để khám phá những yếu tố nào là động lực thúc đẩy cho hành vi mua hàng của họ.
Cần dữ liệu chính xác
Vì nghiên cứu insight khách hàng chủ yếu dựa trên những số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, muốn phân tích cuối cùng chính xác và hữu ích thì thông tin đầu vào, tức dữ liệu, phải chính xác thì mới có thể mang lại những kết luận và khám phá có giá trị.
Có tính chuyển đổi
Inssight trong marketing thường là những mong muốn không được nói ra của khách hàng và họ thậm chí không nhận thức được. Do đó, nếu bạn khám phá được insight khách hàng, bạn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ bằng cách khuyến khích khách hàng tương tác và hành động.
Insight mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Khi bạn biến insight thành hành động cụ thể, những mong muốn không được nói ra của khách hàng được đáp ứng và đồng thời doanh nghiệp cũng thu về được lợi nhuận.
Thay đổi liên tục
Một điều mà bạn cần biết là insight khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng sẽ thay đổi liên tục. Tùy theo những thời điểm nhất định mà xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi và bạn cần liên tục cập nhật dữ liệu để đưa ra phân tích và đánh giá chính xác nhất.
Phân biệt khái niệm insight và market research
Market research, hay còn gọi là “nghiên cứu thị trường” trong tiếng Việt, là quá trình nhận dạng, thu thập và phân tích thông tin về khách hàng và thị trường. Từ đó hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực marketing và các hoạt động kinh doanh khác.
Nhìn chung, Insight và market research đều tập trung vào việc thu thập và tìm hiểu thông tin về khách hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính giữa hai khái niệm này là:
- Market research chỉ trả lời câu hỏi về “ai” là khách hàng và thị trường của doanh nghiệp.
- Trong khi đó, insight giải thích “tại sao” khách hàng có những hành vi như vậy trên thị trường. Từ đó, insight cung cấp gợi ý và giải pháp cụ thể để thúc đẩy sự tương tác và sự gắn bó giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Những khó khăn, thách thức khi tìm kiếm insight khách hàng
Khi tìm kiếm insight khách hàng, bạn sẽ gặp những thử thách như sau:
- Việc thu thập và phân tích dữ liệu để tìm ra Insight khách hàng đòi hỏi chi phí đầu tư khá lớn. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Insight khách hàng được phân tích từ dữ liệu, do đó dữ liệu dùng để nghiên cứu buộc phải chính xác. Việc phân tích dữ liệu sai hoặc thu thập dữ liệu không đầy đủ có thể dẫn đến sai lầm trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh.
- Insight khách hàng đòi hỏi việc thu thập và phân tích dữ liệu liên tục, do đó nếu doanh nghiệp không cập nhật dữ liệu thường xuyên, phân tích sẽ không có giá trị và không mang lại hiệu quả.
- Insight khách hàng có thể bao gồm nhiều thông tin, tuy nhiên cần lựa chọn thông tin phù hợp và đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh dựa trên chúng.
- Việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân của khách hàng, do đó việc bảo mật thông tin là rất quan trọng. Nếu thông tin bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích có thể dẫn đến tổn thất uy tín và khách hàng của doanh nghiệp.
Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
Phương pháp phỏng vấn thấu hiểu
Phương pháp phỏng vấn thấu hiểu là một phiên bản nâng cấp của phỏng vấn định tính. Trong các buổi phỏng vấn này, người tham gia khảo sát và người phỏng vấn sẽ trò chuyện với nhau một cách thoải mái và chân thành.
Phương pháp này giúp khách hàng cảm thấy tự nhiên hơn, thoải mái hơn. Từ đó dễ dàng chia sẻ suy nghĩ thật sự của mình với người phỏng vấn.
Quan sát khách hàng trong cuộc sống hàng ngày
Ngoài việc tiến hành phỏng vấn và khảo sát, bạn cũng có thể quan sát khách hàng của mình trong các hoạt động hàng ngày. Từ cách ăn mặc, cách giải trí, làm việc đến sinh hoạt,… Từ đó có thể rút ra những phát hiện thú vị và quan trọng để tìm ra insight.
Quan sát hành vi người tiêu dùng
Người tiêu dùng đôi khi không chú ý đến hành vi mua hàng của mình tại các cửa hàng. Tuy nhiên, đó là điều mà bạn nên quan tâm và chú ý.
Các siêu thị và cửa hàng hiện nay thường sử dụng camera không chỉ để đảm bảo an ninh, mà còn để quan sát hành vi mua hàng. Từ đó hiểu rõ hơn về khách hàng một cách tự nhiên nhất.
Tham dự sự kiện/triển lãm thương mại
Sự kiện hoặc triển lãm thương mại là nơi có nhiều gian hàng của các thương hiệu khác nhau, có cả đối thủ của bạn. Bạn có thể tận dụng điều này để quan sát và tìm hiểu tại sao khách hàng chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ, và ngược lại.
Đo lường và đánh giá đối thủ cạnh tranh
Để đảm bảo rằng insight chiến lược marketing mà bạn triển khai là độc nhất, chưa từng có thương hiệu nào thực hiện, thì cần phải xem xét hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần tìm hiểu các chiến dịch hiện tại và trước đây mà họ đã triển khai, liệu chúng có trùng khớp với ý tưởng của bạn không. Nếu có thì hiệu quả đạt được như thế nào, từ đó có thể điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp nghiên cứu Insight khách hàng
Có cho mình một phương pháp nghiên cứu insight cụ thể sẽ giúp bạn biết được thứ tự những gì cần làm và giúp kiểm soát quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn. Nhìn chung, quá trình tìm hiểu insight khách hàng sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Nhiệm vụ đầu tiên trong việc tìm hiểu insight trong marketing là gì chính là việc thu thập dữ liệu. Trước hết, bạn cần xác định các kênh tiếp cận khách hàng và tổng hợp dữ liệu từ những kênh đó, bao gồm:
- Các kênh kỹ thuật số như trang web, mạng xã hội.
- Ứng dụng di động.
- Các kênh chăm sóc khách hàng.
- Điểm bán hàng.
Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu chính xác và đúng mục đích, bạn nên áp dụng quy tắc 5W-1H. Quy tắc này tập trung vào việc trả lời cho những câu hỏi Why (tại sao), When (khi nào), What (cái gì), Who (ai), Where (ở đâu) và How (làm thế nào).
Bước 2: Phân tích dữ liệu
Sau khi đã tổng hợp và thu thập dữ liệu cần thiết, bạn sẽ bắt đầu phân tích để tìm ra những thông tin quan trọng và phù hợp với mục đích của chiến dịch marketing. Nếu là kết quả phỏng vấn cá nhân hoặc định tính, bạn cần tìm ra những quan điểm và suy nghĩ của khách hàng.
Với khảo sát định lượng và mẫu lớn, bạn cần tìm ra những câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất để suy ra hành vi và suy nghĩ chung của đa số khách hàng. Dựa trên thông tin của số đông khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược để phù hợp với nhiều khách hàng nhất.
Bước 3: Hành động dựa trên dữ liệu phân tích
Đưa ra những quyết định dựa trên phân tích và kết luận về insight khách hàng là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của chiến dịch. Bạn cần sử dụng insight để tạo ra những ý tưởng marketing và thông điệp sáng tạo và khơi dậy những nhu cầu của khách hàng.
Từ đó, khi họ cảm thấy những mong muốn của mình được thấu hiểu và tìm thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp là giải pháp cho những mong muốn đó, họ sẽ quyết định mua hàng và đó là mục tiêu cuối cùng của việc tìm hiểu insight khách hàng.
Những câu hỏi thường gặp về insight trong marketing
Tại sao insight quan trọng trong marketing?
Insight giúp các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra chiến lược quảng cáo, sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.
Insight khác gì so với dữ liệu thông thường?
Dữ liệu là thông tin số liệu về khách hàng, trong khi insight là sự nhận thức sâu sắc và hiểu biết đằng sau dữ liệu, giúp giải thích tại sao khách hàng hành động như vậy.
Insight đóng vai trò gì trong phát triển sản phẩm?
Insight giúp xác định các tính năng và giá trị mà sản phẩm cần phải đáp ứng để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Insight có thay đổi theo thời gian không?
Trả lời: Đúng, insight có thể thay đổi do tình hình xã hội, kinh tế và xu hướng thị trường biến đổi.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu về Insight trong marketing là gì và phương pháp nghiên cứu Insight khách hàng hiệu quả. Hi vọng rằng bài viết trên của Miko Tech đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên SEO nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: TranTienDuy.com