Earned media là gì? Earned media đóng vai trò quan trọng ra sao với các doanh nghiệp? Trong môi trường tiếp thị hiện đại, sự tín nhiệm của người tiêu dùng trở thành một yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững. Và một trong những cách quan trọng để xây dựng sự tín nhiệm chính là thông qua Earned media. Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu về hình thức quảng cáo này nhé!
Earned media là gì?
Earned media là một thuật ngữ chỉ những quảng cáo về doanh nghiệp nhưng họ không trả phí hoặc trực tiếp tạo ra. Earned media (truyền thông kiếm được) là một phần trong 4 phần của mê hình PESO.
Hình thức truyền thông này thường được tạo ra bởi bên thứ ba và không có quyền kiểm soát. Earned media thường được lan truyền thông qua các kênh như báo chí, truyền hình, radio, blog, mạng xã hội và đánh giá từ người dùng. Earned media thường có tính chân thực và đáng tin cậy hơn so với hình thức tiếp thị truyền thống vì đó là những thông tin được bên thứ ba chủ động cung cấp.
Tầm quan trọng của Earned media
Điểm quan trọng nhất về earned media là nó được tạo ra và chia sẻ bởi người tiêu dùng, khách hàng hoặc các bên thứ ba. Những nội dung này thường dựa trên trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Earned media có ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của công ty vì nó được coi là xác thực và đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng tiềm năng.
Trong mắt của khách hàng tiềm năng, nếu một bên thứ ba khen ngợi sản phẩm của bạn và hành động đó không giúp họ có được lợi ích gì, điều đó lại càng đáng tin cậy hơn. Thay vì nhìn những hình ảnh quảng cáo hoặc video quảng bá do hãng công bố, người tiêu dùng muốn nhìn thấy sản phẩm một cách chân thực nhất. Đây cũng là lý do vì sao các reviewer luôn nhận được rất nhiều lượt theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Review Sản Phẩm Là Gì? Cách Viết Bài Review Ấn Tượng, Hấp Dẫn
10 loại Earned media trên thực tế
Bây giờ khi bạn đã hiểu được earned media là gì rồi thì hãy cùng xem xét kỹ hơn một số loại hình earned media trên thực tế:
1. Media coverage (được đưa tin)
Khi thương hiệu của bạn được nhắc đến trên báo, tạp chí, truyền thông kỹ thuật số hay radio, điều này sẽ tạo ra nhận thức và niềm tin của công chúng với thương hiệu của bạn. Đây là lúc quan hệ công chúng (PR) phát huy vai trò của mình. Thực tế, các thương hiệu có thể tiếp cận các nhà báo với các bản thông cáo báo chí, nghiên cứu độc quyền và nội dung liên quan khác để tăng cường nội dung earned media của họ.
2. Các trang review
Các trang đánh giá trực tuyến là nơi tạo ra earned media. Các nội dung đánh giá bên dưới các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay, Shopee, Lazada,… cũng là những nội dung rất giá trị. Những đánh giá tích cực có thể giúp khách hàng tiềm năng có thêm động lực để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Để có những đánh giá tích cực, không còn cách nào khác ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Social media mentions (được nhắc đến trên mạng xã hội)
Hầu hết earned media trên mạng xã hội đến từ những khách hàng trung thành hoặc những người hài lòng với dịch vụ của thương hiệu. Mặc dù bạn không thể kiểm soát được người dùng mạng xã hội sẽ đăng gì, hãy cho họ thứ gì đó mà họ có thể chia sẻ – chẳng hạn như bao bì đẹp mắt hoặc quà tặng kèm bất ngờ.
Bạn có thể quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội bằng cách sử dụng hashtag liên quan. Bằng cách chia sẻ lại những nội dung chia sẻ hoặc feedback của khách hàng, khách hàng có thể cảm thấy được trân trọng và tích cực feedback vào những lần sau. Hoặc, họ cũng có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho những người khác và giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới.
Xem thêm: Social Media Là Gì? Vai Trò Của Social Media Trong Marketing
4. UGC content (Nội dung do người dùng tạo ra)
UGC là viết tắt của “User-Generated Content”, hay còn gọi là nội dung do người dùng tạo ra. Đây là bất kỳ nội dung nào được tạo ra bởi người dùng mà không phải bởi thương hiệu.
Chẳng hạn, đó có thể là những bài viết đánh giá sản phẩm trên các kênh mạng xã hội của họ, blog cá nhân hoặc các trang review công cộng. Khi người dùng thấy những đánh giá tích cực từ những người khác, họ sẽ tin tưởng thương hiệu hơn.
Đọc tiếp: User Generated Content Là Gì? Cách Tối Ưu UGC Như Thế Nào?
5. Featured Snippet (trích đoạn công cụ tìm kiếm)
Featured snippet (đoạn trích nổi bật) là một loại snippet đặc biệt xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Featured snippet thường bao gồm một khung nội dung được trích xuất từ một trang web, cùng với tiêu đề và đường dẫn đến trang web đó.
Mặc dù về mặt kỹ thuật thì SEO không được tính là earned media, tuy nhiên đây vẫn là một ví dụ đáng nhắc đến. Bên cạnh đó, Featured Snippet là một trong những xu hướng SEO 2024 giúp doanh nghiệp định hình chiến lược thành công.
Cũng giống như các loại hình earned media khác, bạn không có cách nào đảm bảo rằng nội dung của mình sẽ xuất hiện trên featured snippet. Việc tạo nội dung chất lượng cao và thực hiện tối ưu hóa sẽ chỉ tăng cơ hội xuất hiện chứ không phải một biện pháp chắc chắn.
6. Giới thiệu truyền miệng (Word-of-mouth marketing)
Giới thiệu truyền miệng (Word-of-mouth) xảy ra khi những khách hàng hài lòng chia sẻ kinh nghiệm tích cực của họ về thương hiệu với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của họ. Bằng cách tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ trải nghiệm của mình với những người khác, bạn có thể tận dụng sức mạnh của giới thiệu truyền miệng để phát triển doanh nghiệp của mình.
7. Influencer shoutout (lời khen từ người có ảnh hưởng)
Influencer shoutout là một hình thức tiếp thị trong đó một người có ảnh hưởng (influencer) đề cập đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn trên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thông khác của họ. Hình thức này xảy ra khi một người có sức ảnh hưởng đề cập đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn trên mạng xã hội, phỏng vấn hoặc trên bất kỳ kênh cá nhân nào khác của họ.
Mặc dù các thương hiệu thường trả tiền cho các influencer để được xuất hiện trên trang cá nhân của họ, đôi khi các influencer có thể chủ động giới thiệu vì họ thích sản phẩm đó. Các thương hiệu có thể có được điều này nhờ việc gửi tặng họ những sản phẩm mới nhất của mình hoặc mời họ tham gia các sự kiện.
Khám phá: Influencer Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Influencer Và KOC/KOL
8. Xuất hiện trên truyền thông
Đôi khi, các thương hiệu lớn có thể chủ động tham gia các chương trình như podcast hoặc phỏng vấn. Những người đứng đầu doanh nghiệp hoặc trưởng các bộ phận có thể xuất hiện trên podcast, video, radio hoặc bất kỳ nền tảng nào khác. Nếu người đó nhận được sự quan tâm từ công chúng, thương hiệu của họ cũng sẽ được quan tâm hơn.
Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể để những nhân sự xuất sắc của mình chia sẻ chuyên môn của mình. Nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã thành công tăng earned media theo loại hình này bằng cách để các chuyên viên trang điểm hàng đầu của mình xuất hiện trong video hoặc hợp tác với các content creator trong lĩnh vực làm đẹp.
9. Chia sẻ nội dung
Khi có ai đó retweet bài đăng hoặc chia sẻ lại bất kỳ nội dung nào của bạn, bạn cũng đang thu được earned media. Các thương hiệu có thể khuyến khích người khác chia sẻ nội dung bằng cách thêm các nút chia sẻ vào trang sản phẩm và bài đăng trên blog. Hãy đảm bảo rằng mỗi nội dung đều có tùy chọn chia sẻ hoặc gửi liên kết đến các ứng dụng khác như Messenger, WhatsApp, Instagram… để tăng khả năng lan truyền.
10. Được đề cập tại các sự kiện
Khi thương hiệu hoặc sản phẩm xuất hiện trong các sự kiện, hội nghị, triển lãm, hoặc bất kỳ sự kiện nào khác mà không có chi phí trả tiền trực tiếp, sự chú ý và báo chí từ các phương tiện truyền thông có thể được coi là earned media. Tuy nhiên thông thường, để được nhắc đến tại các sự kiện hoặc hội nghị quan trọng thì bạn cần có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng tại sự kiện đó.
Ưu, nhược điểm của Earned media
Earned media là một loại quảng bá thương hiệu xuất phát từ bên thứ ba như cộng đồng mạng, khách hàng hoặc báo chí. Tuy nhiên, hình thức truyền thông này cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà bạn cần lưu ý:
Ưu điểm
- Xây dựng uy tín doanh nghiệp: Vì được tạo ra bởi người dùng hoặc bên thứ ba không liên quan đến doanh nghiệp, earned media có tính chân thực hơn so với các quảng cáo truyền thống. Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng hơn vào những ý kiến và đánh giá từ những nguồn ngoài doanh nghiệp.
- Không mất chi phí: Earned media không phải do doanh nghiệp tạo ra, do đó nó cũng không đòi hỏi bất kỳ khoản chi phí nào. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào sự chia sẻ tự nguyện từ người dùng hoặc sự quan tâm từ báo chí.
- Tăng độ nhận diện: Thông qua sự chia sẻ của người dùng hoặc báo chí, sản phẩm có thể nhận được nhiều sự quan tâm và lan truyền tự nhiên. Đặc biệt, nếu đối tượng chia sẻ là những KOL hoặc KOC thì thương hiệu sẽ càng được biết đến nhiều hơn.
- Tạo tương tác: Earned media thường kích thích sự tương tác của người tiêu dùng và cộng đồng. Khi người dùng chia sẻ hoặc bình luận về một thông điệp hoặc sản phẩm, nó tạo ra một môi trường thảo luận và giao tiếp tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Tích cực cho SEO: Các bài viết blog, bài viết báo chí hay chia sẻ lên mạng xã hội từ khách hàng có thể cung cấp backlink cho trang web của doanh nghiệp. Điều này có thể cải thiện vị trí của website trên các công cụ tìm kiếm và tăng khả năng tìm thấy của doanh nghiệp trên internet.
Nhược điểm
- Không thể kiểm soát: Earned media phụ thuộc vào tương tác của người tiêu dùng và cộng đồng. Điều này có nghĩa là bạn không thể kiểm soát hoàn toàn nội dung và thông điệp được chia sẻ, và không biết trước được phản hồi của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến những thông điệp tiêu cực hoặc không mong muốn được lan truyền.
- Khó đo lường hiệu quả: So với paid media, việc đo lường hiệu quả của earned media có thể khó khăn hơn. Đôi khi, việc định lượng và đánh giá giá trị thực sự của earned media có thể là một thách thức, đặc biệt khi không có các số liệu cụ thể và tiêu chí đo lường rõ ràng.
- Đòi hỏi đầu tư về chất lượng: Để tạo ra earned media, tốt nhất là bạn nên đầu tư vào chất lượng để người dùng cảm thấy hài lòng. Khi họ cảm thấy hài lòng, khả năng họ chia sẻ về thương hiệu với những người xung quanh là rất cao và sẽ giúp thu hút khách hàng mới.
Giới thiệu sơ lược về Paid Media, Owned Media và Shared Media
Bên cạnh Earned media thì 3 thuật ngữ khác cũng được nhắc đến là Paid media, Owned media và Shared Media.
- Paid media, hay còn được gọi là truyền thông trả phí, là những hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải trả tiền để đạt được. Hình thức này bao gồm quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng, quảng cáo tạp chí, quảng cáo trên bảng đèn, và các loại quảng cáo trả phí khác.
- Owned media, hay còn gọi là truyền thông sở hữu, là các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát. Owned media bao gồm website công ty, blog, trang mạng xã hội, email và nhiều hình thức khác. Những công cụ này cho phép doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tương tác trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, owned media đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức để duy trì.
- Shared media (hay còn gọi là Truyền thông chia sẻ) đề cập đến các hình thức truyền thông được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội và mạng xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Media Studies Là Gì? Tổng Quan Các Ngành Nghề Media Studies
- Media Relations Là Gì? Phân Biệt Media Relations Và Public Relations (PR)
- Media Exposure Là Gì? Tìm Hiểu Về Khái Niệm Media Exposure
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được Earned media là gì và những kiến thức liên quan đến loại hình truyền thông này. Trong kinh doanh, hình thức truyền thông này có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đo lường hiệu quả có thể không rõ ràng vì không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Mong rằng Miko Tech đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và hãy đón chờ những thông tin thú vị vào ngày mai nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…